Thứ Năm, 18/07/2024 15:12

Nhịp đập Thị trường 18/07: Cổ phiếu trụ “lên tiếng”, thị trường “thoát nạn”

Thị trường chứng khoán Việt Nam trải qua một phiên giao dịch đầy khó khăn, có lúc giảm về hơn 12 điểm về dưới mốc 1,257, nhưng đã thành “đặc sản” của những phiên đáo hạn phái sinh, thị trường bất ngờ quay đầu để đóng cửa trong sắc xanh.

Kết phiên 18/07, sắc xanh hiện diện trên cả 3 sàn, trong đó VN-Index tăng 5.78 điểm, đạt 1,274.44 điểm; HNX tăng 1.59 điểm, đạt 242.49 điểm và UPCoM tăng 0.34 điểm, đạt 97.61 điểm.

Nhiều cổ phiếu “trụ” bứt tốc từ sau 14h giờ và đóng góp vào đà phục hồi mạnh mẽ của VN-Index, điển hình như PLX, BID, CTG, MWG

Động lực tăng điểm còn đến từ động thái mua ròng của khối ngoại, giá trị hơn 1,117 tỷ đồng, trong đó mua mạnh mẽ nhất đối với HDB hơn 495 tỷ đồng, tiếp đến là STB gần 345 tỷ đồng. Ngoài ra, còn có 4 cổ phiếu khác cũng được mua ròng hàng trăm tỷ là ACV, SAB, MWGSCS.

Ở chiều ngược lại, FPTMSN là 2 cổ phiếu bị bán ròng mạnh nhất, lần lượt gần 335 tỷ đồng và hơn 122 tỷ đồng.

Đáng nói, động thái đẩy mạnh mua ròng của khối ngoại chỉ xảy ra trong phiên chiều, trong khi vẫn bán ròng trong phiên sáng.

Cùng với những chuyển biến tích cực của thị trường, số lượng ngành tăng điểm cũng bứt lên và tạo thế áp đảo. Theo dữ liệu của VS-SECTOR, có đến 21/25 ngành tăng điểm hôm nay, mạnh mẽ nhất là bán buôn tăng 3.75% với các động lực đến từ PLX tăng 5.56%, DGW tăng 2.34%, PET tăng 4.69%...

Bên cạnh đó, có hàng loạt nhóm ngành tăng trên 1% như nông - lâm - ngư, cao su, bán lẻ, sản xuất nhựa - hóa chất, chế biến thủy sản, thiết bị điện, bảo hiểm, khai khoáng, dịch vụ tư vấn hỗ trợ.

14h10: Thị trường rơi điểm nhanh chóng, khối ngoại quay đầu mua ròng

Diễn biến giằng co tiếp nối trong khoảng thời gian đầu phiên chiều, tuy nhiên sau đó nhanh chóng giảm mạnh và không có lực đỡ từ sau 13h40. Tính đến 14h00, VN-Index đang giảm 10.25 điểm về mức 1,258.41; HNX giảm 1.58 điểm về mức 239.32; UPCoM giảm 0.85 điểm về mức 96.43.

Sắc đỏ lan tỏa trên thị trường với 528 mã đỏ, 15 mã sàn trong khi chỉ có 192 mã xanh và 15 mã trần. Xét theo nhóm ngành, hiện chỉ còn nhóm cao su, bán buôn và chế biến thủy sản còn giữ được sắc xanh, còn lại đều giảm điểm, thậm chí giảm mạnh như chăm sóc sức khỏe, công nghệ thông tin, vận tải kho bãi.

Hàng loạt cổ phiếu “trụ” giảm như FPT, HVN, VHM, TCB… tạo thêm nhiều áp lực cho VN-Index. Tổng số điểm bị lấy đi bởi top 10 cổ phiếu ảnh hưởng tiêu cực đến chỉ số lên đến hơn 5 điểm.

Trong bối cảnh thị trường rơi điểm, khối ngoại bất ngờ quay lại mua ròng gần 910 tỷ đồng, mạnh mẽ nhất là HDB hơn 480 tỷ đồng, STB hơn 330 tỷ đồng, xóa nhòa mức bán ròng tại FPT hơn 260 tỷ đồng.

Phiên sáng: FPT gây áp lực lớn

Phiên đáo hạn phái sinh đang diễn ra vô cùng sôi động đúng như kỳ vọng của nhiều nhà đầu tư, với liên tiếp những nhịp tăng giảm đan xen. Kết phiên sáng, cả 3 chỉ số đều giảm điểm, trong đó VN-Index giảm 3.17 điểm về mức 1,265.49; HNX giảm 0.77 điểm về mức 240.13; UPCoM giảm 0.29 điểm về mức 96.98.

Tổng giá trị giao dịch phiên sáng ghi nhận hơn 7,773 tỷ đồng trên 3 sàn, vẫn thấp hơn đôi chút so với phiên hôm qua và trung bình 5 phiên gần nhất.

Độ rộng thị trường đang nghiêng về bên giảm, với 399 mã mang sắc đỏ, 9 mã xanh sàn, trong khi có 214 mã xanh, 20 mã tăng trần.

Trong các mã giảm điểm, FPT trở thành “gánh nặng” lớn nhất khi lấy đi của thị trường hơn 1 điểm, bỏ xa các cổ phiếu khác trong top 10 cổ phiếu ảnh hưởng tiêu cực lên VN-Index.

Chính FPT cũng đang là cổ phiếu bị khối ngoại bán ròng nhiều nhất trong phiên sáng, giá trị ròng âm hơn 116 tỷ đồng, đóng góp đang kể vào mức bán ròng gần 329 tỷ đồng cả phiên sáng của thị trường.

Top 10 cổ phiếu khối ngoại mua - bán ròng phiên sáng 18/07/2024

Ở chiều đóng góp tích cực cho VN-Index, VCB, BID dẫn đầu với lần lượt 0.8 điểm và 0.7 điểm mang về, tiếp đến còn có loạt cổ phiếu nhóm ngân hàng khác như ACB, CTG, EIB.

10h50: Giằng co liên tục, cổ phiếu ngân hàng giữ điểm

Nửa đầu phiên sáng trôi qua, diễn biến thị trường vẫn chủ đạo là giằng co với liên tiếp những nhịp tăng rồi lại giảm điểm, có lúc tăng hơn 4 điểm để vượt qua mốc 1,273, nhưng cũng có lúc giảm hơn 2 điểm về dưới mốc 1,267.

Tính đến 10h30, VN-Index tạm tăng 2.06 điểm lên mức 1,270.72 điểm; HNX tăng 0.15 điểm lên mức 241.05; riêng UPCoM đang giảm nhẹ 0.01 điểm về mức 97.26. Thanh khoản thị trường nhỉnh hơi đôi chút so với phiên hôm qua.

Khối ngoại gia tăng thêm lực bán ròng lên gần 155 tỷ đồng, dẫn đầu vẫn là FPT với hơn 66 tỷ đồng, tiếp đến là MSN hơn 37 tỷ đồng.

Ngoài các cổ phiếu nhóm ngân hàng tăng điểm đang giữ sắc xanh cho thị trường, thì còn có các ngành khác cũng đang ghi nhận mức tăng khá tốt.

Điển hình là nhóm bán buôn đang tăng 1.15%, động lực từ PLX tăng 2.22%, PET tăng 1.44%. Nhóm cao su cũng đang tăng gần 0.5% nhờ lực hỗ trợ của DRC tăng 2.07%.

Ngược lại, có 2 ngành đang giảm trên 1% là công nghệ thông tin giảm 1.84% với sức ép từ FPT và CTR; sản xuất thiết bị máy móc giảm 1.01% trước áp lực của NHH, NAG.

Mở cửa: Giằng co đầu phiên đáo hạn phái sinh

Sau phiên tăng nhanh giảm sốc hôm qua, thị trường bước sang ngày 18/07 – cũng là phiên đáo hạn phái sinh - với những diễn biến giằng co ngay từ đầu. Tính đến thời điểm 9h30, VN-Index đang tạm giảm nhẹ 0.57 điểm về mức 1,268.09; HNX giảm nhẹ 0.02 điểm về mức 240.88; ngược lại, UPCoM nhích nhẹ 0.18 điểm lên 97.45.

Số lượng cổ phiếu tăng và giảm điểm không quá chênh lệch nhau, với 243 mã xanh, 18 mã tăng trần trong khi đó có 217 mã đỏ, 4 mã giảm sàn.

Nhiều cổ phiếu nhóm ngân hàng đang là động lực tích cực chính cho thị trường, với BID, VCB, MBB, CTG, ACB, EIB xuất hiện trong top 10 cổ phiếu ảnh hưởng tích cực đến VN-Index, trong đó BID dẫn đầu với 0.8 điểm mang về.

Ở chiều ngược lại, GVR, FPTBCM là cổ phiếu lấy đi nhiều điểm nhất, lần lượt gần 0.6 điểm, hơn 0.5 điểm và gần 0.3 điểm.

Khối ngoại sau khi có phiên mua ròng hiếm hoi với giá trị hơn 467 tỷ đồng hôm qua, thì hôm nay đang tạm quay lại bán ròng nhẹ, giá trị hơn 82 tỷ đồng, sự tập trung vẫn đổ dồn vào FPT như thường lệ với gần 20 tỷ đồng.

Một diễn biến vĩ mô có thể tạo động lực cho thị trường là câu chuyện tỷ giá đã giảm mạnh 2 phiên liên tiếp, khiến giá USD tự do hiện thấp hơn 400 đồng so với mức đỉnh 26,000 đồng thiết lập hồi cuối tháng 6.

Huy Khải

FILI

Các tin tức khác

>   Vietstock Daily 18/07/2024: Tình hình đang xấu đi (17/07/2024)

>   Thị trường chứng quyền 18/07/2024: Giá trị giao dịch tăng hơn 128% (17/07/2024)

>   Chứng khoán phái sinh ngày 18/07/2024: Tâm lý bi quan bao trùm thị trường (17/07/2024)

>   Nhịp đập Thị trường 17/07: Thị trường chìm trong sắc đỏ, nhóm ngân hàng hiên ngang vượt bão giông (17/07/2024)

>   Vietstock Daily 17/07/2024: Giằng co mạnh (16/07/2024)

>   Chứng khoán phái sinh ngày 17/07/2024: Chưa thoát khỏi tâm lý phân vân (16/07/2024)

>   Thị trường chứng quyền 17/07/2024: Tình hình đang chuyển biến tích cực hơn (16/07/2024)

>   Nhịp đập Thị trường 16/07: HVN giảm sàn, cổ phiếu dược vẫn tím lịm (16/07/2024)

>   Vietstock Daily 16/07/2024: Tâm lý thận trọng gia tăng (15/07/2024)

>   Chứng khoán phái sinh ngày 16/07/2024: Tâm lý thận trọng bao trùm thị trường (15/07/2024)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật