Thứ Sáu, 13/09/2024 11:32

Trái ngược với thị trường, Fitch dự báo Fed sẽ giảm lãi suất từ từ

Theo một ghi chú của cơ quan xếp hạng tín nhiệm Fitch Ratings, chu kỳ nới lỏng của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ diễn ra "nhẹ nhàng" trong bối cảnh áp lực lạm phát vẫn dai dẳng.

Trong báo cáo triển vọng kinh tế toàn cầu tháng 9, Fitch dự báo mức cắt giảm 25 điểm cơ bản tại cuộc họp tháng 9 và tháng 12, trước khi cắt giảm tổng cộng 125 điểm cơ bản vào năm 2025 và 75 điểm cơ bản vào năm 2026.

Như vậy, Fitch dự báo Fed sẽ giảm lãi suất tổng cộng 250 điểm cơ bản trong 25 tháng. Cơ quan này nói thêm rằng nhìn lại quá khứ đến năm 1950, mức cắt giảm trung bình từ đỉnh đến đáy trong các chu kỳ nới lỏng trước đây của Fed là 470 điểm cơ bản, với thời gian trung bình là 8 tháng.

"Chúng tôi kỳ vọng Fed nới lỏng tương đối nhẹ nhàng vì áp lực lạm phát vẫn còn", trích từ báo cáo của Fitch. Hiện lạm phát CPI vẫn còn cao hơn mục tiêu lạm phát 2% được Fed đề ra.

Đáng chú ý, Fitch cảnh báo rằng sự suy giảm gần đây trong tỷ lệ lạm phát cơ bản chủ yếu do giá ô tô giảm, một xu hướng có thể không kéo dài. Điều này càng củng cố quan điểm rằng Fed cần duy trì sự thận trọng trong chính sách tiền tệ.

Trong tháng 8, lạm phát tiêu dùng ở Mỹ đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 2/2021.

Cụ thể, trong báo cáo tháng 8 của Bộ Lao động Mỹ, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 2.5% so với cùng kỳ, thấp hơn mức 2.6% dự kiến của Dow Jones và đạt mức tăng thấp nhất trong 3.5 năm. Trên cơ sở hàng tháng, CPI tăng 0.2% so với tháng 7.

CPI lõi, loại trừ giá thực phẩm và năng lượng biến động, tăng 0.3% so với tháng trước, cao hơn một chút so với dự báo 0.2%. Nếu so với cùng kỳ, CPI lõi tăng 3.2%, phù hợp với dự báo.

Kinh nghiệm từ cuộc chiến chống lạm phát 3.5 năm qua cũng là một yếu tố quan trọng. Fitch lưu ý rằng quá trình kiềm chế lạm phát đã mất nhiều thời gian hơn dự kiến, đồng thời cho thấy những khoảng trống trong hiểu biết của ngân hàng trung ương về động lực lạm phát.

Trung Quốc bồ câu, Nhật Bản diều hâu

Ở châu Á, Fitch kỳ vọng Trung Quốc sẽ tiếp tục cắt giảm lãi suất , chỉ ra rằng việc cắt giảm lãi suất của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) vào tháng 7 đã khiến các thành viên thị trường bất ngờ. PBOC đã cắt giảm lãi suất cơ chế cho vay trung hạn kỳ hạn 1 năm từ 2.5% xuống 2.3% trong tháng 7.

"Kỳ vọng cắt giảm lãi suất của Fed và sự suy yếu gần đây của đồng USD Mỹ đã mở ra một số không gian để PBOC tiếp tục cắt giảm lãi suất", Fitch cho biết và nói thêm rằng áp lực giảm phát đang trở nên ăn sâu ở Trung Quốc.

Fitch chỉ ra rằng "chỉ số giá sản xuất, giá xuất khẩu và giá nhà đều đang giảm và lợi suất trái phiếu cũng giảm. Lạm phát tiêu dùng lõi đã giảm xuống chỉ còn 0.3% và chúng tôi đã hạ dự báo CPI."

Hiện tại, họ kỳ vọng tỷ lệ lạm phát của Trung Quốc sẽ ở mức 0.5% trong năm 2024, giảm từ dự báo 0.8% trong báo cáo triển vọng tháng 6.

Cơ quan xếp hạng tín nhiệm này dự báo Trung Quốc sẽ giảm thêm 10 điểm cơ bản trong năm 2024 và thêm 20 điểm cơ bản trong năm 2025.

Mặt khác, Fitch lưu ý rằng "Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) đang đi ngược xu hướng nới lỏng chính sách toàn cầu và tăng lãi suất quyết liệt hơn chúng tôi dự đoán vào tháng 7. Điều này phản ánh niềm tin ngày càng tăng rằng lạm phát giờ đã ăn sâu vào tâm trí người tiêu dùng”.

Với lạm phát cơ bản vượt mục tiêu trong 23 tháng liên tiếp và xu hướng tăng lương tích cực, BOJ được kỳ vọng sẽ tiếp tục thắt chặt chính sách. Fitch dự đoán lãi suất chính sách của BOJ có thể đạt 1% vào cuối năm 2026, cao hơn dự đoán chung của thị trường.

Vũ Hạo (Theo CNBC)

FILI

Các tin tức khác

>   Ông Trump từ chối tranh luận lần hai với bà Harris (13/09/2024)

>   NHTW châu Âu tiếp tục hạ lãi suất (12/09/2024)

>   Chính phủ Mỹ lại đối diện nguy cơ đóng cửa do vấn đề ngân sách (12/09/2024)

>   Tín hiệu tích cực cho thị trường bất động sản Mỹ (12/09/2024)

>   Trump và Harris đấu khẩu nảy lửa về chính sách thương mại với Trung Quốc (12/09/2024)

>   Lạm phát Mỹ xuống thấp nhất kể từ năm 2021, mở đường cho đợt hạ lãi suất của Fed (11/09/2024)

>   Trung Quốc đối mặt vòng xoáy giảm phát: Liệu có lặp lại "thập kỷ mất mát" của Nhật Bản? (11/09/2024)

>   Fed giảm lãi suất, đồng USD vẫn có thể mạnh lên? (11/09/2024)

>   Trung Quốc thống trị chuỗi cung ứng năng lượng tái tạo toàn cầu (11/09/2024)

>   Khủng hoảng bất động sản Trung Quốc: 3 tháng triển khai giải pháp cứu nguy, kết quả vẫn mờ mịt (11/09/2024)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật