Thứ Ba, 21/05/2024 14:17

ĐHĐCĐ thường niên 2024 lần 2: CII sẽ đầu tư mới từ năm 2025

Sáng ngày 21/05/2024, CTCP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE: CII) tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2024 lần 2. Lãnh đạo CII thông tin đến cổ đông tiến độ các dự án BOT và bất động sản.

ĐHĐCĐ thường niên 2024 lần 2 của CII tổ chức sáng ngày 21/05/2024. Ảnh: Thượng Ngọc

Đại hội thông qua mục tiêu năm 2024 tổng doanh thu 4,194 tỷ đồng và lãi ròng 430 tỷ đồng, giảm hơn 11% về doanh thu nhưng tăng gần 10% về lợi nhuận.

Kế hoạch cho các mảng, dự kiến doanh thu mảng hạ tầng cầu đường, thu phí năm 2024  đạt 2,441 tỷ đồng, tăng gần 45% so với năm 2023. Mức tăng này chủ yếu nhờ tăng giá vé thu phí tại dự án mở rộng Quốc lộ 1 tỉnh Ninh Thuận và cầu Cổ Chiên, cùng với đó là hợp nhất doanh thu dự án cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận từ đầu năm.

CII sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác nghiên cứu các dự án hạ tầng giao thông mới, đặc biệt trong bối cảnh Nghị quyết 98 được ban hành giúp tạo cơ chế đặc thù cho riêng các dự án BOT tại TPHCM.

Với mảng bất động sản, Công ty sẽ tiếp tục kinh doanh, cho thuê văn phòng và diện tích thương mại tại các dự án đã hoàn thành và tiếp tục hoàn thiện hồ sơ pháp lý các dự án đang trong quá trình đầu tư.

Về việc doanh thu 2024 dự kiến giảm dù mảng cầu đường được nâng giá vé, ông Bình chia sẻ năm 2023, doanh thu của CII có một ít từ bất động sản năm 2022 chuyển qua. Còn giai đoạn 2023-2025, doanh thu từ bất động sản gần như bằng 0 do vướng mắc về pháp lý.

Về dự án Thủ Thiêm, ông Bình cho biết đến giờ phút này vẫn chưa nói được gì về dự án do chưa có những tháo gỡ về mặt pháp lý. CII hy vọng những vướng mắc sẽ được tháo gỡ trong năm 2024. "Do không biết mọi chuyện sẽ diễn biến như thế nào nên việc đưa ra các dự phóng liên quan đến dự án Thủ Thiêm là bất khả thi", ông Bình thông tin.

Tương tự với các dự án bất động sản của NBB, CII đang “vắt chân lên cổ” để giải quyết các vấn đề pháp lý. Thứ 6 vừa qua (17/05), CII đã nộp bộ hồ sơ mất hơn 2 năm để hoàn thiện chỉ để lấy được một bản vẽ. Mặt khác, dự án Delagi cũng đang bị vướng trong việc xác định giá đất. Do đó, Công ty kỳ vọng các luật mới khi đưa vào vận hành sẽ có những hướng dẫn để tháo gỡ khó khăn.

Ông Bình cho biết tới năm 2025, CII sẽ có những tín hiệu tích cực hơn khi được điều chỉnh tăng giá cước, lưu lượng xe tăng lên, nợ trái phiếu được tất toán. Theo đó, CII trong năm 2025 sẽ bắt đầu đầu tư mới do dự kiến vào cuối năm TPHCM sẽ tổ chức đấu thầu nhiều dự án BOT.

Chuẩn bị ký hợp đồng nhận chuyển nhượng 1 dự án BOT

Về tiến độ dự án BOT KCN kết hợp cảng biển được đề cập tại ĐHĐCĐ bất thường 2023 lần 2, Tổng Giám đốc CII cho biết Công ty cơ bản đã thương thảo xong và sẽ ký hợp đồng vào cuối tháng 6, đầu tháng 7 năm nay.

Tổng mức đầu tư của dự án khoảng 1,650 tỷ đồng, CII đã thu xếp xong phần vốn của mình. Hiện dự án đã tới bước trải thảm nhựa và dự kiến đưa vào khai thác đầu năm 2025. Tuy nhiên, sau khi chính thức tham gia, CII sẽ kiến nghị nâng quy mô lên gấp đôi, do dự án nằm trên đường huyệt đạo của 6 tỉnh miền Đông Nam Bộ nên không thể làm 4 làn như bây giờ, phải đồng bộ với đoạn đường liền trước.

Ông Bình đánh giá nếu dự án Trung Lương – Mỹ Thuận 10 điểm thì dự án này cũng 8-9 điểm do nằm trên đường nối KCN của 5 tỉnh đến cảng lớn nhất của Việt Nam hiện nay. Do chưa ký hợp đồng nên CII chưa tiện công bố tên dự án.

Về lý do CII được chọn để thực hiện dự án này, ông Bình cho biết nhà đầu tư trên chuyên về hạ tầng KCN nên có ít kinh nghiệm làm BOT. CII có kinh nghiệm trong ngành để triển khai dự án.

Phải nâng vốn để làm được các dự án BOT theo mô hình mới

Nói về đòn bẩy tài chính của Công ty ở mức cao, Tổng Giám đốc CII cho rằng đối với các dự án BOT trước đây thì quy mô vốn có 11% là vốn chủ, 89% là vốn huy động, tương ứng hệ số nợ gấp 9 lần nhưng CII chỉ đang ở mức 3 lần. Nếu đầu tư trong lĩnh vực khác thì 3 lần là cao nhưng trong BOT mức này là thấp. Nguyên nhân là do doanh thu dự án luôn có sự tăng trưởng do tăng lưu lượng xe, tăng giá vé và cam kết lợi nhuận từ Nhà nước. Vì vậy, việc đầu tư dự án BOT trước đây là cực kỳ an toàn, ông Bình đánh giá.

Tuy nhiên, sắp tới, các dự án BOT không còn được Nhà nước đảm bảo lợi nhuận nên nhà đầu tư phải “lời ăn lỗ chịu”. Do đó, tỷ lệ nợ tối đa chỉ ở mức 1:1, vượt hơn 2 lần là rất nguy hiểm. Vì vậy, CII phải tăng vốn để tham gia các dự án BOT theo mô hình mới, chứ không được vay 70% như trước đây.

Về phân phối lợi nhuận, CII dự định chia cổ tức 2023 và 2024 bằng tiền mặt với cùng tỷ lệ 16%. Tại Đại hội, ông Bình đánh giá ở thời điểm hiện tại, CII vẫn đủ khả năng chia cổ tức 16%/năm (4%/quý) nhưng không thể cam kết sẽ sẽ duy trì đều đặn trong tương lai.

* ĐHĐCĐ thường niên 2024 lần 1 của CII bất thành, hé lộ đầu tư 1 công ty thuộc Tasco

Hà Lễ

FILI

Các tin tức khác

>   ĐHĐCĐ DDG: Hướng tới tăng trưởng xanh (21/05/2024)

>   SGS: Ký hợp đồng kiểm toán Báo cáo tài chính năm 2022 (21/05/2024)

>   SGS: Ký hợp đồng kiểm toán Báo cáo tài chính năm 2023 (21/05/2024)

>   SGS: Ký hợp đồng kiểm toán Báo cáo tài chính năm 2024 (21/05/2024)

>   TOS: Thông báo ngày đăng ký cuối cùng dự kiến để thực hiện quyền nhận cổ tức năm 2023 bằng tiền (21/05/2024)

>   Kế hoạch 2024 của các ông lớn khu công nghiệp có gì đáng chú ý? (22/05/2024)

>   PGC: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thay đổi lần thứ 18 (21/05/2024)

>   NTL: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thay đổi lần thứ 16 và GXN thay đổi nội dung ĐKDN (21/05/2024)

>   DHC: Nghị quyết HĐQT về việc chi trả cổ tức đợt cuối năm 2023 bằng tiền (21/05/2024)

>   Doanh thu vàng miếng của PNJ đạt mức kỷ lục (21/05/2024)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật