Thứ Năm, 17/10/2024 11:11

BMSC báo lãi quý 3 tăng 12%, vay nợ tăng kéo chi phí tài chính tăng vọt

Theo báo cáo tài chính mới công bố, CTCP Chứng khoán Bảo Minh (BMSC, UPCoM: BMS) báo lãi quý 3 đạt gần 34 tỷ đồng, tăng 12%. Quy mô tài sản tới cuối quý 3 tăng mạnh so với đầu năm với nguồn tài trợ chủ yếu từ nợ vay và trái phiếu.

Kết quả kinh doanh quý 3 và 9 tháng đầu năm 2024 của BMS

Quý 3, hoạt động đầu tư tiếp tục là nguồn thu chính của BMSC, theo đó, tiền lãi từ tài sản tài chính ghi nhận qua lãi/lỗ (FVTPL) và lãi từ tài sản nắm giữ tới ngày đáo hạn (HTM) lần lượt ở mức gần 60 tỷ đồng và 12.2 tỷ đồng, chiếm gần 90% doanh thu hoạt động của Công ty.

So với cùng kỳ, lãi từ các tài sản FVTPL giảm 30%. Tuy vậy, phần lỗ tài sản FVTPL quý này giảm 60% so với cùng kỳ, chỉ ghi nhận ở mức 12.5 tỷ đồng. Trừ đi chi phí tự doanh, mảng tự doanh đạt kết quả tốt hơn so với cùng kỳ. Lãi gộp tự doanh quý 3 năm nay đạt 46 tỷ đồng, tăng nhẹ so với kết quả 43 tỷ đồng cùng kỳ.

Một điểm đáng chú ý khác trong hoạt động quý 3 của BMSC là doanh thu hoạt động môi giới tăng mạnh, gần 330%, đạt 6 tỷ đồng. Đồng thời, Công ty có lãi hơn 12 tỷ đồng từ tài sản HTM. Đây cũng là yếu tố giúp cải thiện hoạt động kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ.

Về phần chi phí, chi phí tài chính của Công ty tăng đột biến từ hơn 300 triệu đồng lên gần 15 tỷ đồng.

Tổng kết quý 3, lãi sau thuế của BMSC đạt gần 34 tỷ đồng, tăng 12%.

Lũy kế 9 tháng đầu năm, Công ty báo lãi sau thuế 66 tỷ đồng, giảm 50% do hoạt động tự doanh 9 tháng đầu năm kém hơn cùng kỳ.

Về quy mô tài sản, tới cuối quý 3/2024, tổng tài sản của BMSC đạt 1.78 ngàn tỷ đồng, tăng hơn 50% so với đầu năm. Với hoạt động tập trung chủ yếu vào mảng đầu tư, danh mục tài sản FVTPL và HTM chiếm vai trò chính trong cơ cấu tài sản của Công ty, lần lượt đạt 643 tỷ đồng và 560 tỷ đồng.

Tài sản FVTPL chủ yếu là cổ phiếu niêm yết (chiếm 65%) và cổ phiếu chưa niêm yết (chiếm gần 25%). Phần còn lại là trái phiếu Chính phủ.

Đối với mục HTM, Công ty đang nắm 560 tỷ đồng trái phiếu chưa niêm yết.

Cơ cấu tài sản FVTPL và HTM của BMSC
Nguồn: BMSC

Nợ phải trả của Công ty tăng mạnh so với đầu năm, lên tới hơn 916 tỷ đồng, gấp hơn 2 lần. Nguồn tăng đến từ việc tăng vay ngắn hạn và phát hành trái phiếu ngắn hạn (giá trị 410 tỷ đồng). Đây cũng là nguyên nhân chính khiến chi phí tài chính của Công ty tăng vọt.

Một điểm đáng chú ý trên bảng cân đối kế toán của Công ty là khoản trả trước cho người bán tăng mạnh lên hơn 450 tỷ đồng, từ mức chỉ hơn 430 triệu đồng đầu năm.

Quy mô tổng tài sản và nợ phải trả của BMSC

Yến Chi

FILI

Các tin tức khác

>   HND: Báo cáo tài chính quý 3/2024 (17/10/2024)

>   OIL: Nghị quyết Hội đồng quản trị (17/10/2024)

>   HLB: Đính chính Nghị quyết Hội đồng quản trị (17/10/2024)

>   HC3: Báo cáo tài chính quý 3/2024 (17/10/2024)

>   HC3: Báo cáo tài chính quý 3/2024 (công ty mẹ) (17/10/2024)

>   SBD: Báo cáo tài chính quý 2/2024 (17/10/2024)

>   HBH: Báo cáo tài chính quý 3/2024 (17/10/2024)

>   DMN: Ngày đăng ký cuối cùng Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2024 (17/10/2024)

>   PHH: Báo cáo tài chính quý 3/2024 (17/10/2024)

>   PHH: Báo cáo tài chính quý 3/2024 (công ty mẹ) (17/10/2024)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật