Thứ Ba, 01/10/2024 14:56

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam dự kiến đầu tư 67,34 tỉ USD, hoàn thành năm 2035

Bộ GTVT đề xuất đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam dài khoảng 1.541 km, đường đôi, khổ 1.435 mm, điện khí hoá; tổng mức đầu tư khoảng 67,34 tỉ USD và dự kiến hoàn thành vào năm 2035.

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam dự kiến đầu tư 67,34 tỉ USD, hoàn thành năm 2035- Ảnh 1.

Bộ GTVT cho biết đề xuất đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam dài khoảng 1.541 km, đường đôi, khổ 1.435 mm, điện khí hoá; tổng mức đầu tư khoảng 67,34 tỉ USD (ảnh minh hoạ)

Ngày 1-10, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đã có thông tin chính thức về những nội dung chủ yếu trong dự án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.

Bộ GTVT cho biết thực hiện Kết luận số 49 ngày 28-2-2023 của Bộ Chính trị về định hướng phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Bộ đang trình cấp có thẩm quyền chủ trương đầu tư tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam ( gọi tắt là Dự án).

Về quá trình lập Dự án, hơn 18 năm qua, Bộ GTVT đã triển khai nhiều nghiên cứu với sự hỗ trợ của các tổ chức, tư vấn quốc tế, trong đó Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi (NCTKT) dự án năm 2010 đã được Bộ Chính trị tán thành chủ trương đầu tư, tuy nhiên chưa được cấp có thẩm quyền thông qua.

Căn cứ Kết luận số 49, Bộ GTVT đã tổ chức nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng, toàn diện, tổng hợp kinh nghiệm phát triển đường sắt tốc độ cao trên thế giới. Tổ chức đoàn công tác liên ngành khảo sát tại 6 quốc gia có hệ thống đường sắt tốc độ cao phát triển trên thế giới.

Tiếp thu ý kiến của các bộ, ngành, Hội đồng thẩm định nhà nước, Ban Kinh tế Trung ương, các Ủy ban Quốc hội, kết quả đoàn công tác của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ý kiến các tổ chức xã hội nghề nghiệp, các chuyên gia, nhà khoa học, Thường trực Chính phủ, Chính phủ để hoàn thiện hồ sơ Dự án.

Chỉ tính từ tháng 10-2023 đến nay, Bộ GTVT đã lấy ý kiến của 24 bộ, ngành tham gia Ban chỉ đạo, các Ban Đảng trung ương, các Ủy ban của Quốc hội… và nhận được sự cơ bản đồng thuận, thống nhất với phương án kiến nghị của Bộ GTVT…

Đến nay, Chính phủ đã họp và thống nhất phương án đầu tư, đầu tư tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam với tốc độ thiết kế 350 km/giờ, bảo đảm hiện đại, đồng bộ, phù hợp với xu thế phát triển trên thế giới theo đúng Kết luận số 49. 

Đầu tư toàn tuyến theo hình thức đầu tư công, tốc độ thiết kế 350 km/giờ

Theo Bộ GTVT, ngày 18-9-2024, Bộ Chính trị ban hành kết luận về chủ trương đầu tư Dự án, trong đó xác định đường sắt tốc độ cao là công trình có tính biểu tượng, ý nghĩa chiến lược, đặc biệt quan trọng về kinh tế, chính trị, xã hội, quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế. Thống nhất chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam với phương án đầu tư toàn tuyến theo hình thức đầu tư công, tốc độ thiết 350 km/giờ, vận chuyển hành khách, đáp ứng yêu cầu lưỡng dụng phục vụ quốc phòng, an ninh, có thể vận chuyển hàng hóa khi cần thiết. Đồng ý có cơ chế, chính sách đặc thù đặc biệt để huy động nguồn lực hợp pháp triển khai, rút ngắn tối đa tiến độ thực hiện.

Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII đã ban hành Nghị quyết số 55 ngày 20-9-2024, trong đó đã xác định: thống nhất chủ trương đầu tư toàn tuyến Dự án đường sắt tốc độ cao (350 km/giờ) trên trục Bắc - Nam.

Như vậy, quán triệt chủ trương của Đảng, Kết luận số 49 của Bộ Chính trị, ý kiến chỉ đạo của Chính phủ, dự án đã được nghiên cứu nghiêm túc, công phu, toàn diện, thận trọng và kỹ lưỡng trong thời gian dài với sự tham gia của nhiều chuyên gia, nhà khoa học, các cơ quan liên quan.

Về phương án kiến nghị, Bộ GTVT cho biết đề xuất đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam dài khoảng 1.541 km, đường đôi, khổ 1.435 mm,điện khí hoá; tổng mức đầu tư khoảng 67,34 tỉ USD. Suất đầu tư khoảng 43,7 triệu USD/km là mức trung bình so với một số nước khi quy đổi về thời điểm năm 2024.

Về tiến độ dự kiến, Bộ GTVT cho rằng căn cứ khả năng huy động nguồn lực và các giải pháp, chính sách đặc thù kèm theo, kiến nghị đầu tư toàn tuyến với tiến độ dự kiến:

Trình Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư tại Kỳ họp thứ 8 (tháng 10-2024). Đấu thầu lựa chọn tư vấn quốc tế, triển khai khảo sát, lập Báo cáo NCKT trong năm 2025-2026. 

Triển khai giải phóng mặt bằng, đấu thầu lựa chọn nhà thầu và khởi công cuối năm 2027. Phấn đấu hoàn thành xây dựng toàn tuyến năm 2035, sớm hơn 10 năm so với Kết luận số 49.

Bộ GTVT kiến nghị áp dụng hình thức đầu tư công, từ ngân sách trung ương bố trí theo các kỳ trung hạn, vốn góp của các địa phương, vốn huy động có chi phí thấp và ít ràng buộc. Trong quá trình xây dựng và vận hành, sẽ kêu gọi doanh nghiệp tham gia đầu tư các khu dịch vụ, thương mại tại các ga; đầu tư thêm phương tiện để khai thác khi có nhu cầu.

Văn Duẩn

Người lao động

Các tin tức khác

>   Đồng Nai duyệt nhiệm vụ quy hoạch 1/2000 khu đô thị - dịch vụ Long Thành hơn 2,000ha (01/10/2024)

>   Khởi công tuyến cao tốc 10,000 tỷ đồng tại Tây Bắc (29/09/2024)

>   Hơn 860 tỷ đồng mở rộng sân bay Cà Mau, đón 1 triệu khách/năm (28/09/2024)

>   Thêm khu công nghiệp 330ha tại Đồng Nai bị đưa ra khỏi quy hoạch (27/09/2024)

>   Phấn đấu hoàn thành toàn tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam trước năm 2045 (25/09/2024)

>   HHV sẽ góp 600 tỷ vào cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh giai đoạn 1 (25/09/2024)

>   TPHCM 'chốt' cuối quý 4 hoàn thành thi công, vận hành thương mại metro số 1 (25/09/2024)

>   Trình Quốc hội điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (24/09/2024)

>   Cuối năm 2025 phải hoàn thành Vành đai 4 qua Bắc Ninh (23/09/2024)

>   Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Đồng Nai tầm nhìn đến năm 2050 (20/09/2024)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật