Thứ Năm, 18/07/2024 18:17

Góc nhìn 19/07: Cần vượt vùng 1,285 điểm?

Các công ty chứng khoán (CTCK) cho rằng xu hướng tăng dài hạn của VN-Index vẫn được đảm bảo nhưng chỉ số cần vượt vùng 1,285 điểm để cải thiện xu hướng hiện tại.

Sự tham gia tích cực của nhà đầu tư nước ngoài có thể là tín hiệu tích cực

CTCK Beta: Beta theo quan điểm kỹ thuật cho rằng VN-Index duy trì trạng thái sang tiêu cực khi nằm dưới các đường trung bình quan trọng, cùng với đó các chỉ báo SAR, MACD, cặp DI+ DI- đồng thời cho thấy tín hiệu tiêu cực. Vùng 1,250-1,260 điểm tiếp tục là vùng hỗ trợ ngắn hạn cho thị trường.

Nhìn chung, thị trường vẫn đối mặt với nhiều rủi ro và thử thách, nhưng sự tham gia tích cực của nhà đầu tư nước ngoài có thể là tín hiệu tích cực, giúp củng cố niềm tin và kỳ vọng vào sự ổn định và tăng trưởng trong tương lai.

Vẫn giữ được xu hướng tăng dài hạn

CTCK Asean (Aseansc): Aseansc nhận định thị trường phản ứng tương đối tốt tại vùng mua kỳ vọng khi lực cầu quay trở lại. Bên cạnh đó, nhóm ngân hàng giữ vững đà tăng và trở thành động lực giữ điểm cho thị trường. Ngoài ra, việc chỉ số neo trên vùng 1,250 điểm và vẫn giữ được trendline xu hướng tăng dài hạn kể từ cuối năm 2023.

Nhiều khả năng vận động phân hóa sẽ diễn ra chủ đạo

CTCK KB Việt Nam (KBSV): KBSV đánh giá chỉ số tạo nến rút chân ngay tại mốc điểm thấp nhất của phiên 17/07 và đóng cửa ở mức cao nhất phiên cho thấy lực cầu bắt đáy đã có phần chủ động hơn. Nhiều khả năng vận động phân hóa sẽ diễn ra chủ đạo khi các cổ phiếu đã chạm các ngưỡng hỗ trợ/kháng cự khác nhau, tuy nhiên xu hướng tăng chính vẫn đang được giữ vững.

Xu hướng chính vẫn sẽ tiến lên khu vực 1,300-1,310 điểm

CTCK Vietcombank (VCBS): VCBS nhận định ở khung đồ thị ngày, chỉ số chung có tín hiệu phục hồi và quay lại bám sát đường MA20, đồng thời chỉ báo CMF có tín hiệu hướng lên từ vùng thấp cho thấy sự hiện diện rõ nét của lực cầu bắt đáy cũng như dòng tiền với những vận động tích cực hơn sau các phiên điều chỉnh. VN-Index vẫn đang nằm trong vùng sideway với biên độ rộng. Trong trường hợp tích cực, thị trường sẽ có những phiên tăng điểm đan xen, tích lũy trở lại và xu hướng chính vẫn sẽ tiến lên khu vực 1,300-1,310 điểm.

Ở khung đồ thị giờ, chỉ báo RSI và MACD hướng lên sau khi rơi xuống vùng quá bán thêm phần khẳng định cho vận động của dòng tiền. Tuy nhiên đường +DI đang ở vùng thấp nên VN-Index vẫn cần thời gian để lấy lại cân bằng và quay lại mốc 1,280-1,290 điểm trong ngắn hạn.                                  

VN-Index cần vượt vùng 1,285 điểm để cải thiện xu hướng

CTCK Sài Gòn – Hà Nội (SHS): SHS cho rằng trong ngắn hạn, VN-Index đang phục hồi trở lại vượt lên lại đường giá trung bình 20 phiên gần nhất, mức độ phục hồi tương đối tốt. VN-Index vẫn tích lũy kém tích cực trong vùng giá 1,250-1,275 điểm tương ứng nửa dưới kênh tích lũy 1,250-1,300 điểm đang kéo dài.

Để xu hướng VN-Index cải thiện tốt hơn, trong ngắn hạn VN-Index cần vượt lên vùng kháng cự quanh 1,285 điểm và vượt lên xu hướng tích lũy trong biên độ hẹp kéo dài hiện nay. Điểm tích khá tích cực hiện nay là thanh khoản của VN-Index sau thời gian dài suy giảm đang cải thiện khá tốt với giá trị giao dịch trung bình 03 phiên gần đây trên 20 ngàn tỷ đồng, cho thấy dòng tiền cải thiện khá tốt.

Thanh khoản sẽ tiếp tục ở mức thấp trong các phiên tới

CTCK Yuanta Việt Nam (YSVN): YSVN cho rằng thị trường có thể sẽ tiếp tục đà tăng trong phiên kế tiếp và chỉ số VN-Index có thể sẽ thử thách lại mức kháng cự 1,280 điểm. Đồng thời, thị trường vẫn đang trong giai đoạn tích lũy ngắn hạn cho nên dòng tiền có thể sẽ còn phân hóa và thanh khoản vẫn có thể ở mức thấp trong những phiên giao dịch tới. Ngoài ra, chỉ báo tâm lý tiếp tục giảm cho thấy các nhà đầu tư vẫn còn thận trọng với diễn biến thị trường hiện tại.

Nhà đầu tư vẫn cần thận trọng

CTCK Tiên phong (TPS): TPS nhận định dù phục hồi cuối phiên 18/07 với thanh khoản thấp nhưng thị trường đã thành công giữ được vùng dao động 1,270-1,280 điểm, từ đó tạo một nền giá quanh vùng giá này. Đây là tín hiệu tốt của thị trường sau phiên giảm giá trước đó. TPS kỳ vọng vào việc thị trường có thể giữ được vùng giá này và hướng đến các kịch bản tươi sáng hơn. Như vậy, vùng giá 1,270-1,280 điểm vẫn đang là vùng mua gom cổ phiếu cho xu hướng hiện tại. Nhà đầu tư vẫn cần cẩn trọng và có kế hoạch khi vùng hỗ trợ này bị phá vỡ.

Có thể nắm giữ tiếp

 

CTCK Shinhan (SSV): Thị trường phản ứng hoàn toàn ngược lại với phiên trước 17/07, khi thị trường có phần lớn thời gian chìm trong sắc đỏ nhưng lực mua đột ngột xuất hiện vào cuối phiên 18/07 giúp VN-Index tăng trở lại. Thanh khoản giảm sau một phiên sôi động là điều thường xảy ra trên thị trường. Bên mua chỉ xuất hiện khi thị trường quay về vùng 1,260 điểm.

SSV dự kiến 1,250-1,260 điểm sẽ là vùng hỗ trợ quan trọng cho VN-Index trong ngắn hạn. Trong các phiên tiếp theo, phản ứng của thị trường sẽ quyết định cho xu hướng cho phần còn lại của năm. Nếu lực mua đủ mạnh để hấp thụ lực bán tại vùng 1,250-1,260 điểm, xu hướng tăng của VN-Index vẫn sẽ là xu hướng chủ đạo. VN-Index kết phiên nằm trên EMA50 với cây nến Hammer là một điểm tích cực cho thị trường.

Nhà đầu tư trading ngắn có thể cân nhắc hạ tỷ trọng cổ phiếu để đảm bảo an toàn và chờ đợi tín hiệu mua khi VN-Index quay trở lại EMA50. Với chiến lược nắm giữ theo xu hướng, nhà đầu tư có thể nắm giữ tiếp và chờ break 1,300 điểm hoàn toàn để gia tăng tỷ trọng. 

 

Bài cập nhật

Thượng Ngọc

FILI

Các tin tức khác

>   Góc nhìn 18/07: Tiếp tục biến động mạnh? (17/07/2024)

>   Chủ tịch VITAS: Dệt may Việt Nam gặp khó trong tuyển lao động, nơi giảm nhiều 18-20% (17/07/2024)

>   Góc nhìn 17/07: Lực cản ở ngưỡng 1,300 điểm (16/07/2024)

>   Doanh nghiệp nào còn quỹ đất khu công nghiệp cho thuê nhiều nhất? (16/07/2024)

>   Góc nhìn 16/07: Tiếp tục giằng co? (15/07/2024)

>   PLX, TNG và HDG có tiềm năng gì? (15/07/2024)

>   Lý do Phú Tài “chắc thắng” gói thầu đá ốp lát cho sân bay Long Thành? (15/07/2024)

>   Góc nhìn tuần 15 - 19/07: Cần thanh khoản ủng hộ để thoát khỏi vùng 1,280 - 1,300? (14/07/2024)

>   Triển khai cơ chế mua bán điện trực tiếp (DPPA) sẽ gặp thách thức gì? (14/07/2024)

>   Fed không chờ khi lạm phát về 2% mới hạ lãi suất: Dòng vốn khối ngoại rút ròng sẽ chững lại? (12/07/2024)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật