Thứ Ba, 28/05/2024 15:02

Nhịp đập Thị trường 28/05: Sôi động cuối ngày, VN-Index tăng hơn 14 điểm

Thị trường mở màn phiên hôm nay với sự hứng khởi, sắc xanh bao phủ cả 3 sàn, nhưng trong nửa sau phiên sáng và nửa đầu phiên chiều, sự giằng co xuất hiện khiến thị trường liên tục có những biến động lên xuống. Đến khoảng thời gian cuối ngày, nhịp kéo mạnh mẽ và vô cùng dứt khoát đã giúp thị trường bay cao.

Kết phiên, sắc xanh hiện diện trên cả 3 sàn, trong đó VN-Index tăng 14.05 điểm lên 1,281.73 điểm, nhanh chóng lấy lại điểm số đã mất trong phiên giảm sâu 24/05; HNX tăng 2.75 điểm lên 245.58 điểm và UPCoM tăng 0.75 điểm lên 95.62 điểm. Thanh khoản cải thiện rõ rệt so với phiên hôm qua, với gần 25.3 ngàn tỷ đồng giá trị giao dịch khớp lệnh trên 3 sàn.

Có đến 37 cổ phiếm tăng trần hôm nay, nổi bật như LPB, VDS, HVN, HDG, SZC hay nhóm cổ phiếu họ Apec gồm APS, API, IDJ. Đồng thời, thị trường cũng chứng kiến sự tăng giá của 558 cổ phiếu, trong khi ngược lại chỉ có 222 mã giảm đỏ, 15 mã giảm sàn.

Hàng loạt cổ phiếu trụ tăng mạnh cũng là động lực giúp thị trường bay cao. Top 10 cổ phiếu mang về nhiều điểm nhất cho VN-Index bao gồm FPT, LPB, HVN, SAB, MSN, VCB, MWG, GAS, VNM, HPG, tổng cộng đã gần 7.4 điểm.

Top cổ phiếu ảnh hưởng đến chỉ số VN-Index

Sự lan tỏa cũng rộng khắp các ngành, với 24 ngành tăng, mạnh nhất là dịch vụ tư vấn, hỗ trợ hơn 4.81% với động lực từ TV2 “tím trần”. Công nghệ thông tin cũng có phiên tích cực khi tăng 3.24%, động lực chính từ FPT tăng 3.16%, CMG tăng 5.25% và CTR tăng 3.26%. Tiếp đến còn có 5 ngành tăng trên 2% là bảo hiểm, bán lẻ, chứng khoán, nông – lâm – ngư và vận tải – kho bãi, với nhiều cổ phiếu thuộc hàng vốn hóa cao.

Ngành giảm điểm duy nhất là chăm sóc sức khỏe, tuy nhiên mức giảm rất nhẹ, chỉ 0.07%. Đáng nói, một cổ phiếu thu hút nhiều sự chú ý trong ngành này là DHG lại tăng 0.17%.

Giao dịch khối ngoại có lẽ là điểm trừ hiếm hoi khi tiếp tục có thêm 1 phiên bán ròng 1.2 ngàn tỷ, mạnh mẽ nhất là CTG gần 459 tỷ đồng, tiếp đến là VNMHPG bị bán ròng 124 tỷ đồng và 94 tỷ đồng. Ở chiều ngược lại, FPT được mua ròng 115 tỷ đồng không đủ tạo sự cân bằng.

14h: Tiếp tục giằng co, VN-Index lại quay đầu giảm khi chạm 1,275 điểm

Không có nhiều sự bất ngờ khi diễn biến giằng co tiếp tục được kéo dài sang đầu phiên chiều, với việc chỉ số nhanh chóng tăng điểm từ 1,271 điểm lên mốc 1,275 điểm, nhưng sau đó cũng giảm trở lại 1,271 điểm nhanh chóng không kém.

Tính đến thời điểm 14 giờ, các chỉ số vẫn đồng thuận với sắc xanh, trong đó VN-Index đạt 1,271.9 điểm, tăng 4.22 điểm; HNX đạt 244.77 điểm, tăng 1.94 điểm; UPCoM đạt 95.09 điểm, tăng 0.22 điểm. Thanh khoản đạt 19,965 tỷ đồng, có sự bứt phá so với phiên 27/05.

Nhiều nhóm ngành có sự bứt phá, đặc biệt là dịch vụ tư vấn hỗ trợ đang tạm tăng 4.05%, với sự góp mặt của TV2 tăng trần; bán lẻ tăng 2.09% với đóng góp từ 2 ông lớn điện thoại, điện máy là MWG tăng 2.33% và FRT tăng 1.12%; vận tải kho bãi tăng 1.74% với sự “cất cánh” tím trần của HVN.

Nếu xét riêng trường hợp của HVN đã đóng góp đến 1 điểm tăng cho VN-Index. Tính xa hơn, cổ phiếu của “ông lớn” ngành hàng không đã tăng gần 100% từ đầu tháng 4.

Khối ngoại gia tăng mức bán ròng vượt ngưỡng ngàn tỷ trong phiên hôm nay, cụ thể là 1,050 tỷ đồng, khả năng tạo ra thêm một phiên bán ròng nữa. Có đến 2 cổ phiếu bị bán ròng trên 100 tỷ là CTG (384 tỷ đồng) và VNM (112 tỷ đồng). Ngược lại, FPT được mua ròng hơn 103 tỷ đồng.

Phiên sáng: Nỗ lực giữ sắc xanh trước khi bước vào phiên chiều 

Kết thúc phiên sáng ngày 28/05, VN-Index đạt 1,272.47 điểm, tăng 4.79 điểm; HNX đạt 245.15 điểm, tăng 2.32 điểm; UPCoM đạt 95.11 điểm, tăng 0.24 điểm. Giá trị giao dịch trên cả 3 sàn đạt 11.3 ngàn tỷ đồng, cải thiện so với phiên hôm qua.

Thống kê theo thang đo của VS-Sector, bán lẻ là ngành có mức tăng mạnh mẽ nhất và cũng là ngành duy nhất tăng trên 2%, nổi bật là PNJ tăng 0.53%, FRT tăng 0.81% và nổi bật là MWG tăng 2.67%. MWG và các cổ phiếu khác trong lĩnh vực kinh doanh ICT và CE thời gian qua có mức tăng khá tốt, nhận được nhiều sự quan tâm từ giới đầu tư, sau những kết quả kinh doanh cho thấy tín hiệu dần bước qua thời điểm khó khăn nhất.

Riêng MWG hôm nay đang tạm thời dẫn đầu trong danh sách đóng góp điểm tăng cho VN-Indrex, với gần 0.6 điểm, xếp trên hàng loạt cổ phiếu trụ khác như SAB, MSN, GAS, VNM

Còn có 9 ngành tăng trên 1%, điển hình như chứng khoán, nông – lâm – ngư, sản xuất hàng gia dụng, sản xuất thiết bị máy móc…

Ở chiều ngược lại, chỉ có 3 ngành giảm điểm nhưng đều ở mức nhẹ, bao gồm thiết bị điện, ngân hàng và vật liệu xây dựng. Riêng ngành ngân hàng, dù tổng thể giảm không đáng kể, nhưng với quy mô rất lớn của mình, đã đóng góp đến 6/10 cổ phiếu tác động tiêu cực nhất lên VN-Index, gồm CTG, VCB, BID, HDB, TCB, SSB.

Điểm trừ là khối ngoại tiếp tục gia tăng lực bán ròng lên 506 tỷ đồng, đặc biệt đối với CTG bị bán gần 134 tỷ đồng, gần gấp đôi cổ phiếu xếp ngay sau là VNM hơn 69 tỷ đồng, tiếp đến là hàng loạt cổ phiếu bị bán ròng trên 30 tỷ đồng là HPG, GEX, MSN, HDB.

Về phía mua ròng, giá trị tại FPT dù không thay đổi quá nhiều so với đầu phiên sáng, hiện quanh mức 70 tỷ đồng, nhưng vẫn đang dẫn đầu về mua ròng toàn thị trường, qua đó không đủ sức tạo sự cân bằng với phe bán ròng.

10h40: Giữ sắc xanh nhưng còn nhiều mối lo

Trong nửa đầu phiên sáng, dù vẫn giữ sắc xanh nhưng thị trường liên tục có những biến động lên xuống, đặc biệt kể từ 9h55, VN-Index giảm một mạch từ 1,275 về 1,270 điểm.

Tại thời điểm 10h30, VN-Index đạt 1,270.20 điểm, tăng 2.52 điểm; HNX đạt 244.30 điểm, tăng 1.47 điểm; UPCoM đạt 95.05 điểm, tăng 0.17 điểm. Thanh khoản có sự cải thiện so với phiên hôm qua, với hơn 7.2 ngàn tỷ đồng giá trị giao dịch trên cả 3 sàn.

Thị trường xuất hiện 25 mã tím trần, 407 mã xanh, trong khi chỉ có 203 mã đỏ và 5 mã giảm sàn. Bên cạnh đó, 968 mã đang đứng giá so với hôm qua.

MWG gây chú ý với sự bứt lên để trở thành cổ phiếu mang lại nhiều điểm nhất cho VN-Index, với gần 0.7 điểm. Các cổ phiếu vốn hóa lớn khác cùng góp sức như MSNGAS gần 0.5 điểm, FPT hơn 0.3 điểm.

So với đầu phiên sáng không có ngành nào giảm điểm, thì đến hiện tại, thị trường xuất hiện 5 ngành giảm là thiết bị điện, sản xuất nhựa – hóa chất, ngân hàng, vật liệu xây dựng, vận tải - kho bãi. Nhưng nhì chung các mức giảm không lớn, đều dưới 0.5%.

Ở nhóm tăng điểm, bán lẻ dẫn đầu với mức tăng 1.97%, đóng góp lớn bởi MWG tăng 3%, PNJ tăng 0.53% hay FRT tăng 0.587%. Ngoài bán lẻ, còn 4 ngành khác cũng tăng trên 1% là sản xuất thiết bị - máy móc; nông – lâm – ngư; sản xuất hàng gia dụng; tài chính khác.

Khối ngoại ngày một gia tăng đà bán ròng, hiện tại đã hơn 340 tỷ đồng, tập trung vào CTG gần 55 tỷ đồng, VNM gần 44 tỷ đồng hay MSN gần 34 tỷ đồng. Ngược lại, FPT vẫn đang “gồng gánh” nhóm mua ròng với giá trị gần 78 tỷ đồng.

Mở cửa: Mở phiên trong sắc xanh, tiếp nối đà hồi phục

Thị trường mở phiên 28/05 với diễn biến tăng điểm trên cả 3 sàn. Tính đến 9h30, lần lượt VN-Index tăng 3.93 điểm lên 1,271.02 điểm, HNX tăng 1.42 điểm lên 244.25 điểm, UPCoM tăng 0.25 điểm lên 95.12 điểm. Thanh khoản đạt 1.7 ngàn tỷ đồng trên cả 3 sàn.

Dù tăng điểm, nhưng giới đầu tư còn đặt thêm kỳ vọng vào sự đồng thuận của thanh khoản, đặc biệt khi VN-Index vừa hồi phục điểm số với thanh khoản thấp trong phiên 27/05, sau khi đã giảm điểm mạnh với thanh khoản cao trong phiên trước đó.

GAS hiện đang đóng góp nhiều nhất vào điểm số của VN-Index hôm nay, với 0.6 điểm tăng, xếp sau là FPT, HPG, VPB, MBB đều quanh ngưỡng 0.2 điểm. Ngược lại, TCB đang là cổ phiếu lấy đi nhiều điểm nhất, nhưng không đáng kể, chỉ khoảng 0.1 điểm.

Theo VS-Sector, sắc xanh lan tỏa trên toàn bộ các nhóm ngành, dẫn đầu bởi sản xuất hàng gia dụng tăng 1.19%, nổi bật với TCM tăng 0.77%, MSH tăng 1.21%, TNG tăng 2.36%, STK tăng 1.85%; tiện tích tăng 1.07%, với động lực từ GAS tăng 1.11%, POW tăng 2.07% hay PGV tăng 1.35%. Đặc biệt, phiên hôm nay nhóm cổ phiếu họ Apec gồm APS, API, IDJ tiếp tục tăng trần.

Nhà đầu tư nước ngoài đang tạm thời bán ròng nhẹ gần 13 tỷ đồng, tập trung vào VNM gần 16 tỷ đồng, HDB hơn 11 tỷ đồng, MSN gần 7 tỷ đồng, VCBHPG trên 6 tỷ đồng. Lực đỡ đến từ FPT đang được mua ròng gần 74 tỷ đồng, chênh lệch lớn với các cổ phiếu xếp sau.

Trước đó, động thái bán ròng cũng được khối ngoại thường xuyên duy trì suốt nhiều tháng qua. Một trong những nguyên nhân đến từ mặt bằng lãi suất của Việt Nam thấp hơn so với Mỹ, dẫn tới áp lực khá lớn về tỷ giá mà thị trường cũng đón nhận trong suốt thời gian qua. Nếu kể đến những quốc gia đầu tư chính trên thị trường chứng khoán Việt Nam, có thể kể tới như Mỹ, EU, Đài Loan, Thái Lan, Hàn Quốc… Việt Nam là một trong những quốc gia nới lỏng chính sách tiền tệ đầu tiên trong nhóm này.

Tuy vậy, xu hướng bán ròng của khối ngoại sẽ sớm kết thúc trong thời gian ngắn sắp tới, khi gần đây NHNN đã có nhiều động thái để ổn định tỷ giá và nâng nền lãi suất của Việt Nam lên. Có thể kể đến việc phát hành bills để đẩy nền lãi suất liên ngân hàng, cộng kèm với nới lãi suất OMO để giúp mặt bằng lãi suất liên ngân hàng được tăng lên cao hơn. Bên cạnh đó SBV cũng đã dứt khoát hơn trong việc bán giao ngay USD thay vì bán kỳ hạn như giai đoạn 2022 để ổn định câu chuyện tỷ giá trong ngắn hạn.

Chia sẻ với người viết, ông Trần Quốc Toàn - Giám đốc Kinh doanh Hội Sở Chứng khoán Mirae Asset nhận định, các động thái can thiệp của SBV tới hiện tại đang làm khá tốt để ổn định tỷ giá. Áp lực có thể sẽ nhẹ nhàng hơn dần vào quý 3, khi Fed có thể sẽ giảm lãi suất trong kì họp tháng 9 sắp tới. Nền lãi suất hiện tại dù đang tăng lên, tuy nhiên vẫn đang là rất thấp so với bối cảnh hiện tại. Có thể trong vài tuần tới, SBV sẽ tiếp tục tăng lãi suất OMO cộng kèm các lãi suất điều hành khác, tuy nhiên đây vẫn chỉ ngang với giai đoạn COVID-19. Việc tăng mạnh lãi suất sẽ khó có thể xảy ra bởi mục tiêu của Chính phủ trong năm nay là tập trung vào tăng trưởng kinh tế (khác giai đoạn 2022 là ổn định vĩ mô).

Huy Khải

FILI

Các tin tức khác

>   Vietstock Daily 28/05/2024: Tâm lý thận trọng bủa vây (27/05/2024)

>   Chứng khoán phái sinh ngày 28/05/2024: Khối ngoại tiếp tục bán ròng mạnh (27/05/2024)

>   Thị trường chứng quyền 28/05/2024: Khối ngoại kéo dài chuỗi bán ròng (27/05/2024)

>   Nhịp đập Thị trường 27/05: Sắc xanh được bảo toàn dù dòng tiền thiếu sự ủng hộ (27/05/2024)

>   Vietstock Weekly 27-31/05/2024: Rủi ro điều chỉnh vẫn còn (26/05/2024)

>   Thị trường chứng quyền tuần 27-31/05/2024: Đỏ lửa cùng thị trường cơ sở (26/05/2024)

>   Chứng khoán phái sinh tuần 27-31/05/2024: Sắc đỏ bao trùm thị trường (25/05/2024)

>   Chứng khoán Tuần 20-24/05/2024: VN-Index chững lại đà tăng (24/05/2024)

>   Nhịp đập Thị trường 24/05: Sắc đỏ bao trùm thị trường, thanh khoản đột biến hơn 40 ngàn tỷ đồng (24/05/2024)

>   Vietstock Daily 24/05/2024: Tâm lý bi quan đã giảm bớt (23/05/2024)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật