Thứ Bảy, 06/07/2024 09:09

Cơ chế mua bán điện trực tiếp thúc đẩy phát triển thị trường điện cạnh tranh tại Việt Nam

Cơ chế mua bán điện trực tiếp (DPPA) đã chính thức được Chính phủ ban hành tại Nghị định số 80/2024/NĐ-CP ngày 03/7/2024. Đây là bước tiến quan trọng, đột phá, thúc đẩy hình thành, phát triển thị trường điện cạnh tranh tại Việt Nam trong tương lai.

Bộ trưởng Bộ Công Thương phát biểu chỉ đạo hội nghị

Chiều 5/7/2024, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì Hội nghị triển khai Nghị định của Chính phủ quy định về cơ chế mua bán điện trực tiếp (cơ chế DPPA) giữa Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo với Khách hàng sử dụng điện lớn.

Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh: Việt Nam được đánh giá là nền kinh tế phát triển năng động trong khu vực và thế giới, có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao và ổn định.

Vì vậy, nhu cầu sử dụng điện của Việt Nam tăng lên rất nhanh (hiện tại tăng từ 12 đến 13%/năm) và dự kiến sẽ còn tăng cao hơn trong thời gian tới. Dự kiến đến năm 2030, Việt Nam cần gấp đôi công suất đặt của hệ thống so với hiện nay (150,424 MW, tương đương tăng trên 14%/năm) và dự kiến đến năm 2050 đạt trên 500,000 MW, gấp 6-7 lần công suất hiện nay.

Do đó để bảo đảm cung ứng điện bảo đảm theo Quy hoạch điện VIII và yêu cầu trung hòa carbon vào năm 2050, một mặt nước ta cần tăng cường huy động mọi nguồn lực để đầu tư phát triển nguồn, hệ thống truyền tải và lưu trữ điện; mặt khác, phải đẩy nhanh rà soát, sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các cơ chế, chính sách đủ mạnh, khả thi để đẩy mạnh thu hút đầu tư, vận hành hệ thống năng lượng tái tạo; hoàn thiện cơ chế giá, vận hành, quản trị, hệ thống (như sửa đổi Luật Điện lực; phát triển thị trường điện cạnh tranh ở cả 3 cấp độ; xây dựng cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản tự tiêu, cơ chế phát triển điện khí, điện gió ngoài khơi; ban hành cơ chế giá điện hai thành phần (giá công suất và giá điện năng); tách bạch giá, phí truyền tải trong cơ cấu giá thành điện năng...).

Cơ chế mua bán điện trực tiếp (DPPA) đã chính thức được Chính phủ ban hành tại Nghị định số 80/2024/NĐ-CP ngày 03/7/2024. Đây là bước tiến quan trọng, đột phá, thúc đẩy hình thành, phát triển thị trường điện cạnh tranh tại Việt Nam trong tương lai, đồng thời giúp doanh nghiệp sản xuất có cơ hội lựa chọn nhà cung cấp điện phù hợp để đạt chứng chỉ sản xuất xanh, đáp ứng yêu cầu phát triển trong tình hình mới.

Kết luận tại hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên một lần nữa khẳng định, cơ chế DPPA là bước tiến quan trọng trong hình thành, phát triển thị trường điện đầy đủ tại Việt Nam trong thời gian tới. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên Việt Nam xây dựng, ban hành, vận hành cơ chế này do đó chắc chắn không tránh khỏi hạn chế nhất định về nội dung và bỡ ngỡ trong vận hành giai đoạn đầu, nhất là trong bối cảnh tình hình thế giới thay đổi nhanh chóng và khó lường.

Theo đó Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề nghị Cục Điều tiết điện lực, Vụ Pháp chế chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thuộc Bộ Công Thương, ngay sau hội nghị này, tập trung rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các thông tư hướng dẫn (thuộc trách nhiệm Bộ Công Thương); đồng thời tham mưu, kiến nghị các Bộ, ngành hữu quan xem xét sửa đổi, bổ sung, ban hành mới Thông tư hướng dẫn (nếu cần) để bảo đảm việc triển khai thực hiện cơ chế DPPA không có vướng mắc, trở ngại lớn.

Khẩn trương nghiên cứu, đề xuất cơ chế thí điểm giá điện hai thành phần (giá công suất và giá điện năng); tách bạch giá, phí truyền tải trong cơ cấu giá thành điện năng...) trình cấp có thẩm quyền xem xét trong thời gian sớm nhất nhằm tạo đồng bộ, thuận lợi trong triển khai thực hiện và bảo đảm công bằng giữa các bên mua bán điện.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cũng lưu ý 3 điểm căn bản trong thực hiện cơ chế này. Theo đó, các địa phương, đơn vị cần (i) tuân thủ nghiêm ngặt Quy hoạch, Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII (đã được ban hành) và các quy định về đối tượng, phạm vi mua bán điện trực tiếp được quy định trong Nghị định này; (ii) EVN và các bên mua bán điện cần chủ động rà soát các điều kiện về kỹ thuật thuộc phạm vi, trách nhiệm của mình để bảo đảm tuyệt đối an toàn, không gây sự có đáng tiếc cho toàn hệ thống; (iii) Trong khi Quy hoạch điện VIII chưa được rà soát, điều chỉnh theo quy định của pháp luật thì “room” mua bán điện trực tiếp không được vượt quá công suất được quy định trong Quy hoạch điện VIII.

Khang Di

FILI

Các tin tức khác

>   Ông Lương Cường: Xử lý nghiêm sai phạm liên quan AIC, Vạn Thịnh Phát, Phúc Sơn, Thuận An.... (05/07/2024)

>   Bất chấp rủi ro tỷ giá và thuế tối thiểu toàn cầu, vốn FDI vào Việt Nam vẫn tăng mạnh nhờ đâu? (05/07/2024)

>   EuroCham tin tưởng vào nền kinh tế phát triển ổn định của Việt Nam (04/07/2024)

>   Chính thức ban hành nghị định về cơ chế mua bán điện trực tiếp (DPPA) cho điện tái tạo (03/07/2024)

>   Cục HKVN: Giám sát chặt chẽ các hãng đang tái cơ cấu như Bamboo Airways và Pacific Airlines (03/07/2024)

>   UOB: Triển vọng phía trước vẫn tích cực dù có thể tăng chậm hơn (02/07/2024)

>   Thủ tướng: Các nhà đầu tư Hàn Quốc có thể yên tâm đầu tư lâu dài, ổn định tại Việt Nam (01/07/2024)

>   Giải mã con số tăng trưởng kinh tế quý 2 (01/07/2024)

>   Kinh tế xã hội Việt Nam 6 tháng đầu năm 2024: GDP tăng trưởng vượt nhiều dự báo (01/07/2024)

>   PMI tháng 6/2024: Số lượng đơn đặt hàng tăng mạnh nhất kể từ tháng 3/2011 (01/07/2024)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật