Thứ Hai, 22/07/2024 13:02

Xử lý sau mua quan trọng hơn thời điểm mua

Bạn đã chuẩn bị rất kỹ, tính toán rất chi ly, phân tích rất nhiều để lựa chọn thời điểm vào lệnh. Nhưng tin tôi đi, 90% số lần bạn vào lệnh sẽ cảm thấy không hài lòng, không được như mong muốn kỳ vọng ban đầu.

Thế nhưng, điều đó có thực sự quan trọng không? Nếu không có gì đảm bảo rằng việc vào lệnh đúng thời điểm sẽ giúp bạn kiếm được bộn tiền và biến nó thành một deal thành công lớn. Ngược lại, nếu bạn vào lệnh không đúng thời điểm, điều đó không có nghĩa là bạn sẽ thất bại hoàn toàn trong deal đó.

Lý do chúng ta thường vào lệnh không như mong muốn

Chúng ta, những nhà đầu tư cá nhân, là con người bằng xương bằng thịt và quyết định của chúng ta chịu ảnh hưởng từ cả nhận thức tâm lý tới các yếu tố ngoại cảnh. Quyết định của chúng ta thường không phải là những quyết định tối ưu nhất, dẫn đến việc dễ vào lệnh sai.

Một ví dụ điển hình trong giai đoạn hiện tại của thị trường Việt Nam: Một nhà đầu tư theo trường phái không theo dõi thị trường nhiều, chủ yếu tập trung vào phán đoán sự vận động của thị trường theo sự thay đổi của chính sách vĩ mô. Nhà đầu tư khá chắc chắn về một cổ phiếu có cơ bản tốt với thị giá hấp dẫn và đã sẵn sàng vào lệnh. Nhưng sau khi vào lệnh, thị trường lao dốc. Nhà đầu tư tự hỏi mình đã sai ở đâu? Không, phân tích của nhà đầu tư có thể vẫn hợp lý nhưng thị trường luôn có những yếu tố bất định.

Chúng ta nên xử lý thế nào sau đó?

Cách chúng ta ứng xử sau khi vào lệnh mới là điều quan trọng. Theo một nghiên cứu của Brinson, Hood và Beebower năm 1986, khoảng 93.6% biến động của lợi nhuận danh mục đầu tư có thể được giải thích bởi quyết định phân bổ tài sản. Điều này có nghĩa chỉ 6.4% biến động của lợi nhuận danh mục phụ thuộc vào việc timing thị trường và lựa chọn cổ phiếu.

Thay vì tập trung vào 6.4%, hãy tập trung vào 93.6% còn lại bằng việc tránh tối đa những sai lầm khi cố gắng timing thị trường. Khi một lệnh mua đã được thực hiện, nếu ngay sau đó bạn nhận ra đó không phải là một lệnh mua tốt, điều tốt nhất bạn có thể làm là hạn chế thiệt hại có thể xảy ra bằng cách tránh những lỗi tâm lý và sai lầm nối tiếp sau:

- Tự tin quá mức (Overconfidence Bias): Quá tự tin vào khả năng của mình trong việc lựa chọn cổ phiếu hoặc dự đoán thị trường, dẫn đến việc đánh giá thấp rủi ro và đầu tư vào các tài sản không phù hợp.

- Tìm kiếm sự xác nhận (Confirmation Bias): Sau khi đã mua, nhà đầu tư bắt đầu tìm kiếm và ưu tiên diễn giải các thông tin mới theo cách xác nhận quan điểm của mình, đồng thời bỏ qua hoặc coi nhẹ các thông tin đối lập.

- Bảo thủ (Conservatism Bias): Từ việc quá tự tin và có sự thiên lệch trong việc xử lý thông tin đối lập, nhà đầu tư trở nên cố chấp, không chịu thay đổi hoặc điều chỉnh quyết định dù có bằng chứng mới cho thấy quyết định ban đầu là sai lầm.

- Tâm lý sợ lỗ (Loss Aversion Bias): Khi nhận ra sai lầm, nhà đầu tư bắt đầu cảm nhận nỗi đau của việc mất tiền nhưng có xu hướng tránh thừa nhận khoản lỗ, tiếp tục nắm giữ tài sản thua lỗ với hy vọng giá sẽ hồi phục. Điều này có thể dẫn đến hành động nguy hiểm như bình quân giá.

- Hiệu ứng chốt lời (Disposition Effect): Khi thiệt hại quá lớn, nhà đầu tư cá nhân thường chán nản và phó mặc. Tuy nhiên, nếu danh mục có sự cải thiện, nhà đầu tư lại chốt lời những cổ phiếu bắt đầu tăng giá và giữ lại những cổ phiếu giảm giá mạnh với hy vọng giá sẽ hồi phục. Việc bán tài sản tăng giá quá sớm có thể khiến nhà đầu tư bỏ lỡ các khoản lợi nhuận tiềm năng lớn hơn, đồng thời giữ lại các tài sản giảm giá quá lâu có thể dẫn đến tổn thất lớn hơn.

Bài học rút ra

Nhà đầu tư thường xác định được một lệnh mua là đúng hay sai chỉ trong thời gian ngắn sau khi thực hiện lệnh. Để tránh việc lệnh mua sai ảnh hưởng lớn tới danh mục, nhà đầu tư nên khoanh vùng thiệt hại có thể xảy ra đối với lệnh mua đó. Điều tốt nhất là không mua thêm trung bình giá, dừng lại và nghe ngóng xem sai lầm ở đâu, tránh những lỗi tâm lý dẫn tới chuỗi sai lầm nối tiếp. Hãy dành thời gian chăm chút cho những cổ phiếu đang tăng giá trong danh mục.

Việc vào lệnh đúng thời điểm không đảm bảo thành công. Điều quan trọng là cách bạn xử lý sau đó để tối thiểu hóa rủi ro và tối đa hóa lợi nhuận.

LH

FILI

Các tin tức khác

>   Tăng trưởng kinh tế và lợi nhuận từ đầu tư cổ phiếu (19/07/2024)

>   Nhà sáng lập Finhay: Quỹ đầu tư cần đại lý phân phối chuyên nghiệp để tập trung làm tốt công việc chính (17/07/2024)

>   Cá tính ảnh hưởng tới phong cách đầu tư của bạn như thế nào? (13/07/2024)

>   Làm thế nào để đầu tư định kỳ trở thành công cụ tối ưu? (09/07/2024)

>   Chiến lược đầu tư quý 3/2024: Khó thoát thế giằng co (09/07/2024)

>   Người phụ nữ bị mất hơn 10 tỷ đồng khi tham gia ‘quỹ’ đầu tư chứng khoán (06/07/2024)

>   Từ 230 triệu đến 8 tỷ USD: Khoản đầu tư vàng của Warren Buffett tại BYD (03/07/2024)

>   Vì sao chứng khoán thường biến động mạnh vào thứ Hai? (24/06/2024)

>   [Infographic] Lương của sếp công ty chứng khoán: Cao nhất hơn 14 tỷ đồng/năm (30/06/2024)

>   Vài suy nghĩ về quyền cổ đông (10/05/2024)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật