TPBank - Từ lá cờ đầu về ngân hàng số đến công cuộc chuyển đổi xanh
TẬP SAN IR AWARDS 2024
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
Với vị thế lá cờ đầu trong cuộc cách mạng chuyển đổi số của ngành ngân hàng, Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank, HOSE: TPB) cũng tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ để xây dựng mô hình kinh doanh hiện đại, giúp gia tăng năng suất làm việc cũng như giảm thiểu các tác động tiêu cực tới môi trường, từ đó góp phần thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam phát triển bền vững.
Đóng vai trò huyết mạch của nền kinh tế khi là kênh cung ứng vốn quan trọng, ngành ngân hàng cũng có vai trò vô cùng quan trọng trong việc đẩy mạnh phát triển kinh tế mang tính bền vững, thông qua định hướng nguồn vốn cho các dự án xanh, góp phần giảm thiểu phát thải, bảo vệ môi trường. Chúng tôi đã có dịp trao đổi với ông Nguyễn Hưng - Tổng Giám đốc TPBank để hiểu rõ hơn về câu chuyện chuyển đổi xanh của Ngân hàng.
* Ngoài vị thế lá cờ đầu về chuyển đổi số thì vị thế chuyển đổi xanh của TPBank đang ở đâu, thưa ông?
Tổng Giám đốc Nguyễn Hưng: TPBank đã tiên phong và tích cực góp phần đẩy nhanh việc hiện thực hóa chiến lược tăng trưởng xanh của Việt Nam bằng các chương trình cấp vốn vay với giá ưu đãi, tạo điều kiện để khách hàng bổ sung vốn cho các mục đích đầu tư, kinh doanh, tiêu dùng cũng như tuân thủ định hướng của Ngân hàng Nhà nước trong việc phát triển tín dụng xanh, góp phần bảo vệ môi trường.
Điển hình như tháng 9/2023, Tổ chức phát triển tài chính Mỹ (DFC) thuộc Chính phủ Mỹ cam kết cung cấp khoản vay trị giá 100 triệu USD cho TPBank với kỳ hạn 7 năm. Khoản tín dụng sẽ được Ngân hàng hướng đến khách hàng cá nhân, doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam, trong đó có nhóm khách hàng nữ thu nhập thấp và các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ và lãnh đạo tại Việt Nam.
Không chỉ vậy, hàng loạt các gói tín dụng ưu đãi đặc biệt với hạn mức 2,000 tỷ đồng ưu tiên cho các doanh nghiệp phát triển xanh, doanh nghiệp xuất khẩu, doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ từ chương trình WSMEs (giảm thêm 0.2% so với mức ưu đãi) phối hợp cùng Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) cũng được triển khai đồng bộ trên các kênh.
* Ngân hàng hoàn thiện hệ sinh thái thanh toán và thúc đẩy phát triển bền vững ra sao, thưa ông?
TPBank tiếp tục hoàn thiện hệ sinh thái thanh toán, trở thành một trong những ngân hàng có hệ sinh thái trải nghiệm số toàn diện nhất khi mở rộng nền tảng thanh toán QR xuyên biên giới, tăng cường hệ thống xác thực bằng sinh trắc học tại mọi điểm chạm khách hàng, gia nhập các nền tảng thanh toán NFC mới, cùng hàng loạt các tính năng đậm chất công nghệ.
TPBank thu thập hàng ngàn điểm dữ liệu từ các nguồn dữ liệu có cấu trúc truyền thống và phi cấu trúc. Các dữ liệu đều có ý nghĩa khi khai thác đủ và phân tích đúng. Kết hợp giữa các mô hình dựa trên nguyên tắc và trí tuệ nhân tạo (AI), TPBank đã đưa ra một loạt các mô hình có thể phát hiện giao dịch cá độ, đánh bạc, phát hiện bất thường trên hành vi giao dịch của khách hàng, gian lận hồ sơ mở thẻ, phát hiện đáo thẻ tín dụng trên máy chấp nhận thanh toán, những giao dịch chuyển ngoại tệ bất thường, giao dịch rửa tiền…
Tháng 4/2022, TPBank chính thức trình làng Bio Center - hệ thống kho dữ liệu công dân và xác thực sinh trắc học tập trung do TPBank chủ động nghiên cứu và phát triển. Là nơi tập trung, cung cấp các thông tin liên quan đến dữ liệu sinh trắc học và dữ liệu dân cư, Bio Center trở thành hệ thống nền tảng, đóng vai trò chính yếu trong quá trình số hóa của TPBank, đặc biệt trong việc eKYC (xác thực danh tính) khách hàng.
TPBank cũng đưa autobot vào vận hành nhằm xử lý kịp thời khi phát hiện cảnh báo về giao dịch bất thường, đáng ngờ trên tài khoản.
Với các chủ shop nhỏ, TPBank cũng tiên phong triển khai phương thức thanh toán không tiếp xúc SoftPOS, biến điện thoại thành máy quẹt thẻ thông qua ứng dụng TPBank SoftPOS.
Từ giữa năm 2023, khách hàng sử dụng ứng dụng trên hệ điều hành iOS có thể dễ dàng ngay lập tức thêm thẻ ngân hàng TPBank vào ví Apple Pay, Google Wallet, hay Samsung Wallet. Đồng bộ tính năng mở thẻ ghi nợ ảo (virtual card) của TPBank thông qua ứng dụng ngân hàng hay tại LiveBank 24/7, TPBank đã hoàn thiện vòng tròn trải nghiệm xuyên suốt 100% online, duy nhất trên thị trường giúp khách hàng từ khi đăng ký mở thẻ đến khi có thể chi tiêu chỉ vài phút.
TPBank cũng tham gia vào việc phát triển ngân hàng mở (Open Banking) ngay ở giai đoạn đầu, sánh vai cùng nhóm đầu ngân hàng trên thế giới như DBS, OCBC (Singapore), Citibank (Mỹ)... Bằng việc lắng nghe và thấu hiểu về nhu cầu của khách hàng, TPBank đã thực hiện Open Banking và các giải pháp OpenAPI (Banking as a Service) từ giai đoạn 2018-2019.
* Xin ông cho biết một số kết quả đạt được khi TPBank triển khai các giải pháp này?
Tính đến hiện tại, TPBank là một trong những ngân hàng có tỷ lệ phủ dịch vụ kết nối ví lớn nhất tại Việt Nam với 12 ví điện tử và chiếm hơn 90% người sử dụng dịch vụ ví điện tử. Ngân hàng Tím sở hữu hệ sinh thái số đứng đầu 3 năm liên tiếp, theo Asian Banker.
Với các công nghệ mới được liên tục cho ra mắt, ứng dụng TPBank luôn đạt tỷ lệ khách hàng sử dụng thường xuyên cao (tăng 4 - 5 lần trong 5 năm qua). Hiện nay, 80% khách hàng mới của TPBank đều mở tài khoản qua kênh số. 98% các giao dịch của khách hàng tại TPBank đều qua kênh số.
TPBank đặt mục tiêu cao cả hơn: Nhân rộng tệp khách hàng, từ đó trở thành nhân tố quan trọng đóng góp vào đề án của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước là toàn bộ người dân Việt Nam sẽ được sử dụng các dịch vụ ngân hàng, trong đó 90% sẽ sử dụng các dịch vụ ngân hàng số. Điều này sẽ giúp khách hàng tiết kiệm được thời gian, công sức di chuyển, chi phí đi lại/rút tiền mặt… khiến cuộc sống của khách hàng dễ dàng hơn nhờ sự hỗ trợ của ngân hàng số.
* TPBank đã tài trợ bao nhiêu dự án xanh trong thời gian qua và các lĩnh vực Ngân hàng đang ưu tiên đầu tư là gì? Làm thế nào để Ngân hàng đảm bảo các dự án được tài trợ tuân thủ những tiêu chuẩn bền vững?
Thứ nhất, đối với tiêu chí đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường, các dự án phải tuân thủ quy định pháp luật về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững của quốc gia và quốc tế. Đó là những dự án đạt được các chứng nhận về môi trường như ISO 14001, LEED (Leadership in Energy and Environmental Design); hay các tiêu chuẩn quốc tế tương tự. Dự án cần chứng minh khả năng giảm phát thải CO2 và các khí nhà kính khác. Các dự án không làm tổn hại đến tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học, thậm chí góp phần bảo vệ và phục hồi chúng.
Thứ hai, TPBank quan tâm đến những dự án mang lại hiệu quả sử dụng cao, giảm thiểu lãng phí, sử dụng năng lượng tái tạo; ưu tiên các dự án ứng dụng và sản xuất năng lượng tái tạo như điện mặt trời, điện gió, năng lượng sinh khối; sử dụng và quản lý tài nguyên nước có hiệu quả, tránh lãng phí và ô nhiễm nguồn nước.
Thứ ba là tiêu chí về tác động tích cực đến yếu tố xã hội. Các dự án cần cung cấp cơ hội việc làm trong các ngành công nghiệp xanh và bền vững hoặc góp phần giảm thiểu bất bình đẳng giới và hỗ trợ những đối tượng yếu thế trong xã hội tiếp cận cơ hội tài chính (ví dụ như doanh nghiệp có phụ nữ làm chủ - WSME); hay những dự án có tác động tích cực đến cộng đồng, cải thiện chất lượng cuộc sống và sức khỏe của người dân.
Cuối cùng là tiêu chí đảm bảo khả năng tài chính và hiệu quả kinh tế. Những dự án xanh đó phải có tính khả thi về tài chính, có kế hoạch tài chính rõ ràng và minh bạch. Đi kèm với đó, không chỉ mang lại lợi ích kinh tế ngắn hạn mà còn bền vững và có lợi trong dài hạn.
Những tiêu chí này giúp TPBank đánh giá tính bền vững của dự án một cách toàn diện, đảm bảo rằng các khoản tín dụng xanh được cấp sẽ thực sự đóng góp vào sự phát triển bền vững và bảo vệ môi trường.
* TPBank có những biện pháp gì để giảm thiểu phát thải trong hoạt động nội bộ của Ngân hàng cũng như khuyến khích các sáng kiến đổi mới để tối ưu hóa quy trình? Đến nay, Ngân hàng đã công bố báo cáo phát triển bền vững nào chưa?
Nhằm giảm thiểu phát thải trong hoạt động nội bộ của Ngân hàng cũng như khuyến khích các sáng kiến đổi mới để tối ưu hóa quy trình, TPBank đã tích cực thực hiện nhiều hoạt động.
Trong đó TPBank triển khai các giải pháp công nghệ số nhằm tối ưu hóa quy trình làm việc và giảm thiểu tác động môi trường. Các ứng dụng ngân hàng điện tử và dịch vụ trực tuyến đã giúp Ngân hàng giảm việc sử dụng giấy và tiết kiệm năng lượng.
Đồng thời để tiết kiệm năng lượng và tài nguyên, Ngân hàng cũng sử dụng hệ thống chiếu sáng LED, tối ưu hóa hệ thống điều hòa không khí và triển khai các chương trình phân loại rác thải…
Đặc biệt, TPBank xây dựng văn hóa doanh nghiệp bền vững bằng cách tạo ra một môi trường làm việc thân thiện với môi trường và khuyến khích nhân viên tham gia vào các hoạt động bền vững. Các chương trình đào tạo về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững được tổ chức thường xuyên để nâng cao nhận thức và kỹ năng cho đội ngũ cán bộ nhân viên.
Để tối ưu hóa các hoạt động phát triển bền vững, TPBank đã thiết lập hệ thống quản trị rủi ro hiện đại, đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật và tiêu chuẩn quốc tế về môi trường và xã hội. Ngân hàng cũng tích hợp các yếu tố ESG (Environment - môi trường, Social - xã hội, Governance - quản trị doanh nghiệp) vào quy trình quản lý rủi ro truyền thống.
Trong năm nay, TPBank sẽ công bố báo cáo phát triển bền vững.
* So với các ngân hàng cùng quy mô hiện nay, TPBank làm gì để tạo lợi thế cạnh tranh nhằm củng cố thị phần cũng như gia tăng số lượng khách hàng?
Ở thời điểm 12 năm trước, TPBank đã được định hình rõ nét về con đường chiến lược - lấy công nghệ làm đòn bẩy tiên quyết. TPBank mạnh dạn đầu tư cho đội ngũ, ứng dụng loạt công nghệ mới vào trải nghiệm giao dịch của khách hàng và nội bộ. Tất các phương thức giao tiếp tài chính số của TPBank được khai thác tối đa. Đây cũng là khởi đầu cho sự bứt phá không ngừng của Ngân hàng về số lượng khách hàng.
TPBank đã ghi dấu ấn với loạt sản phẩm ấn tượng cho cả khách hàng cá nhân và doanh nghiệp. LiveBank 24/7 trở thành biểu tượng số của ngành Ngân hàng với sự tích hợp những công nghệ hiện đại nhất, đáp ứng 98% nhu cầu dịch vụ tài chính của khách hàng.
App TPBank là hình mẫu của ứng dụng ngân hàng số với một loạt những tính năng ấn tượng như ChatPay, VoicePay, Widget… hay những dòng sản phẩm thẻ độc đáo như Flash 2in1 với 40 thiết kế; những sản phẩm số cho khách hàng doanh nghiệp.
TPBank tiếp tục hoàn thiện công nghệ xác thực sinh trắc học bằng việc ra mắt trợ lý số eCM, giúp khách hàng có thể đến điểm giao dịch TPBank mà không cần giấy tờ.
Điều tạo nên sức hút cho TPBank còn đến từ những chiến dịch truyền thông và cách tiếp cận sáng tạo với khách hàng.
* Ông nhận thấy các đối tác ngoại đánh giá cao TPBank về điều gì? Lãnh đạo nhận thấy Ngân hàng cần cải thiện điều gì để nâng cao vị thế không chỉ trong nước mà còn trong khu vực và toàn cầu?
TPBank cũng là một trong những ngân hàng có bước chuyển mình vượt trội khi từng là đơn vị nhỏ nhất hệ thống "trở mình” trong công cuộc tái cơ cấu, vươn mình rực rỡ thành ngân hàng đứng trong top 5 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam với quy mô tài sản vượt 356,000 tỷ đồng, nền tảng tài chính vững mạnh, bền vững nhất trong số các ngân hàng nội địa.
Với lợi thế dẫn đầu trong cuộc cách mạng chuyển đổi số, TPBank sẽ tiếp tục phát huy thế mạnh vốn có và tiếp tục xây dựng đội ngũ nhân sự và hạ tầng công nghệ. Thách thức về chi phí đầu tư là không hề nhỏ. Bởi vậy, một khi đã triển khai, xác định cần dẫn đầu công nghệ. Chúng tôi kiên định vào mục tiêu và cải tiến liên tục để tìm ra những phương thức số hóa hiệu quả nhất, tối ưu nhất, đem lại những trải nghiệm mới, nâng tầm giá trị của những khách hàng đồng hành cùng chúng tôi.
Hàng loạt các sản phẩm dịch vụ số hóa nổi bật đã và đang được ngân hàng tiếp tục khai thác dựa trên các công nghệ hàng đầu như AI, Big Data, Machine Learning... ứng dụng mạnh mẽ và rộng rãi vào tất cả các dịch vụ ngân hàng cốt lõi: thanh toán, tín dụng, tiền gửi... Với hệ sinh thái đa dạng, kết nối với nhiều dịch vụ, Ngân hàng mang lại các trải nghiệm liền mạch và lợi ích cho người sử dụng trên không gian số. Sự kết nối giữa giải pháp tài chính số của TPBank và hệ sinh thái số toàn diện ở các lĩnh vực khác trong cuộc sống sẽ mang đến trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng trong xã hội số của tương lai.
* Theo ông, năm 2024, TPBank đối mặt với thách thức nào lớn nhất và Ngân hàng có kế hoạch hành động ra sao để vượt qua?
TPBank bước vào năm 2024 với tâm thế đón đầu thời cơ, san bằng thử thách, chinh phục đỉnh cao mới. Chúng tôi hiểu thị trường vẫn còn nhiều diễn biến khó khăn, TPBank sẽ tập trung vào việc quản lý chất lượng danh mục tín dụng, giám sát thu hồi nợ xấu nhằm giảm thiểu rủi ro thất thoát; tăng cường bán chéo sản phẩm, gia tăng thu nhập ngoài lãi; quản lý tốt bảng cân đối, hài hòa giữa các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn nhằm đảm bảo lợi nhuận tối ưu.
Ngân hàng tiếp tục đồng hành giảm lãi, hỗ trợ khách hàng và không ngừng gia tăng hàm lượng công nghệ để phục vụ khách hàng, vì mục tiêu phát triển một ngân hàng xanh trên nền tảng số toàn diện.
* Xin cảm ơn ông!
Hãy bình chọn Doanh nghiệp niêm yết có hoạt động IR tốt nhất năm 2024 cho TPBank từ ngày 01/08/2024 đến 14/08/2024 tại website của Chương trình IR Awards 2024 (ir.viestock.vn). |
Khang Di
Thiết kế: Tuấn Trần
FILI
|