Thứ Tư, 22/05/2024 09:52

Hoàn thiện hành lang pháp lý, hướng đến xã hội không tiền mặt

Tại Hội thảo “Phát huy tiềm năng thẻ tín dụng nội địa hướng tới xã hội không tiền mặt” được tổ chức chiều ngày 21/05/2024, các chuyên gia đã đưa ra nhiều vấn đề và giải pháp để thúc đẩy việc thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt.

Hoàn thiện hành lang pháp lý, tạo thuận lợi cho thanh toán không dùng tiền mặt

Ông Phạm Tiến Dũng - Phó Thống đốc NHNN Việt Nam

Ông Phạm Tiến Dũng - Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) phát biểu tại Hội thảo, trong thời gian qua, NHNN đã chủ động xây dựng, hoàn thiện hành lang pháp lý tạo thuận lợi cho thanh toán không dùng tiền mặt gắn với đảm bảo an ninh, an toàn. NHNN đã thường xuyên chỉ đạo các tổ chức tín dụng (TCTD), tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, tổ chức chuyển mạch tài chính và bù trừ điện tử nghiên cứu, phát triển và cung ứng nhiều sản phẩm, dịch vụ thanh toán an toàn, tiện lợi, đem lại nhiều lợi ích, giá trị cho khách hàng, người dân, doanh nghiệp; qua đó, góp phần tích cực thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt

Để tiếp tục triển khai mục tiêu thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt, phát triển thẻ tín dụng nội địa tại Việt Nam, NHNN tiếp tục chỉ đạo các TCTD và các đơn vị liên quan tích cực triển khai có hiệu quả Nghị định số 52/2024/NĐ-CP về thanh toán không dùng tiền mặt; hoàn thiện, ban hành kịp thời các văn bản hướng dẫn Nghị định mới tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt, hỗ trợ phát triển thẻ tín dụng nội địa; Triển khai tốt các giải pháp an toàn, bảo mật trong thanh toán trực tuyến, thanh toán thẻ ngân hàng tại Quyết định 2345/QĐ-NHNN để đảm bảo an toàn, phòng ngừa gian lận, lừa đảo, tăng cường lòng tin của người dùng khi sử dụng các phương tiện điện tử.

Bên cạnh đó, các TCTD cần nghiên cứu phát triển các sản phẩm, dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, sản phẩm thẻ tín dụng nội địa hiện đại, tiện ích, an toàn, mở rộng hạ tầng, mạng lưới chấp nhận thanh toán; phối hợp chặt chẽ với các bên liên quan đẩy mạnh hơn nữa công tác truyền thông nhằm tiếp cận và tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp, đặc biệt tại các khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa dễ dàng tiếp cận và sử dụng dịch vụ ngân hàng, thanh toán chính thống, góp phần phổ cập tài chính toàn diện và hạn chế tín dụng đen.

Độ phủ thẻ tín dụng Việt Nam còn khá khiêm tốn

Ông Nguyễn Quang Minh - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS)

Ông Nguyễn Quang Minh - Tổng Giám đốc CTCP Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS) cho biết, độ phủ thẻ tín dụng của Việt Nam còn khá khiêm tốn.

Thẻ tín dụng nội địa, bản chất các ngân hàng Việt Nam đã phát hành rất lâu, nhưng thẻ tín dụng nội địa dùng bộ chip do NHNN ban hành từ năm 2021.

Trong khoảng 3 năm phát triển, tốc độ phát hành thẻ tín dụng nội địa ở mức tương đối cao so với mặt bằng chung thị trường. Tuy nhiên so với dung lượng thị trường còn hết sức khiêm tốn.

Điều kiện phát hành sản phẩm là sản phẩm thuần Việt, và các ngân hàng là thành viên của NAPAS đã phát triển thẻ tín dụng với biểu phí rất đơn giản so với thẻ tín dụng của các tổ chức quốc tế có biểu phí rất phức tạp.

Thủ tục phát hành đơn giản, điều kiện ràng buộc gần như không có. Đây là điều kiện cho các ngân hàng phát hành thẻ tín dụng để người dân tiếp cận dễ dàng hơn, với chi phí hợp lý hơn.

Thúc đẩy sử dụng thẻ tín dụng

Ông Ngô Thành Huấn - Giám đốc điều hành CTCP Tư vấn đầu tư và Quản lý tài sản FIDT

Ông Ngô Thành Huấn - Giám đốc điều hành CTCP Tư vấn đầu tư và quản lý tài sản FIDT chia sẻ tại hội thảo, trên thị trường tài chính Việt Nam, các ngân hàng đang hướng về thị trường thẻ tín dụng như là giải pháp thanh toán, tiêu dùng, thậm chí rút tiền mặt… mang lại nhiều lợi ích cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, từ đó cũng thúc đẩy tình trạng lạm chi do chạy theo các chương trình khuyến mãi; rút tiền mặt từ thẻ và trả góp không kế hoạch, dẫn đến nợ xấu.

Dẫn chứng một chủ đề thẻ tín dụng gây chú ý trong năm 2024 bắt nguồn từ sự vụ liên quan đến khoản nợ thẻ tín dụng 8.5 triệu đồng, sau 11 năm bỗng chốc biến thành nghĩa vụ thanh toán khủng lên đến 8.8 tỷ đồng, ông Huấn cho rằng vụ việc này làm dấy lên “trào lưu” kiểm kê và hủy hàng loạt thẻ tín dụng và kéo theo nhiều ngân hàng khác bị vạ lây trong thời gian ngắn.

Ông Huấn cho rằng, rõ ràng chính hạn chế trong dân trí tài chính dẫn đến hiệu ứng tâm lý đám đông là tác nhân chính tạo ra việc hủy thẻ hàng loạt sau sự cố không đáng có, cũng như giải thích cho mức độ tiếp cận thẻ tín dụng còn quá thấp của thị trường Việt Nam, đặc biệt ở các tỉnh thành nhỏ, vùng sâu và ở phân khúc lao động phổ thông, công nhân.

Tuy nhiên, việc sử dụng thẻ tín dụng hợp lý cũng cần được áp dụng để thật sự tối ưu về tài chính cho mỗi gia đình.

Thứ nhất, cần hiểu việc rút tiền mặt sẽ bị tính phí ngay lập tức chứ không miễn lãi và thường mức này cũng không nhỏ.

Thứ hai, cần có kế hoạch chi tiêu để tránh bị thói quen lạm phát lối sống làm ảnh hưởng đến việc tích lũy tài chính dài hạn và kế hoạch thanh toán nợ thẻ để không bị quá hạn dẫn đến ảnh hưởng đánh giá tín dụng cho các khoản vay khác lớn hơn về sau.

Thứ ba, cần nắm rõ cách tính lãi của thẻ tín dụng, không phải thanh toán tối thiểu là sẽ không bị tính lãi. Không kém phần quan trọng, bảo vệ thẻ cẩn thận và báo ngay khóa thẻ khi mất thẻ.

Cuối cùng, xét về giải pháp để phát triển thị phần thẻ tín dụng, nhất là thẻ tín dụng nội địa, ông Huấn đưa ra một số góc nhìn.

Thứ nhất, thay vì chỉ tập trung nói về chức năng của thẻ, cần có những chất liệu mang tính điều chỉnh tư duy của nhóm khách hàng vùng sâu, vùng xa.

Thứ hai, để triển khai việc nâng cao dân trí tài chính, ngay chính lực lượng cán bộ ngân hàng cũng phải được cập nhật kiến thức về tài chính cá nhân. 

Thứ ba, thiết kế các nhóm phí thu, các chương trình ưu đãi linh hoạt hơn theo từng phân khúc về hành vi tiêu dùng, về thu nhập và địa bàn để tối ưu mức độ phủ khi triển khai thực tế.

Thứ tư, chuyên nghiệp và minh bạch trong các tư vấn về cách tính lãi, các điểm nên tránh khi dùng thẻ. 

Cát Lam

FILI

Các tin tức khác

>   Tỷ giá đã qua "cơn sóng gió" nhưng vẫn là áp lực của doanh nghiệp (21/05/2024)

>   Gần 69 triệu cp ABB khớp lệnh kỷ lục phiên 21/05 (21/05/2024)

>   Giai đoạn tăng trưởng dựa vào số lượng của ngành ngân hàng đã qua! (21/05/2024)

>   NCB thu hút người dùng với tính năng đặt nickname tài khoản ngân hàng (21/05/2024)

>   Các trường hợp phong tỏa tài khoản thanh toán (20/05/2024)

>   Phó thủ tướng: Năm nay chuyển giao xong 3 ngân hàng mua bắt buộc (20/05/2024)

>   Nợ xấu vẫn diễn biến phức tạp (21/05/2024)

>   Tín dụng quý 2 sẽ khởi sắc? (20/05/2024)

>   Vay tiền phải mua bảo hiểm, Ngân hàng Nhà nước nói gì? (20/05/2024)

>   Đồng USD rớt giá mạnh (19/05/2024)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật