Thứ Sáu, 03/05/2024 20:54

Doanh nghiệp liên quan vụ bán dự án điện mặt trời cho Trung Quốc, đề xuất làm 2 nhà máy điện gió ở Lâm Đồng

Mới đây, CTCP Đầu tư HLP đề xuất đầu tư xây dựng 2 dự án nhà máy điện gió Tà Năng 1 và Tà Năng 2 tại huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng.

Trong văn bản gửi UBND tỉnh Lâm Đồng ngày 14/04, Công ty đề nghị UBND tỉnh kiến nghị Bộ Công thương đưa 2 dự án nhà máy điện gió Tà Năng 1 (113.4MW) và Tà Năng 2 (184.8MW) vào kế hoạch thực hiện quy hoạch điện VII giai đoạn 2026-2030.

Theo Đầu tư HLP, căn cứ của đề xuất là nhằm đáp ứng nhu cầu điện của địa phương, đặc biệt là nguồn điện cho lĩnh vực khai thác, chế biến sâu khoáng sản bauxit. Hai là để vận hành đồng bộ với TBA 220kV Tà Năng 500MWA đã được đưa vào Kế hoạch hiện hiện quy hoạch điện VIII giai đoạn 2026-2030 thì việc triển khai đầu tư các nhà máy điện gió trên là cần thiết. Việc đưa vào kế hoạch sẽ bảo đảm 2 nhà máy điện gió Tà Năng 1 và Tà Năng 2 có đủ cơ sở để triển khai các bước tiếp theo gồm: lập báo cáo nghiên cứu khả thi, chấp thuận chủ trương đầu tư, lựa chọn chủ đàu tư, thực hiện các thủ tục chuẩn bị đầu tư, tiến hành xây dựng và vận hành dự kiến vào cuối 2030-đầu 2031.

Ba là, theo HLP, dự án không chồng lấn với đất rừng tự nhiên, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, đã đăng ký nhu cầu chuyển mục đích sử dụng rừng giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn tỉnh theo văn bản số 49/SNN-KL ngày 11/01/2022 và văn bản 2216/SNN-KL ngày 12/09/2023, kuh vực dự án không ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh, quy hoạch cư dân.

Trước đề nghị trên, UBND tỉnh Lâm Đồng ngày 25/04 có văn bản gửi Sở Công thương giao Sở chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương liên quan căn cứ quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 (quy hoạch điện VIII), kế hoạch thực hiện quy hoạch điện VIII đã được Thủ tưởng phê duyệt, trả lời cho HLP biết.

Hồi tháng 01/2020, trong văn bản của Sở Công thương tỉnh Bình Thuận gửi Viện Năng lượng cung cấp tình hình thực hiện quy hoạch điện VII điều chỉnh và đề xuất đưa vào quy hoạch điện VIII cho biết, Đầu tư HLP đề xuất đăng ký khảo sát dự án điện gió biển Cổ Thạch, tại Tuy Phong 2000MW, quy mô lên tới 4.4 tỷ USD.

Năm 2018, tại tỉnh Đắk Lắk, Đầu tư HLP cũng từng đề xuất việc đầu tư dự án nhà máy điện gió trên địa bàn tỉnh.

Ngoài mảng năng lượng, Công ty còn từng đề xuất khảo sát làm dự án đầu tư quản lý, bảo vệ rừng kết hợp phát triển cây sâm Ngọc Linh và các loại cây dược liệu dưới tán rừng tại Tiểu khu 231, 232 xã Ngọc Lây; tiểu khu 233 xã Văn Xuôi, huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum vào tháng 09/2022.

CTCP Đầu tư HLP thành lập vào tháng 09/2017 tại Hà Nội, ngành nghề chính là sản xuất điện. Vốn điều lệ ban đầu 3 tỷ đồng, các cổ đông sáng lập gồm ông Nguyễn Mạnh Cường (giữ chức Tổng Giám đốc kiêm đại diện pháp luật) nắm 38%, ông Trương Việt Hùng 35%, ông Trần Văn Hải 10%, bà Đỗ Thu Trang 7%, ông Bùi Xuân Huy 3%, ông Nguyễn Như Nam 3%, bà Phạm Thị Đông 2% và bà Nguyễn Thị Ngọc Hoa 2%. Tháng 10/2018, Công ty nâng vốn lên 90 tỷ đồng, trong đó ông Hùng thoái hết vốn, các cổ đông còn lại giữ nguyên tỷ lệ.

Ông Nguyễn Mạnh Cường còn là cổ đông sáng lập CTCP Điện Mặt trời VSP Bình Thuận II, dự án này từng vướng vào lùm xùm về việc bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài.

Theo tìm hiểu, CTCP Điện Mặt trời VSP Bình Thuận II là chủ đầu tư dự án điện mặt trời VSP Bình Thuận tại thôn Vĩnh Sơn, xã Vĩnh Hảo, huyện Tuy Phong. Pháp nhân thành lập vào tháng 12/2016 với vốn điều lệ 360 tỷ đồng. Cổ đông sáng lập gồm CTCP Điện Mặt trời Việt Nam nắm 52.25%, CTCP Đầu tư và Công nghệ HC Toàn Cầu nắm 42.75%, ông Đặng Hồng Sơn 5%. Ông Hà Duy Lợi làm Chủ tịch HĐQT kiêm đại diện pháp luật. Giữa năm 2017, Doanh nghiệp bất ngờ giảm vốn chỉ còn 50 triệu đồng, nhưng sau đó 1 tháng vào tháng 08/2017 tăng lên 2.6 tỷ đồng, cổ đông lúc này gồm ông Hà Duy Lợi nắm 60%, ông Nguyễn Văn Hùng 37.45%, bà Nguyễn Thị Liên 2.55%.

Tháng 03/2019, ông Lợi không còn làm Chủ tịch kiêm đại diện pháp luật doanh nghiệp, thay vào đó là ông Yang Yong Zhi (quốc tịch Trung Quốc). Tháng 07/2023, Công ty công bố cổ đông nước ngoài đã nắm toàn bộ vốn gồm Công ty TNHH Đầu tư Vina Solar thuộc sở hữu Công ty TNHH Vina Solar Technology (do ông Zhi làm Tổng Giám đốc kiêm đại diện pháp luật) nắm 99%, ông Zhi nắm 0.5% và ông Wang Zhao Feng 0.5%. Sau đó, các cổ đông này thoái hết vốn, thay vào đó là VN Green Holdings Pte.Ltd (trụ sở tại Singapore) nắm 99%, Dragon Capital Private Equity Management Limited nắm 0.5%.

Cổ đông lớn nhất của Điện Mặt trời VSP Bình Thuận II, CTCP Điện Mặt trời Việt Nam thành lập tháng 10/2015, trụ sở tại Hà Nội; ngành nghề chính là sản xuất, truyền tải và phân phối điện. Vốn điều lệ ban đầu 350 tỷ đồng, trong đó cổ đông sáng lập gồm ông Hà Duy Lợi (giữ chức Chủ tịch HĐQT kiêm đại diện pháp luật) nắm 35%, và ông Nguyễn Mạnh Cường 20%, ông Phan Đăng Thìn 10%, bà Vũ Ngọc Vân 10%, ông Chuang Tiến Vượng 5%, ông Phạm Tiến Dũng 10%, ông Vũ Đức Thế 10%. Tháng 08/2021, công ty đổi tên thành CTCP Đầu tư Phát triển Xây dựng Sun Việt Nam, vốn điều lệ giảm còn 50 tỷ đồng và ông Nguyễn Tuấn Khôi làm Giám đốc kiêm đại diện pháp luật. Tháng 09/2021, đến lượt ông Phạm Văn Lượng giữ chức vụ này, tháng 05/2022 là ông Nguyễn Công Khánh đồng thời doanh nghiệp giảm vốn còn 10 tỷ đồng. Tháng 3 năm nay, ông Nguyễn Văn Huy ngồi ghế Giám đốc kiêm đại diện pháp luật.

ông Yang Yong Zhi xuất hiện với vai trò là Tổng giám đốc Công ty TNHH Vina Solar Technology

Thu Minh

FILI

Các tin tức khác

>   Nguyên Bí thư Tỉnh ủy gửi đơn tố cáo hành vi thông thầu ở Ninh Thuận (03/05/2024)

>   Chủ tịch Phan Văn Mãi: Giải ngân đầu tư công TPHCM chùng lại (03/05/2024)

>   Khẩn trương phân bổ, giải ngân vốn các dự án giao thông trọng điểm (03/05/2024)

>   Phó Thủ tướng: Không đề xuất xử lý những dự án BOT do 'lỗi' của doanh nghiệp (03/05/2024)

>   Thủy điện có còn dư địa để phát triển hay sẽ sớm bị thay thế? (03/05/2024)

>   Người Việt Nam đánh giá cao du lịch bền vững (03/05/2024)

>   Thủ tướng yêu cầu khẩn trương nghiên cứu thiết lập hệ thống đăng ký quốc gia về tín chỉ carbon (03/05/2024)

>   Chủ tịch Tân Hoàng Minh Đỗ Anh Dũng kháng cáo (03/05/2024)

>   Những điểm đáng chú ý trong Dự thảo về Nghị định cơ chế mua bán điện trực tiếp (02/05/2024)

>   4 tháng đầu năm 2024, cả nước mới giải ngân vốn đầu tư công hơn 115,000 tỷ đồng (02/05/2024)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật