Thứ Năm, 17/10/2024 11:00

WorldSteel dự báo nhu cầu thép giảm trong năm 2024, kỳ vọng tăng trưởng vào 2025

Năm 2024 đánh dấu một giai đoạn đầy thách thức đối với ngành thép toàn cầu. Theo báo cáo mới nhất từ Hiệp hội Thép Thế giới (WorldSteel), nhu cầu thép toàn cầu dự kiến sẽ suy giảm 0.9% trong năm nay, xuống còn 1.75 tỷ tấn. Con số này thể hiện một bước lùi đáng kể so với dự báo tăng trưởng 1.7% được đưa ra trước đó.

Còn vào năm 2025, nhu cầu thép toàn cầu được dự báo sẽ tăng 1.2% so với cùng kỳ năm trước, đạt 1.77 tỷ tấn, sau 3 năm suy giảm liên tiếp.

Tiến sĩ Martin Thüringer, Giám đốc điều hành Hiệp hội Thép Đức và Chủ tịch Ủy ban Kinh tế WorldSteel, đánh giá: "Năm 2024 là một năm đầy thử thách đối với ngành thép toàn cầu. Chúng ta chứng kiến sự suy giảm sức mua của người tiêu dùng, chính sách tiền tệ thắt chặt, và những bất ổn địa chính trị gia tăng. Đặc biệt, lĩnh vực xây dựng nhà ở đang phải đối mặt với điều kiện tài chính khắt khe và chi phí cao, góp phần làm trầm trọng thêm tình trạng nhu cầu thép ảm đạm”.

Việc điều chỉnh giảm dự báo là kết quả của những sự thay đổi ở Trung Quốc và hầu hết các nước phát triển lớn. Đồng thời, Ấn Độ được kỳ vọng sẽ duy trì đà phục hồi mạnh mẽ.

Trung Quốc, vốn là thị trường thép lớn nhất thế giới, dự kiến sẽ chứng kiến sự suy giảm 3% trong năm 2024 và tiếp tục giảm 1% vào năm 2025. Ngược lại, Ấn Độ nổi lên như một ngôi sao sáng, với dự báo tăng trưởng 8% mỗi năm trong giai đoạn 2024-2025, được thúc đẩy bởi nhu cầu mạnh mẽ từ các ngành công nghiệp sử dụng thép, đặc biệt là lĩnh vực cơ sở hạ tầng. Các nền kinh tế đang phát triển khác cũng cho thấy những dấu hiệu tích cực. Khu vực Trung Đông, Bắc Phi và ASEAN dự kiến sẽ chứng kiến sự phục hồi trong năm 2024 sau giai đoạn trì trệ 2022-2023.

Tuy nhiên, các nước phát triển như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Đức có thể phải đối mặt với sự suy giảm 2% trong năm 2024 trước khi có khả năng phục hồi 1.9% vào năm 2025.

Như Yuriy Ryzhenkov, Giám đốc điều hành Tập đoàn Metinvest, đã từng nhận định, thị trường thép toàn cầu đang trải qua giai đoạn suy thoái kéo dài nhất trong 20 năm qua. Thị trường thép đạt đỉnh chu kỳ vào cuối năm 2021 và đầu năm 2022. Sau đó, thị trường suy giảm do cuộc chiến bùng nổ ở Ukraine, khủng hoảng năng lượng trầm trọng hơn, gián đoạn chuỗi cung ứng và tình trạng bất ổn kinh tế trên toàn thế giới.

Ryzhenkov chỉ ra rằng các động thái cắt giảm lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (fed) và gói kích thích kinh tế gần đây của Trung Quốc có thể là chất xúc tác để đảo ngược xu hướng tiêu cực hiện tại của thị trường.

Vũ Hạo (Theo GMK)

FILI

Các tin tức khác

>   Malaysia khởi xướng điều tra chống bán phá giá với thép dây Việt Nam (17/10/2024)

>   Thị trường hàng hóa đón tín hiệu tích cực từ cam kết mới của Trung Quốc (14/10/2024)

>   Việt Nam vẫn nhập khẩu mạnh thép cuộn cán nóng trong tháng 9 (11/10/2024)

>   Thái Lan khởi xướng điều tra chống bán phá giá với thép không gỉ cán nguội Việt Nam (05/10/2024)

>   Canada ấn định ngày áp thuế với thép và nhôm Trung Quốc (04/10/2024)

>   Hòa Phát tăng giá bán thép HRC và thép xây dựng (04/10/2024)

>   Bối cảnh thách thức của ngành thép và ẩn số từ gói kích thích của Trung Quốc (03/10/2024)

>   Giá thép HRC tại Việt Nam tăng mạnh sau động thái từ Trung Quốc (01/10/2024)

>   Giá thép tương lai tại Trung Quốc tăng vọt 7% nhờ loạt chính sách kích thích (01/10/2024)

>   Rà soát cuối kỳ áp dụng chống bán phá giá thép cán nguội dạng cuộn từ Trung Quốc (01/10/2024)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật