Báo cáo Hàng hóa quý 4/2024 (Kỳ 1): Rung lắc tại ngưỡng kháng cự quan trọng
Phân tích và nhận định xu hướng của các loại hàng hóa quan trọng và được cộng đồng đầu tư quan tâm, các phân tích dưới đây có thể phục vụ cho mục đích tham khảo trong ngắn hạn cũng như dài hạn.
Giá dầu: Giằng co trung hạn
Ở khung đồ thị tuần, giá dầu xuất hiện điểm giao cắt tử thần (Death Cross) giữa đường SMA 50 ngày và SMA 200 ngày. Đây là lần thứ hai kể từ khi tín hiệu này xuất hiện lần đầu tiên vào tháng 3/2020 và bước vào nhịp điều chỉnh mạnh ngay sau đó.
Bên cạnh đó, giá dầu vẫn đang test lại đỉnh cũ đã bị phá vỡ tháng 6/2018 (tương đương vùng 65-75 USD/thùng) trong bối cảnh chỉ báo MACD tiếp tục hướng đi xuống sau khi cho tín hiệu bán trước đó. Trong kịch bản thận trọng, nếu giá dầu tiếp tục xuyên thủng vùng hỗ trợ này thì rủi ro điều chỉnh sẽ tăng cao trong các phiên tới.
Thêm vào đó, giá dầu tiếp tục giằng co với các phiên tăng giảm đan xen trong bối cảnh chỉ báo ADX đang vận động trong vùng xám (20<ADX<25) cho thấy khả năng cao diễn biến đi ngang vẫn còn tiếp diễn trước khi bước vào một xu hướng rõ ràng hơn.
Giá dầu WTI trong giai đoạn 2018 - 2024 - Nguồn: TradingView
Đối với khung đồ thị ngày, giá dầu tiếp tục phá vỡ ngưỡng Fibonacci Projection 23.6% (tương đương vùng 70-72 USD/thùng). Điều này cho thấy rủi ro điều chỉnh ngắn hạn có thể sẽ tiếp diễn trong các phiên tới và mục tiêu giá (price target) tiềm năng tiếp theo sẽ là 64-66 USD/thùng.
Thêm vào đó, chỉ báo Stochastic Oscillator đang không ngừng hướng đi xuống sau khi cho tín hiệu bán trước đó. Điều này cho thấy sức mạnh của xu hướng điều chỉnh hiện tại đang được củng cố thêm.
Tóm lại, người viết dự kiến giá dầu có thể tiếp tục diễn biến giằng co trong trung hạn và nhịp điều chỉnh ngắn hạn vẫn sẽ tiếp diễn trong giai đoạn tới. Do đó, nhà đầu tư cần chú ý quan sát trong ngắn hạn, chỉ nên giải ngân thăm dò khi giá dầu cân bằng lại sau nhịp điều chỉnh trên.
Giá dầu WTI trong giai đoạn 2023 - 2024 - Nguồn: TradingView
Sugar: Rung lắc tại đỉnh cũ
Tại khung đồ thị tuần, giá đường đang test lại đỉnh cũ tháng 10/2016 và tháng 2/2024 (tương đương vùng 22-24 UScents/lb). Điều đó cho thấy yếu tố rung lắc và những vận động giằng co có thể tiếp diễn trong giai đoạn tới.
Mặt khác, giá đường vượt thành công đường Middle và tiếp tục bám sát dải trên (Upper Band) của Bollinger Bands. Điều đó cho thấy triển vọng phục hồi đang hiện hữu.
Giá đường trong giai đoạn 2016-2024 - Nguồn: TradingView
Ở khung đồ thị ngày, chỉ báo MACD tiếp tục hướng đi xuống và đang không ngừng mở rộng khoảng cách với đường Signal sau khi cho tín hiệu bán trước đó cho thấy triển vọng ngắn hạn đang dần kém sắc.
Bên cạnh đó, giá đường tiếp tục test ngưỡng Fibonacci Retracement 50% (tương đương vùng 22-24 UScents/lb) trong bối cảnh chỉ báo ADX đang dần suy yếu. Điều đó cho thấy diễn biến giằng co sẽ còn tiếp diễn trong các phiên tới.
Tuy nhiên, giá đường xuất hiện điểm giao cắt vàng (Golden Cross) giữa nhóm đường SMA 50 ngày và SMA 100 ngày. Trước đó tín hiệu tích cực này cũng từng xuất hiện vào tháng 11/2022, cho thấy triển vọng lạc quan trung hạn đang dần hiện hữu.
(*) Chú thích: 1 UScents/lb ≈ 22.046 USD/tấn; trong đó, 100 UScents = 1 USD và 1 tấn ≈ 2,204.623 lb.
Giá đường trong giai đoạn 2022 - 2024 - Nguồn: TradingView
Từ các tín hiệu trên, nhà đầu tư cần chú ý quan sát kỹ giai đoạn này và chỉ bắt đầu giải ngân mua mới khi giá đường chính thức vượt vùng 22-24 UScents/lb với các tín hiệu mua rõ ràng hơn.
Bộ phận Phân tích Kỹ thuật, Phòng Tư vấn Vietstock
FILI
|