Thứ Ba, 30/07/2024 17:21

Vietstock Daily 31/07/2024: Tiếp tục bi quan

VN-Index giảm nhẹ và tiếp tục quá trình giằng co sau khi test lại đáy cũ đã bị phá vỡ vào tháng 6/2024 (tương đương vùng 1,240-1,250 điểm). Bên cạnh đó, khối lượng giao dịch tiếp tục duy trì dưới mức trung bình 20 ngày, cho thấy nhà đầu tư vẫn còn giữ tâm lý khá thận trọng. Hiện tại, chỉ báo MACD vẫn tiếp tục hướng xuống kể từ khi tín hiệu bán xuất hiện. Điều này cho thấy triển vọng ngắn hạn của chỉ số vẫn chưa có dấu hiệu lạc quan.

I. PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN CƠ SỞ NGÀY 30/07/2024

- Các chỉ số chính đều giảm điểm trong phiên giao dịch ngày 30/07/2024. Cụ thể, VN-Index giảm 0.12%, xuống mức 1,245.06 điểm. HNX-Index giảm 0.69%, về mức 235.87 điểm.

- Khối lượng khớp lệnh trên HOSE đạt hơn 602 triệu đơn vị, tăng 29.63% so với phiên hôm trước. Khối lượng khớp lệnh trên HNX tăng 21.98% so với phiên trước, đạt hơn 54 triệu đơn vị.

- Khối ngoại tiếp tục bán ròng trên sàn HOSE với giá trị hơn 253 tỷ đồng và bán ròng trên sàn HNX với giá trị hơn 29 tỷ đồng.

Giá trị giao dịch NĐTNN của HOSE, HNX và UPCOM theo ngày. Đvt: Tỷ đồng

Giá trị giao dịch ròng theo mã cổ phiếu. Đvt: Tỷ đồng

- Đà hồi phục của chỉ số đã bị chững lại trong phiên giao dịch ngày 30/07 trong bối cảnh thanh khoản tiếp tục có sự cải thiện. Thị trường giao dịch khá ảm đạm dưới mốc tham chiếu suốt phiên sáng. Đến phiên chiều, phe mua chỉ vừa lên tiếng giúp sắc xanh le lói đã bị áp lực bán nhanh chóng “đè bẹp”, thị trường lao dốc, có thời điểm giảm đến hơn 9 điểm. Tuy vậy, lực cầu sau đó cũng nhanh chóng nhập cuộc giúp thu hẹp đà giảm, kéo chỉ số lên lại gần mốc tham chiếu. Kết phiên, VN-Index giảm 1.54 điểm, về mức 1,245.06 điểm.

- Về mức độ ảnh hưởng, VHM, BIDFPT là những cổ phiếu tác động tiêu cực nhất đến VN-Index khi khiến chỉ số giảm hơn 1.1 điểm. Ở chiều ngược lại, VIC, MBBMWG là những mã tích cực nhất giúp thị trường tránh khỏi đà giảm mạnh với đóng góp hơn 1.4 điểm tăng.

- VN30-Index kết thúc phiên tăng 2.09 điểm, tương đương 0.16%, lên mức 1,287.82 điểm. Tuy chỉ số giữ được sắc xanh nhưng phe bán vẫn giành được ưu thế với 16 mã giảm, 11 mã tăng và 3 mã đứng giá. Trong đó, MBB, MWGVIC là những cổ phiếu tăng nhiều nhất trong rổ với mức tăng lần lượt là 1.7%, 1.6% và 1.4%. Ở chiều ngược lại, POWPLX là 2 mã có diễn biến tiêu cực nhất khi giảm 1.5%.

Xét về nhóm ngành, hầu hết các ngành đều bị sắc đỏ chi phối. Trong đó, năng lượng là nhóm xếp cuối bảng với mức giảm 1.68%. Ảnh hưởng chủ yếu bởi các cổ phiếu dầu khí như BSR (-1.82%), PVD (-1.26%), PVS (-1.21%), PVC (-1.44%)…

Nhóm công nghệ thông tin cũng có phiên giao dịch không mấy khả quan khi giảm 0.85%. “Anh lớn” đầu ngành FPT là tác nhân ảnh hưởng nhiều nhất với mức giảm 0.78%, theo sau là các cổ phiếu CMG (-2.12%), ITD (-2.44%), HPT (-4.76%),…

Ngược lại, ngành dịch vụ viễn thông tiếp tục là điểm sáng khi là một trong hai ngành duy nhất đi ngược xu hướng chung, tăng mạnh nhất thị trường với mức 2.31%. Ngành còn lại là tiêu dùng không thiết yếu tăng nhẹ 0.05%.

VN-Index giảm nhẹ và tiếp tục quá trình giằng co sau khi test lại đáy cũ đã bị phá vỡ tháng 6/2024 (tương đương vùng 1,240-1,250 điểm). Bên cạnh đó, khối lượng giao dịch tiếp tục duy trì dưới mức trung bình 20 ngày cho thấy nhà đầu tư vẫn còn giữ tâm lý khá thận trọng. Hiện tại, chỉ báo MACD vẫn tiếp tục hướng xuống kể từ khi tín hiệu bán xuất hiện. Điều này cho thấy triển vọng ngắn hạn của chỉ số vẫn chưa có dấu hiệu lạc quan.

II. PHÂN TÍCH XU HƯỚNG VÀ DAO ĐỘNG GIÁ

VN-Index - Test lại đáy cũ đã bị phá vỡ tháng 6/2024

VN-Index giảm nhẹ và tiếp tục xu hướng giằng co sau khi test lại đáy cũ đã bị phá vỡ tháng 6/2024 (tương đương vùng 1,240-1,250 điểm). Bên cạnh đó, khối lượng giao dịch tiếp tục duy trì dưới mức trung bình 20 ngày cho thấy nhà đầu tư vẫn còn giữ tâm lý khá thận trọng.

Hiện tại, chỉ báo MACD vẫn tiếp tục hướng xuống kể từ khi tín hiệu bán xuất hiện. Điều này cho thấy triển vọng ngắn hạn của chỉ số vẫn chưa có dấu hiệu lạc quan.

HNX-Index - Chỉ báo MACD vẫn duy trì tín hiệu bán

HNX-Index quay lại giảm điểm trong bối cảnh chỉ báo MACD tiếp tục hướng xuống kể từ khi cho tín hiệu bán, qua đó báo hiệu rủi ro điều chỉnh là vẫn còn.

Ngoài ra, chỉ số tiếp tục nằm dưới đường Middle của Bollinger Bands kèm theo khối lượng giao dịch vẫn nằm dưới mức trung bình 20 ngày. Điều này phản ánh triển vọng ngắn hạn của chỉ số vẫn chưa có dấu hiệu lạc quan.

Phân tích Dòng tiền

Biến động của dòng tiền thông minh: Chỉ báo Negative Volume Index của VN-Index cắt xuống dưới đường EMA 20 ngày. Nếu trạng thái này tiếp tục trong phiên tới thì rủi ro sụt giảm bất ngờ (thrust down) sẽ tăng cao.

Biến động của dòng tiền từ khối ngoại: Khối ngoại tiếp tục bán ròng trong phiên giao dịch ngày 30/07/2024. Nếu nhà đầu tư nước ngoài duy trì hành động này trong những phiên tới thì tình hình sẽ bi quan hơn.

III. THỐNG KÊ THỊ TRƯỜNG NGÀY 30/07/2024

Bộ phận Phân tích Kinh tế & Chiến lược Thị trường, Phòng Tư vấn Vietstock

FILI

Các tin tức khác

>   Chứng khoán phái sinh ngày 31/07/2024: Tâm lý phân vân đang hiện hữu (30/07/2024)

>   Thị trường chứng quyền 31/07/2024: Tâm lý nhà đầu tư chưa thể lạc quan (30/07/2024)

>   Nhịp đập Thị trường 30/07: Phiên chiều sóng gió, VN-Index cán mốc gần tham chiếu (30/07/2024)

>   Vietstock Daily 30/07/2024: Triển vọng ngắn hạn chưa thể lạc quan (29/07/2024)

>   Thị trường chứng quyền 30/07/2024: Diễn biến phân hóa kéo dài (29/07/2024)

>   Chứng khoán phái sinh ngày 30/07/2024: Khối ngoại tiếp tục mua ròng (29/07/2024)

>   Nhịp đập Thị trường 29/07: Nhóm dịch vụ viễn thông bứt phá mạnh (29/07/2024)

>   Vietstock Weekly 29/07-02/08/2024: Triển vọng ngắn hạn chưa thể lạc quan (28/07/2024)

>   Thị trường chứng quyền tuần 29/07-02/08/2024: Tâm lý nhà đầu tư đang dần cải thiện (28/07/2024)

>   Chứng khoán Tuần 22-26/07/2024: Tăng trong thận trọng (26/07/2024)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật