Dịch vụ
Giải mã đà tăng của cổ phiếu MCH
Chỉ sau chưa đầy nửa đầu năm 2024, cổ phiếu MCH của Masan Consumer đã tăng điểm ấn tượng từ mức 89,200 đồng/cổ phiếu lên mức 181,000 đồng/cổ phiếu (Giá đóng cửa ngày 23/05). Mức tăng giá này đã giúp MCH lọt top công ty có vốn hóa lớn nhất sàn chứng khoán.
Vốn hóa đạt gần 130,000 tỷ đồng
Kết thúc ngày 22/05, sau giai đoạn hưng phấn của thị trường chứng khoán, đã chứng kiến một phiên "điều chỉnh" khi VN-Index đã giảm 10.23 điểm xuống còn 1,266.91 điểm.
Sau hôm thị trường "đỏ lửa", các cổ phiếu họ Masan bao gồm MSN, MCH, MSR đã nhanh chóng lấy lại đà phục hồi, tiếp tục chuỗi ngày "thăng hoa" của mình khi đồng loạt "nổi sóng" trong phiên. Với đà tăng trong thời gian vừa qua, tổng vốn hóa của các doanh nghiệp họ Masan đã đặt mức hơn 280,000 tỷ đồng (gần 11 tỷ USD). Ngoài ra, họ Masan còn đóng góp 2 thành viên trong danh sách 20 công ty có giá trị lớn nhất trên sàn chứng khoán hiện nay.
Vốn hóa nhóm doanh nghiệp niêm yết thuộc Tập đoàn Masan
|
Theo đó, cổ phiếu MCH của Masan Consumer là cổ phiếu có được đà tăng ấn tượng nhất họ Masan trong thời gian qua. Kết thúc phiên giao dịch ngày 23/05, thị giá MCH tăng 1.91% lên mức 181,000 đồng/cổ phiếu. Đây cũng là mức giá lịch sử của cổ phiếu này.
So với giai đoạn đầu năm, từ mức 89,200 vào ngày 02/01, cổ phiếu MCH đã tăng gấp đôi, kéo theo vốn hóa thị trường lên gần 130,000 tỷ đồng. Con số này cũng giúp Masan Consumer lọt vào danh 20 doanh nghiệp có giá trị lớn nhất trên sàn chứng khoán. Vốn hóa MCH hiện nằm trong top công ty tiêu dùng có giá trị vốn hóa cao nhất tại Việt Nam. Hiện nay, trong lĩnh vực tiêu dùng, Vinamilk đang dẫn đầu về giá trị vốn hóa với mức hơn 138,000 tỷ đồng, tiếp theo là Masan Consumer, sau đó là Thế giới Di động và Sabeco với giá trị vốn hóa lần lượt hơn 87,100 tỷ đồng và hơn 74,700 tỷ đồng.
Xét về vốn hoá, con số hiện tại của Masan Consumer đã vượt qua Masan (MSN). Với sở hữu chủ chốt tại MCH, giá cổ phiếu MSN đang phản ánh thực tế rằng giá trị nội tại của doanh nghiệp chưa phản ánh đầy đủ. Cụ thể, ngoài MCH, Masan còn sở hữu các mảng khác như WinCommerce, Masan MEATLife, Masan High-Tech Materials, Phúc Long Heritage, cổ phần tại Techcombank… Masan như một căn nhà mà trong đó chỉ riêng tài sản là viên “kim cương gia bảo” MCH đã vượt giá trị ngôi nhà trong khi chưa tính đến các tài sản khác. MCH cũng chưa dừng lại tại đây, doanh nghiệp này sở hữu nhiều tiềm năng để tiếp tục bứt phá trong tương lai, từ đó mở rộng tiềm năng tăng giá của cổ phiếu.
Xây dựng “Love Brand” từ nền tảng thấu hiểu người tiêu dùng Việt
Theo Kantar Worldpanel: 98% hộ gia đình Việt Nam có ít nhất một sản phẩm của Masan. Tính đến cuối năm 2023, Masan Consumer sở hữu 5 thương hiệu với doanh thu hàng năm từ 150-250 triệu USD, gồm các thương hiệu mạnh và đáng tin cậy trong lĩnh vực hàng tiêu dùng (FMCG) như CHIN-SU; Omachi; Kokomi; Nam Ngư; Wake-up 247…
Để tạo ra được các thương hiệu mạnh được tin dùng và yêu thích, việc hiểu sâu sắc nhu cầu từ thị trường luôn được doanh nghiệp này đặt lên hàng đầu. Điển hình việc thành lập Trung tâm phát triển sản phẩm và nghiên cứu người tiêu dùng (Consumer Innovation Center) với mục đích lắng nghe và thấu hiểu người tiêu dùng được đưa vào hoạt động từ tháng 6/2023.
Liên tục cập nhật các công nghệ mới, tiên tiến, cùng với đội ngũ chuyên gia hàng đầu trên thế giới tại các ngành hàng, đã cho ra đời các dòng sản phẩm đột phá, tạo tiếng vang trên thị trường như: Dòng nước mắm chấm đặc sản với bộ 3 Nam Ngư ớt tỏi Lý Sơn, Nam Ngư ớt gừng Kỳ Sơn, Nam Ngư me tươi Nam Bộ - mang lại giá trị tiện lợi cho các bữa cơm của gia đình Việt. Đa dạng hoá các loại gia vị như: Sa tế tôm sả CHIN-SU; mayonnaise CHIN-SU; bộ gia vị hoàn chỉnh của CHIN-SU như xốt canh chua, xốt thịt nướng, xốt phở bò, xốt thịt nướng bún chả, xốt lẩu Thái...
Đặc biệt, tương ớt CHIN-SU Sriracha với vị cay ngon độc đáo từ giống ớt chỉ thiên nổi tiếng của Việt nam, đã góp phần giúp tương ớt CHIN-SU vượt qua hơn 400 thương hiệu tương ớt đang bán trên sàn thương mại điện tử Amazon để ghi danh vào “Top 10 Best Seller”. Đây là cột mốc quan trọng đánh dấu cho hành trình “Vòng quanh thế giới” của CHIN-SU.
Đông đảo khách hàng tham quan tại gian hàng CHIN-SU
|
Trong thời gian tới, Masan Consumer dự kiến phối hợp chặt chẽ với WinCommerce (đơn vị cũng thuộc Tập đoàn Masan - sở hữu chuỗi siêu thị WinMart/WinMart+) và chương trình Hội viên WIN để phát triển sản phẩm mới dựa trên nền tảng phân tích và thấu hiểu hành vi khách hàng của những đơn vị này. Đây là một lợi thế cạnh tranh nổi bật của Masan Consumer khi nằm trong nền tảng bán lẻ - tiêu dùng của Tập Đoàn Masan.
Năm 2024, Masan Consumer dự kiến doanh thu thuần đạt từ 32,500 tỷ đồng đến 36,000 tỷ đồng. Bên cạnh các sản phẩm, ngành kinh doanh chủ chốt, Công ty còn đang phát triển các năng lực và quy trình đổi mới nhằm hoàn thiện danh mục FMCG trong tương lai. Mục tiêu chiến lược của Masan Consumer là sở hữu 6 thương hiệu tỷ đô, thực hiện chiến lược “Go Global” với mục tiêu đạt 10 – 20% doanh thu từ thị trường toàn cầu, đưa thương hiệu Việt ra thế giới và trở thành công ty hàng đầu Đông Nam Á về tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận nhờ mô hình FMCG mới.
FILI
|