Thứ Ba, 17/09/2024 16:55

Nguồn cung căn hộ TPHCM và vùng phụ cận dự báo tăng trong 3 tháng cuối năm

Trong bản tin thị trường tháng 8/2024, DKRA Group (DKRA Consulting) đề cập đến sự phục hồi nhẹ của phân khúc căn hộ tại khu vực TPHCM, trong khi đó thị trường bất động sản Đà Nẵng vẫn tiếp tục trầm lắng.

Nguồn cung căn hộ tại TPHCM và vùng phụ cận dự báo tăng trong 3 tháng cuối năm

Nguồn cung căn hộ sơ cấp tại khu vực TPHCM và vùng phụ cận tháng 8 ghi nhận tăng nhẹ 1% so với tháng trước, các dự án tập trung chủ yếu tại khu vực TPHCM và Bình Dương khi lần lượt chiếm 58% và 37% tổng nguồn cung sơ cấp toàn thị trường.

Sức cầu thị trường tăng, lượng tiêu thụ sơ cấp đạt gần 800 căn, tăng 36% so với tháng trước. Phần lớn được ghi nhận từ các dự án đang triển khai bán hàng tại Bình Dương, chiếm 54% tổng lượng tiêu thụ sơ cấp toàn thị trường.

Mặt bằng giá bán sơ cấp lẫn thứ cấp không có nhiều biến động. Các giao dịch tập trung ở những dự án tầm trung có pháp lý hoàn thiện, tiến độ xây dựng nhanh chóng, với mức giá từ 45-60 triệu đồng/m2 tại TPHCM hay từ 30-35 triệu đồng/m2 tại Bình Dương.

DKRA Consulting cho rằng với việc nhiều dự án đang trong giai đoạn truyền thông chuẩn bị mở bán, nguồn cung mới trong tháng 9 và quý 4/2024 được kỳ vọng sẽ có những chuyển biến rõ nét.

Còn với phân khúc nhà phố/biệt thự, nguồn cung sơ cấp giảm nhẹ, mức giảm ghi nhận 8% so với tháng trước, trong đó khu vực Đồng Nai và TPHCM chiếm hơn 75% tổng nguồn cung sơ cấp của thị trường.

Sức cầu chung của thị trường vẫn ở mức thấp, lượng tiêu thụ chỉ đạt 5% trên tổng cung sơ cấp - giảm 48% so với tháng trước. Trong đó, tỉnh Bình Dương chiếm hơn 50% lượng tiêu thụ sơ cấp của thị trường.

Các giao dịch phân bổ chủ yếu ở nhóm sản phẩm có mức giá dưới 10 tỷ đồng/căn, được triển khai bởi chủ đầu tư có uy tín trên thị trường, đảm bảo pháp lý và tiến độ xây dựng. Mặt bằng giá sơ cấp tiếp tục xu hướng đi ngang so với thời điểm đầu năm, các chính sách kích cầu thị trường, hỗ trợ dòng tiền,… được các chủ đầu tư áp dụng rộng rãi nhằm tăng thanh khoản.

Thừa Thiên Huế khan hiếm nguồn cung căn hộ, đất nền

Tại khu vực Đà Nẵng và vùng phụ cận, nguồn cung căn hộ sơ cấp tăng 8% so với tháng trước, tập trung tại các quận thuộc Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế và Quảng Nam tiếp tục khan hiếm nguồn cung mở bán.

Lượng tiêu thụ sơ cấp cũng được cải thiện so với tháng trước, ghi nhận tăng 59% với khoảng 260 căn, phần lớn thuộc giai đoạn mở bán tiếp theo của một dự án tại quận Sơn Trà.

Mặt bằng giá bán sơ cấp lẫn thứ cấp tiếp tục không có nhiều biến động, các giao dịch thứ cấp tập trung ở các dự án đã bàn giao nhà, có pháp lý rõ ràng, thuận tiện di chuyển về trung tâm thành phố.

DKRA Consulting dự báo trong tháng tới, với việc một số chủ đầu tư đẩy mạnh công tác truyền thông chuẩn bị mở bán, nguồn cung mới có thể sẽ có những khởi sắc nhất định, tập trung tại khu vực quận Ngũ Hành Sơn.

Trong khi đó, nguồn cung sơ cấp phân khúc đất nền không có nhiều biến động so với tháng trước, các dự án tập trung chủ yếu ở Quảng Nam và Đà Nẵng. Khu vực Thừa Thiên Huế duy trì tình trạng khan hiếm nguồn cung.

Sức cầu chung của thị trường ở mức thấp, dao động trong khoảng 2%-15% trên tổng nguồn cung sơ cấp. Đà Nẵng dẫn đầu lượng tiêu thụ thị trường, tương ứng 71% tỷ trọng tiêu thụ sơ cấp. Giao dịch phân bổ chủ yếu ở nhóm sản phẩm hoàn thiện hạ tầng, pháp lý có mức giá trung bình dưới 50 triệu đồng/m2.

Mặt bằng giá sơ cấp ghi nhận mức giảm trung bình khoảng 10% so với thời điểm đầu năm. Các nhóm chính sách chiết khấu cho phương thức thanh toán bằng dòng vốn tự có, hỗ trợ ngân hàng,… Được áp dụng nhằm tăng thanh khoản.

DKRA Consulting đánh giá thị trường nhìn chung vẫn chưa đạt nhiều tín hiệu phục hồi rõ nét cả về nguồn cung và thanh khoản. Tuy nhiên, việc 03 luật bất động sản được thông qua vào đầu tháng 8/2024 được kỳ vọng mang lại nhiều điểm sáng cho thị trường trong thời gian tới.

Còn đối với phân khúc nhà phố/biệt thự, nguồn cung trong tháng 8/2024 ghi nhận giảm xấp xỉ 5% so với tháng trước nhưng tăng nhẹ khoảng 9% so với cùng kỳ năm. Đà Nẵng tiếp tục là địa phương dẫn dắt thị trường khi chiếm 48% tổng nguồn cung và chiếm 100% tổng lượng tiêu thụ sơ cấp trong tháng.

Sức cầu chung thị trường vẫn duy trì ở mức thấp và chỉ tương tương 3% so với tháng trước. Nhiều dự án đóng giỏ hàng để điều chỉnh chính sách bán hàng phù hợp cũng là nguyên nhân khiến thanh khoản thị trường trầm lắng trong tháng qua.

Mặt bằng giá bán sơ cấp có xu hướng đi ngang so với cùng kỳ. Các chính sách hỗ trợ ngân hàng, ưu đãi lãi suất, ân hạn nợ gốc,… vẫn được nhiều chủ đầu tư áp dụng rộng rãi. Trong khi đó, thị trường thứ cấp ghi nhận mức giá giảm 4%-8% so với giai đoạn cuối năm, mức giảm tập trung chủ yếu ở nhóm các dự án đã triển khai lâu năm, xây dựng chậm tiến độ và chưa có pháp lý hoàn thiện.

Thượng Ngọc

FILI

Các tin tức khác

>   ‘Phá giá’ 69,8 triệu đồng/m2, đất đấu giá Phúc Thọ lập đỉnh mới 75 triệu đồng/m2 (17/09/2024)

>   Sau vụ đấu giá bỏ cọc tràn lan, Thanh Oai đưa 58 lô đất từ 5,3 triệu/m2 lên sàn (17/09/2024)

>   Tháo gỡ vướng mắc các dự án, đất đai trong kết luận thanh-kiểm tra, bản án (16/09/2024)

>   Lập đỉnh 99,2 triệu/m2, Đan Phượng sắp đấu giá 26 lô đất khởi điểm 14 triệu/m2 (16/09/2024)

>   Hé lộ chiêu bài của giới đầu cơ đấu giá đất (16/09/2024)

>   Nhà giàu ôm đất, tràn lan khu đô thị 'ma', nên đánh thuế người có nhiều nhà đất? (14/09/2024)

>   Những vùng tối của khủng hoảng nhà ở (14/09/2024)

>   Bộ Xây dựng chỉ loạt ‘điểm nóng’ bất động sản giá tăng cao bất thường ở Hà Nội (11/09/2024)

>   Nhiều hệ lụy nếu không kiểm soát tình trạng đẩy giá đất lên cao bất thường (11/09/2024)

>   Đấu giá lại 4 lô đất 'vàng' ở Thủ Thiêm hai năm tới (09/09/2024)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật