Thứ Hai, 15/07/2024 14:28

Đỉnh điểm của đợt tăng giá cước vận tải biển

Các dấu hiệu hạ nhiệt đầu tiên trong cơn tăng giá bùng nổ của cước vận tải biển năm 2024 đang xuất hiện. Tuy nhiên, nhiều ý kiến vẫn cho rằng, giá cước vẫn ở mức cao và tháng Bảy này có thể là đỉnh điểm của đợt tăng giá trong năm nay.

Hãng vận tải biển CMA CGM (Pháp) ra mắt dịch vụ French Peak kể từ cuối tháng 6 để bổ sung công suất vận chuyển container cho các tuyến Á-Ấu. Ảnh: Theo Splash247

Thị trường đứng im, giá cước khó tăng thêm

Trong báo cáo hàng tuần mới nhất, hãng tư vấn vận tải biển Linerlytica (Hồng Kông) cảnh báo, cước vận tải biển có thể đã lập đỉnh. Bằng chứng rõ ràng này cho thấy điều này là giá cước trên các thị trường tương lai giảm trong tuần qua.

Các hãng vận tải biển đã thành công trong đợt tăng giá cước mới vào ngày 1-7. Tuy nhiên, báo cáo của Linerlytica cho biết, giá cước khó có khả năng tăng thêm nhờ công suất vận chuyển container đến Bờ Tây của Mỹ,  Bắc Âu, Nam Mỹ và Trung Đông được bổ sung trong thời gian gần đây.

Dù vậy, Linerlytica dự báo, giá cước vẫn ở mức cao cho đến cuối mùa vận chuyển container cao điểm, có thể kéo dài đến tháng Chín.

Trong tuần kết thúc vào ngày 5-7, giá cước vận chuyển container từ Thượng Hải đến Bắc Âu giảm nhẹ 0,5% so với tuần trước đó. Đó là mức giảm hàng tuần đầu tiên của chỉ số giá cước này kể từ giữa tháng 4 do công suất vận chuyển hiệu dụng trung bình giảm trong hai tuần liên tiếp.

Johnson Leung, đồng sáng lập Linerlytica, nhận định giá cước vận tải biển trên các tuyến Á-Âu đang có dấu hiệu đạt đỉnh khi các nhà cung cấp dịch vụ giao nhận được cung cấp nhiều không gian hơn trên tàu nhờ các dịch vụ vận chuyển mới triển khai trong tháng 7.

“Dữ liệu của chúng tôi cho thấy các dịch vụ vận chuyển container mới cho tuyến Á-Âu có công suất hiệu dụng thấp. Dịch vụ French Peak của hãng CMA CGM (Pháp) và dịch vụ CGX của hãng Hapag-Lloyd (Đức) có công suất hiệu dụng thấp hơn nhiều so với mức trung bình gần đây trên các tuyến thương mại Á-Âu”,  Johnson Leung nói.

Hai dịch vụ này mới hoạt động kể từ cuối tháng 6 và sẽ duy trì đến tháng 9 để đáp ứng nhu cầu vận chuyển container tăng cao trong mùa cao điểm.

Một chủ hàng ở châu Á cho biết, các hãng vận tải biển “hoảng loạn” khi giá cước suy yếu. Người này cho rằng, đà tăng giá cước trong năm nay là do tác động lây lan từ cuộc khủng hoảng hàng hải ở Biển Đỏ, không giống như thời kỳ đại dịch Covid-19.

Lãnh đạo của một công ty cung cấp dịch vụ giao nhận ở châu Á ghi nhận, giá cước vận chuyển container vẫn còn cao ở các khu vực khác nhưng giá cước giao ngay cho tuyến Trung Quốc-Trung Đông giảm đến 1/3 trong 4 tuần qua. Trong khi đó, giá cước cho các tuyến đi từ châu Á đến Bắc Âu “đứng im”.

Đối với tuyến xuyên Thái Bình Dương, ngân hàng đầu tư Jefferies lưu ý, giá cước vận chuyển container từ châu Á đến Bờ Tây của Mỹ đang ở mức cao nhất trong năm với gần 8.000 đô la Mỹ cho mỗi container 40 foot (TEU). Dù vậy, có dấu hiệu thị trường đang hạ nhiệt. Giá cước cho tuyến này giảm xuống gần 7.000 đô la mỗi TEU cho các đơn hàng vận chuyển vào cuối tháng 7 và trong tháng 8.

“Nhìn chung, có vẻ như thị trường vận chuyển container đang tạm thời đứng im, với giá cước không còn khả năng tăng thêm, ít nhất là trong ngắn hạn”, báo cáo của Jefferies nhận định.

Tháng 7 có thể là đỉnh điểm của đợt tăng giá cước

Lars Jensen, CEO của Vespucci Maritime, một công ty tư vấn vận tải container, nhận xét nếu không xảy ra bất kỳ trục trặc nào nữa trong chuỗi cung ứng, tháng 7 có thể là đỉnh điểm của đợt tăng giá cước hiện tại.

Jensen nhấn mạnh, giả định này được đưa ra với điều kiện không có bất kỳ sự cố mới nào phát sinh như tắc nghẽn cảng nghiêm trọng hơn hay cuộc khủng hoảng Biển Đỏ lan rộng. Tuy nhiên, vị CEO này cảnh báo, giá cước có thể bước vào đợt tăng giá mới nếu xảy ra đình công của công nhân cảng ở Bờ Đông của Mỹ vào mùa thu này. Cuộc đàm phán tiền lương với giới chủ của công nhân cảng ở đây vẫn đang bế tắc.

Nhà phân tích Andy Chu của ngân hàng Deutsche Bank (Đức) cho rằng, thị trường đang chứng kiến tình trạng “bong bóng” giá cước vận chuyển container. Mức độ tăng giá cước lên các mức cao nhất, không tính thời kỳ Covid-19, là điều khó hiểu.

Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích container tin rằng, đợt tăng giá cước hiện tại chưa kết thúc. Theo Emily Stausbøll, nhà phân tích của nền tảng giá cước vận tải biển Xeneta, dữ liệu chỉ ra rằng giá cước giao ngay trung bình của các tuyến vận chuyển chính đi từ châu Á sẽ tăng thêm vào giữa tháng 7.

Bà cho biết, nhiều chủ hàng vẫn đang sẵn sàng trả giá cước cao hơn để bảo đảm có chỗ trên tàu. Do lo ngại tình trạng tắc nghẽn tại các cảng ở châu Á trở nên trầm trọng hơn nên chủ hàng hiện đang chạy đua nhập khẩu sớm. Nhiều hãng vận tải biển cũng đang thuê tàu để tăng thêm công suất với chi phí rất lớn nên cần phải tăng giá cước trong tương lai.

Simon Heaney, Giám đốc nghiên cứu thị trường vận chuyển container của hãng tư vấn Drewry, cho rằng giá cước sẽ tăng tiếp, phản ảnh tình trạng tắc nghẽn cảng và thiếu container rỗng hiện nay. Trong trường hợp những yếu tố này được cải thiện, giá cước có thể chững lại nhưng vẫn ở mức cao, cho đến thời điểm kênh đào Suez (nằm ở phía bắc của Biển Đỏ) được sử dụng đầy đủ trở lại.

Vào hôm 10-7, Cảng vụ Singapore đã thông báo tin tích cực, là tình trạng tắc nghẽn tại Cảng Singapore, nguyên nhân chính khiến công suất vận chuyển container thặt chặt từ tháng Năm, tiếp tục giảm. Thời gian tàu chờ để cập bến ở cảng này giảm xuống còn chưa đầy hai ngày so với hơn một tuần vào cuối tháng Năm.

Lê Linh (Theo Splash247)

TBKTSG

Các tin tức khác

>   Kinh tế Trung Quốc tăng trưởng 5% nửa đầu năm 2024 (15/07/2024)

>   Trung Quốc làm gì để giải cứu thị trường bất động sản? (15/07/2024)

>   ECB có thể sớm thực hiện một đợt cắt giảm lãi suất khác trong năm 2024 (14/07/2024)

>   Chính giới Mỹ lên án vụ nổ súng nhằm vào ứng cử viên Donald Trump (14/07/2024)

>   Vì sao Fed có thể không giảm lãi suất vào tháng 9? (13/07/2024)

>   Sếp JPMorgan: Lạm phát và lãi suất có thể duy trì ở mức cao (13/07/2024)

>   Kinh tế thế giới 6 tháng: Vững vàng trong những cơn gió ngược (13/07/2024)

>   Trung Quốc đẩy mạnh xuất khẩu sang Việt Nam và các nước Đông Nam Á (12/07/2024)

>   Dòng vốn đổ vào ETF chủ động có thể lên tới 1 ngàn tỷ USD năm nay (12/07/2024)

>   Tin vui của Fed: CPI Mỹ hạ nhiệt mạnh hơn dự báo, củng cố khả năng giảm lãi suất (11/07/2024)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật