Nghiên cứu đột phá công nghệ tạo ra điện mặt trời vào ban đêm
Các nhà nghiên cứu tạo ra một bước đột phá lớn trong công nghệ năng lượng tái tạo bằng cách sản xuất điện từ năng lượng mặt trời ban đêm.
Nghiên cứu từ Đại học UNSW (Australia) cho thấy, nhiệt hồng ngoại bức xạ của trái đất có thể được sử dụng để tạo ra điện, ngay cả sau khi mặt trời lặn, theo cách tương tự như trái đất nguội đi bằng cách bức xạ vào không gian lúc ban đêm.
Mặc dù lượng điện được tạo ra ở giai đoạn này rất nhỏ, ít hơn khoảng 100.000 lần so với lượng điện do tấm pin mặt trời, nhưng các nhà nghiên cứu tin rằng kết quả có thể được cải thiện trong tương lai.
Camera ảnh nhiệt làm nổi bật lượng nhiệt tỏa ra từ cảng Sydney. Ảnh: UNSW Sydney
|
Phó Giáo sư Ned Ekins-Daukes cho biết, năng lượng chiếu xuống trái đất vào ban ngày dưới dạng ánh sáng mặt trời và làm ấm hành tinh. Vào ban đêm, cùng mức năng lượng này bức xạ trở lại vào không gian dưới dạng ánh sáng hồng ngoại và có thể tạo ra điện bằng cách tận dụng quá trình này.
Theo Tiến sĩ Phoebe Pearce, khi có dòng năng lượng, có thể chuyển đổi thành các dạng khác nhau. Quá trình chuyển đổi trực tiếp ánh sáng mặt trời thành điện, do con người phát triển để chuyển đổi năng lượng mặt trời thành điện năng. Quá trình nhiệt bức xạ cũng tương tự, chuyển năng lượng trong tia hồng ngoại từ trái đất ấm vào vũ trụ lạnh.
Nhóm nghiên cứu đã chứng minh thiết bị bán dẫn có khả năng tạo ra điện từ việc phát ra ánh sáng hồng ngoại. Ảnh: UNSW Sydney
|
Quá trình chuyển hoá ánh sáng mặt trời thành điện năng.
|
Nhóm nghiên cứu tin rằng, công nghệ mới có thể có nhiều ứng dụng trong tương lai, giúp sản xuất điện theo những cách hiện không thể thực hiện được.
Theo Tiến sĩ Michael Nielsen, từ nghiên cứu tới thương mại hoá vẫn còn chặng đường dài, tuy nhiên mở ra giải pháp tạo ra điện từ mặt trời ban đêm.
Duy Anh
VietNamNet
|