Thứ Tư, 08/05/2024 13:02

Tăng lãi suất sẽ là xu hướng trong dài hạn?

Đầu tháng 5, lãi suất tiền gửi tiết kiệm tại các ngân hàng bắt đầu tăng trên diện rộng và ở tất cả các kỳ hạn.

NCB áp dụng lãi suất mới từ 04/05/2024, tăng từ 0.1-0.2 điểm phần trăm lãi suất tiền gửi ở các kỳ hạn từ 6 tháng trở lên, trong khi tiền gửi kỳ hạn 1 tháng giảm 0.1 điểm phần trăm. Cụ thể, ngân hàng áp dụng lãi suất 3.1%/năm cho kỳ hạn 1 tháng, kỳ hạn 3 tháng giữ nguyên ở mức 3.4%/năm, kỳ hạn 6 tháng tăng lên 4.55%/năm, kỳ hạn 12 tháng tăng lên 5.1%/năm.

Hay như Bac A Bank (BAB) tăng từ 0.15-0.5 điểm phần trăm lãi suất tất cả kỳ hạn. Lãi suất tiền gửi kỳ hạn 1 tháng tăng lên 2.95%/năm, kỳ hạn 3 tháng tăng lên 3.15%/năm, kỳ hạn 6 tháng tăng lên 4.5%/năm và 12 tháng tăng lên 5.1%/năm.

VIB tăng 0.1 điểm phần trăm lãi suất tiền gửi kỳ hạn 1 tháng lên 2.5%/năm, kỳ hạn 3 tháng tăng lên 2.7%/năm, kỳ hạn 12 tháng tăng 0.3 điểm phần trăm lên 4.8%/năm. Tuy nhiên, ở kỳ hạn trên 12 tháng, lãi suất giảm 0.1 điểm phần trăm còn 4.8%/năm.

Từ ngày 06/05/2024, Sacombank (STB) cũng tăng từ 0.2-0.3 điểm phần trăm lãi suất tất cả các kỳ hạn, trừ kỳ hạn 3 tháng giảm còn 2.8%/năm. Lãi suất tiền gửi kỳ hạn 1 tháng tăng lên 2.3%/năm, kỳ hạn 6 tháng tăng lên 3.8%/năm, kỳ hạn 12 tháng tăng lên 4.7%/năm.

Ở chiều ngược lại, vẫn có một số ngân hàng tiếp tục giảm nhẹ lãi suất tiền gửi. Như Vietbank (VBB) áp dụng từ 17/04/2024 giảm 0.1 điểm phần trăm lãi suất tiền gửi tất cả kỳ hạn. Eximbank giảm lãi suất tiền gửi kỳ hạn 1-3 tháng nhưng lại tăng ở kỳ hạn 6-9 tháng.

Nhóm các ngân hàng quốc doanh như Vietcombank, VietinBank, BIDVAgribank biểu lãi suất không thay đổi so với kỳ điều chỉnh trước.

Tính đến ngày 07/05/2024, lãi suất tiền gửi tiết kiệm từ 1-3 tháng được các ngân hàng đưa về mức 1.6-3.4%/năm, kỳ hạn 6-9 tháng trong khoảng 2.9-4.8%/năm, kỳ hạn 12 tháng trong khoảng 4.8-5.1%/năm.

Ở kỳ hạn 12 tháng, NVB, VBBBAB là ngân hàng có mức lãi suất tiền gửi cao nhất với 5.1%/năm. Kế đó là KLB, SGBLPB cùng ở mức 5%/năm.

Ở kỳ hạn 6 tháng, NVB giữ mức lãi suất cao nhất ở 4.55%/năm. Kế đó là BAB giữ mức 4.5%/năm.

Trong khi kỳ hạn 3 tháng đang có mức lãi suất cao nhất tại NVB là 3.4%/năm, kế đó là VBB với 3.3%/năm.

Lãi suất tiền gửi tiết kiệm cá nhân tại các ngân hàng tính đến ngày 07/05/2024

Ở nhóm các ngân hàng ngoại, tính đến 07/05/2024, ở kỳ hạn 12 tháng Public Bank là ngân hàng ngoại có mức lãi suất cao nhất là 5.1%/năm. Ở kỳ hạn 6 tháng, CIMB và Public Bank duy trì mức lãi suất cao nhất ở 4.2%/năm.

Lãi suất tiền gửi tiết kiệm cá nhân tại các ngân hàng ngoại tính đến ngày 07/05/2024

Tăng lãi suất sẽ là xu hướng chung trong năm nay

PGS.TS. Đinh Trọng Thịnh - Chuyên gia kinh tế đánh giá, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) có thể sẽ không nâng lãi suất để giúp các ngân hàng giảm lãi suất cho vay ra, để giúp tăng trưởng kinh tế hơn.

Theo chỉ đạo của Chính phủ và NHNN phải tiếp tục giữ mức lãi suất cho vay ở mức thấp, muốn như vậy phải tiếp tục có mức lãi suất huy động ở mức thấp. Do vậy, lãi suất huy động có thể tăng ở một số kỳ hạn, thường là kỳ hạn dài (từ 1 năm trở lên) sẽ có tính thanh khoản dễ hơn và được tính vào nguồn vốn gốc của ngân hàng.

PGS.TS. Nguyễn Hữu Huân - Giảng viên Đại học Kinh tế TPHCM lý giải, lãi suất tăng chủ yếu do áp lực tỷ giá. NHNN phải điều chỉnh lại lãi suất, nếu chênh lệch lãi suất USD cao hơn lãi suất VND sẽ gây nhiều áp lực lên tỷ giá. Vừa qua, áp lực tỷ giá lớn nên phải nâng lãi suất dần lên lại để hạn chế việc rút vốn của khối ngoại cũng như hiện tượng đầu cơ tỷ giá.

Việc tăng lãi suất này chắc chắn sẽ là xu hướng dài hạn. Và thêm nữa, tăng trưởng kinh tế đang phục hồi trở lại. Do NHNN hạn chế bơm tiền ra trong khi việc sử dụng tiền tệ trong nền kinh tế bắt đầu tăng lên, tăng trưởng dư nợ tăng, thanh khoản của các ngân hàng bớt dồi dào hơn trước, nên lãi suất bắt buộc phải tăng trở lại. Nếu duy trì mức lãi suất quá thấp sẽ ảnh hưởng đến tỷ giá và ổn định vĩ mô. Tỷ giá tăng và lạm phát sẽ quay trở lại cùng với nhiều yếu tố khác.

Không thể duy trì lãi suất thấp để kích thích tăng trưởng mà vừa ổn định tỷ giá. Lãi suất thấp thì tỷ giá phải tăng và ngược lại. Do đó, trong từng giai đoạn phải chấp nhận mục tiêu nào và hy sinh yếu tố nào. Trong tình hình hiện tại lãi suất sẽ tăng từ từ và là xu hướng chung trong năm nay để kiềm chế lạm phát và ổn định tỷ giá.

Trong khi đó, báo cáo mới công bố từ Shinhan Bank cho rằng, ở Việt Nam, NHNN có khả năng duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.

Do lượng dự trữ ngoại hối đã giảm mạnh và áp lực tỷ giá USD/VND tăng cao, NHNN sẽ thận trọng hơn trong các chính sách cắt giảm lãi suất trong tương lai.

Mặc dù đối mặt nhiều yếu tố rủi ro như giá dầu quốc tế tăng, giá lương thực tăng do biến đổi khí hậu, nhưng khả năng NHNN thay đổi lập trường chính sách tiền tệ là không cao.

Cát Lam

FILI

Các tin tức khác

>   Một mã cổ phiếu ngân hàng được kỳ vọng tăng (07/05/2024)

>   Một mã cổ phiếu ngân hàng được kỳ vọng tăng (07/05/2024)

>   174 nghìn tỷ đã giải ngân theo chương trình kết nối ngân hàng doanh nghiệp tại TPHCM (06/05/2024)

>   LPBank muốn đổi tên tiếng Anh thành "Fortune Vietnam Bank" (06/05/2024)

>   Shinhan Bank: Cắt giảm lãi suất có thể gây ra áp lực tăng giá cả và biến động tỷ giá hối đoái (06/05/2024)

>   Giảm vốn điều lệ của ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc để giảm lỗ lũy kế tương ứng (06/05/2024)

>   Giá USD suy yếu (05/05/2024)

>   Đề xuất mức trích lập dự phòng rủi ro của tổ chức tín dụng (04/05/2024)

>   Lãi suất cho vay mới nhất của các ngân hàng thương mại (04/05/2024)

>   OCB bổ nhiệm nhân sự cấp cao trong Ban điều hành (03/05/2024)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật