Thứ Năm, 29/08/2024 10:02

Nợ vay của doanh nghiệp bất động sản tiếp tục phình to

6 tháng đầu năm nay, tổng nợ vay của các doanh nghiệp bất động sản đã công bố BCTC quý 2/2024 tăng 7%, lên hơn 491 ngàn tỷ đồng. Nếu so với thời điểm đầu năm 2020, nợ vay của các doanh nghiệp mảng này tăng tới gần 60%.

Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), tính đến 31/5/2024, dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh bất động sản (BĐS) lên hơn 1.2 triệu tỷ đồng, tăng gần 4% so với thời điểm 31/3.

Dư nợ tín dụng hoạt động kinh doanh BĐS tính đến 31/5/2024 (Đvt: tỷ đồng)
Nguồn: Bộ Xây dựng

NHNN cho biết, một trong những lĩnh vực cho vay chính của tăng trưởng tín dụng là BĐS thời gian qua giảm mạnh, nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp và người dân đều chậm lại vì giá nhà cao, chênh lệch lớn so với thu nhập của người dân trong bối cảnh kinh tế khó khăn.

Đối với thị trường trái phiếu doanh nghiệp, quý 2/2024, có 4 đợt phát hành trái phiếu ra công chúng, trị giá 2,500 tỷ đồng, chiếm gần 3% tổng giá trị phát hành; 84 đợt phát hành riêng lẻ trị giá 88,719 tỷ đồng, chiếm hơn 97%.

Trong đó, tổng giá trị phát hành trái phiếu của doanh nghiệp BĐS là 16,900 tỷ đồng, chiếm 19% tổng giá trị phát hành và gấp 2.6 lần cùng kỳ.

Mặt khác, giá trị trái phiếu sẽ đáo hạn trong nửa cuối năm nay rất lớn, lên tới 139,765 tỷ đồng; trong đó có 58,782 tỷ đồng là trái phiếu BĐS, chiếm 42%.

Nguồn: VBMA

Phần lớn nợ vay gia tăng

Theo thống kê từ VietstockFinance, 116 doanh nghiệp BĐS trên sàn chứng khoán (HOSE, HNX, UPCoM) đã công bố BCTC quý 2/2024 có tổng dư nợ vay tại ngày 30/6/2024 là hơn 491 ngàn tỷ đồng, tăng 7% so với đầu năm. Nếu so với đầu năm 2020, mức dư nợ vay này tăng tới gần 60%.

Nguồn: VietstockFinance

Trong đó, 4 doanh nghiệp đầu ngành cũng là những cái tên có nợ vay lớn nhất, gồm: Tập đoàn VINGROUP (HOSE: VIC) hơn 222.4 ngàn tỷ đồng, Vinhomes (HOSE: VHM) hơn 70.5 ngàn tỷ đồng, Novaland (HOSE: NVL) hơn 59.2 ngàn tỷ đồng và Becamex IDC (HOSE: BCM) gần 21.3 ngàn tỷ đồng. Chỉ tính riêng 4 ông lớn này đã chiếm tới 76% tổng nợ vay của nhóm doanh nghiệp BĐS trên sàn được thống kê.

Theo thống kê top 20 doanh nghiệp có dư nợ vay lớn nhất thị trường, chỉ có 7 doanh nghiệp giảm nợ vay, 13 cái tên tiếp tục tăng nợ sau nửa đầu năm. Trong nhóm 20 vừa nêu, dư nợ vay của CTCP Đầu tư Sài Gòn VRG (HOSE: SIP) tăng 81%, lên 3,043 tỷ đồng, chiếm 13% tổng tài sản. Nguyên nhân do SIP phát sinh thêm khoản vay dài hạn tại Vietcombank (VCB) hơn 780 tỷ đồng ngày 28/6, kỳ hạn 84 tháng, nhằm chi trả bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng để thực hiện dự án khu liên hợp công nghiệp - đô thị - dịch vụ Phước Đông Bời Lời (giai đoạn 3) và gần 600 tỷ đồng vay nợ ngắn hạn tại các ngân hàng khác.

Nợ vay của Nhà Khang Điền (HOSE: KDH) tăng 22%, lên 7,740 tỷ đồng, chiếm 27% tổng tài sản. KDH tăng vay dài hạn tại các ngân hàng từ hơn 4,900 tỷ đồng hồi đầu năm lên 6,070 tỷ đồng để tài trợ cho các dự án: khu nhà ở Bình Trưng Đông, khu trung tâm dân cư Tân Tạo - khu A và khu nhà ở Bình Hưng 11A.

Nguồn: VietstockFinance

Xét về mức tăng, ông trùm nhà ở xã hội - Địa Ốc Hoàng Quân (HOSE: HQC) tăng nhiều nhất khi nợ vay vào cuối tháng 6 tăng gấp 22 lần so với đầu năm, lên 1,370 tỷ đồng và chiếm 13% tổng tài sản. Sở dĩ có khoản tăng đột biến này là do HQC mua cổ phần và hợp nhất BCTC CTCP Đầu tư Thành phố Vàng (HQC sở hữu 98.04%) trong quý 1/2024.

Trong đó, gần 1.3 ngàn tỷ đồng là khoản vay dài hạn tại HDBank, gồm 340 tỷ đồng để thanh toán hợp đồng hợp tác kinh doanh và thi công xây dựng với CTCP Đầu tư Xây dựng Phát triển nhà Bảo Linh, gần 450 tỷ đồng để bổ sung vốn thực hiện dự án chung cư nhà ở xã hội thành phố vàng (Golden City) và 500 tỷ đồng góp vốn hợp tác kinh doanh với CTCP Tư vấn - Thương mại - Dịch vụ Địa ốc Hoàng Quân Mê Kông.

Nguồn: VietstockFinance

4 doanh nghiệp sạch nợ

Ở chiều ngược lại, 4 doanh nghiệp sạch nợ vay tại thời điểm 30/6/2024, gồm: Sonadezi Giang Điền (UPCoM: SZG), Đô thị Từ Liêm (HOSE: NTL), Xây dựng Số 3 Hải Phòng (UPCoM: HC3) và Xây dựng Công nghiệp và Dân dụng Dầu khí (UPCoM: PXI).

Ngoài ra, một số doanh nghiệp giảm mạnh dư nợ vay có thể kể đến như Tập đoàn Nam Mê Kông (HNX: VC3) giảm 71%, còn 121 tỷ đồng, chỉ chiếm 4% tổng tài sản; nợ vay của Khu Công nghiệp Nam Tân Uyên (UPCoM: NTC) còn khoảng 90%, giảm 67% so với đầu năm và chiếm 2% tổng tài sản. Hay Tập đoàn C.E.O (HNX: CEO) cũng giảm 32% nợ vay, còn 563 tỷ đồng, do Công ty trả nợ khoảng 300 tỷ đồng khoản vay ngắn hạn tại BIDV.

Nguồn: VietstockFinance

Tỷ lệ nợ vay trên tổng tài sản là một trong những chỉ số quan trọng để đánh giá sức khỏe tài chính của doanh nghiệp. Nếu nợ vay cao nhưng hoạt động không hiệu quả sẽ gánh thêm khoản lãi khổng lồ hàng năm, bào mòn lợi nhuận của doanh nghiệp.

Theo thống kê, tại ngày 30/6/2024, 3 cái tên có tỷ lệ nợ vay chiếm trên 50% tổng tài sản là Đầu tư Văn Phú - INVEST (HOSE: VPI), ghi nhận con số 6,219 tỷ đồng nợ vay, tăng 16% và chiếm 53% tổng tài sản.

Đầu tư và Xây dựng HUD4 (UPCoM: HU4) có hơn 400 tỷ đồng nợ vay, tăng 12% so với đầu năm và chiếm đến 52% tổng tài sản. Đây cũng là tỷ lệ của CTCP Đầu tư Phát triển Nhà và Đô Thị VINAHUD (UPCoM: VHD).

Nguồn: VietstockFinance

Chi phí lãi vay tăng mạnh

Tổng chi phí lãi vay của 116 doanh nghiệp BĐS trong quý 2/2024 ở mức 9,081 tỷ đồng, tăng 34% so với cùng kỳ năm 2023 và đang có xu hướng tăng dần đều qua các quý.

Nguồn: VietstockFinance

Với dư nợ cao nhất toàn ngành, VICVHM có chi phí lãi vay cao nhất, nhì lần lượt là hơn 5,490 tỷ đồng, tăng 54%, chiếm 61% chi phí tài chính và gần 1,465 tỷ đồng, tăng 87%, chiếm 60% chi phí tài chính.

Ông lớn khu công nghiệp Bình Dương (BCM) cũng tăng 39% chi phí lãi vay, lên 374 tỷ đồng và chiếm 100% chi phí tài chính.

Nguồn: VietstockFinance

Thanh Tú

FILI

Các tin tức khác

>   Chốt lời muộn Đá Hoàng Mai, RCC có tiếc? (27/08/2024)

>   PTB: BCTC Hợp nhất quý 2 năm 2024 (27/08/2024)

>   BCG: Nghị quyết HĐQT về việc thông qua góp vốn thành lập CTCP BCG Eco và cử người đại diện quản lý phần vốn góp tại CTCP BCG Eco (27/08/2024)

>   HSG: Báo cáo thay đổi sở hữu ngưỡng 1% của nhóm nhà đầu tư nước ngoài (27/08/2024)

>   AGG: Nghị quyết HĐQT về việc tăng vốn điều lệ và cập nhật điều lệ công ty (27/08/2024)

>   AGG: Nghị quyết HĐQT về việc đăng ký chứng khoán bổ sung và ĐK NYCK bổ sung (27/08/2024)

>   HOSE: Số liệu quản lý sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài 27/08/2024 (27/08/2024)

>   Trợ lý chứng khoán ảo Ensa của DNSE được vinh danh “Giải pháp AI đột phá lĩnh vực tài chính” (27/08/2024)

>   RCC: Nghị quyết Hội đồng quản trị (26/08/2024)

>   SVH: Đính chính Báo cáo tình hình quản trị công ty bán niên 2024 (26/08/2024)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật