Thứ Bảy, 29/06/2024 10:40

Sản xuất công nghiệp quý II/2024 tăng 8.55% so với cùng kỳ năm trước

Sản xuất công nghiệp quý II/2024 tăng trưởng tích cực hơn quý I/2024, tốc độ tăng giá trị tăng thêm ước đạt 8.55% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung sáu tháng đầu năm 2024, giá trị tăng thêm ngành công nghiệp tăng 7.54% so với cùng kỳ năm trước, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 8.67%.

Giá trị tăng thêm toàn ngành công nghiệp 6 tháng đầu năm 2024 ước tính tăng 7.54% so với cùng kỳ năm trước (quý I tăng 6.47%; quý II tăng 8.55%). Trong đó:  Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 8.67% (quý I tăng 7.21%; quý II tăng 10.04%), đóng góp 2.14 điểm phần trăm vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 13.26%, đóng góp 0.5 điểm phần trăm; ngành cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải tăng 7.13%, đóng góp 0.04 điểm phần trăm. Riêng ngành khai khoáng giảm 7.22%, làm giảm 0.24 điểm phần trăm trong mức tăng chung.

Chỉ số sản xuất sáu tháng đầu năm 2024 của một số ngành công nghiệp trọng điểm cấp II tăng cao so với cùng kỳ năm trước: Sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic tăng 29.0%; sản xuất giường, tủ, bàn, ghế tăng 19.8%; sản xuất hoá chất và sản phẩm hoá chất tăng 18.5%; sản xuất thiết bị điện tăng 17.8%; hoạt động dịch vụ hỗ trợ khai thác mỏ và quặng tăng 17.4%; khai thác quặng kim loại tăng 16.7%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị) tăng 13.1%; sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hoà không khí tăng 13.0%; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học tăng 8.6%; sản xuất chế biến thực phẩm tăng 6.5%.

Ở chiều ngược lại, chỉ số IIP của một số ngành giảm: Khai thác dầu thô và khí đốt tự nhiên giảm 11.7%; sửa chữa, bảo dưỡng và lắp đặt máy móc và thiết bị giảm 9.2%; sản xuất phương tiện vận tải khác giảm 3.0%; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác giảm 1.7%.

Tốc độ tăng/giảm chỉ số IIP 6 tháng đầu năm so với cùng kỳ năm trước các năm 2020-2024 của một số ngành công nghiệp trọng điểm

Chỉ số sản xuất công nghiệp sáu tháng đầu năm 2024 so với cùng kỳ năm trước tăng ở 56 địa phương và giảm ở 7 địa phương trên cả nước. Một số địa phương có chỉ số IIP đạt mức tăng khá cao do ngành công nghiệp chế biến, chế tạo; ngành sản xuất và phân phối điện tăng cao. Ở chiều ngược lại, một số địa phương có chỉ số IIP tăng thấp hoặc giảm do ngành công nghiệp chế biến, chế tạo; ngành sản xuất, phân phối điện và ngành khai khoáng tăng thấp hoặc giảm 

Tốc độ tăng/giảm IIP 6 tháng đầu năm 2024 so với cùng kỳ năm trước của một số địa phương (%)

Một số sản phẩm công nghiệp chủ lực sáu tháng đầu năm 2024 tăng cao so với cùng kỳ năm trước: Thép thanh, thép góc tăng 34.5%;  vải dệt từ sợi tự nhiên tăng 18.4%; thép cán tăng 17.3%; phân hỗn hợp NPK tăng 13.7%; điện sản xuất tăng 12.2% Ở chiều ngược lại, một số sản phẩm giảm so với cùng kỳ năm trước: Khí hóa lỏng LPG giảm 18.5%; khí đốt thiên nhiên dạng khí giảm 16.0%; tivi giảm 9.6%; dầu mỏ thô khai thác giảm 6.6%; bia hơi, sắt thép thô và điện thoại thông minh cùng giảm 4.1%; alumin giảm 3.9%; ô tô giảm 3.2%.

Chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 6/2024 giảm 4.3% so với tháng trước và tăng 10.5% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung sáu tháng đầu năm 2024, chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 10.8% so với cùng kỳ năm 2023 (cùng kỳ năm trước giảm 2.2%).

Chỉ số tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ước tính tại thời điểm 30/6/2024 tăng 7.6% so với cùng thời điểm tháng trước và tăng 9.6% so với cùng thời điểm năm trước (cùng thời điểm năm trước tăng 19.9%). Tỷ lệ tồn kho toàn ngành chế biến, chế tạo bình quân sáu tháng đầu năm 2024 là 76.9% (bình quân sáu tháng đầu năm 2023 là 83.1%).

Số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp tại thời điểm 01/6/2024 tăng 1.1% so với cùng thời điểm tháng trước và tăng 3.8% so với cùng thời điểm năm trước. Trong đó: Lao động khu vực doanh nghiệp Nhà nước tăng 0.1% so với cùng thời điểm tháng trước và không đổi so với cùng thời điểm năm trước; doanh nghiệp ngoài Nhà nước tăng 0.5% và tăng 1.8%; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 1.5% và tăng 4.8%. Theo ngành hoạt động, số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp ngành khai khoáng không đổi so với cùng thời điểm tháng trước và tăng 0.7% so với cùng thời điểm năm trước; ngành chế biến, chế tạo tăng 1.2% và tăng 4.0%; ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí tăng 0.2% và tăng 1.1%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 0.1% và tăng 0.9%.

Nhật Quang

FILI

Các tin tức khác

>   Chỉ 17% doanh nghiệp sản xuất lo quý 3 sẽ tệ hơn quý 2 (29/06/2024)

>   Việt Nam xuất siêu 11.63 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm 2024 (29/06/2024)

>   6 tháng đầu năm 2024, tổng vốn FDI vào Việt Nam ước đạt 15.19 tỷ USD, tăng hơn 13 % so với cùng kỳ  (29/06/2024)

>   Mạng sống người đi đường không để quy đổi… lợi nhuận cho ngành rượu bia! (28/06/2024)

>   Ông Trương Thanh Hoài được bổ nhiệm làm Thứ trưởng Bộ Công Thương (28/06/2024)

>   Nhiều vướng mắc ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân vốn đầu tư công chưa được giải quyết dứt điểm  (28/06/2024)

>   Ngành thép với những cuộc điều tra phòng vệ thương mại (28/06/2024)

>   Phê duyệt Đề án cơ cấu lại Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (28/06/2024)

>   Vĩnh Phúc bổ nhiệm, điều chuyển và cho thôi chức hàng loạt cán bộ (28/06/2024)

>   Doanh nghiệp Việt thiệt thòi trong đàm phán đơn hàng và giá cả (27/06/2024)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật