Thứ Năm, 11/04/2024 21:30

Việt Nam rất quan tâm đến dự án kênh Funan Techo của Campuchia

Việt Nam rất quan tâm đến dự án kênh Funan Techo và đề nghị phía Campuchia chia sẻ thông tin và đánh giá tác động của công trình này đối với tài nguyên nước và môi trường sinh thái

Việt Nam rất quan tâm đến dự án kênh Funan Techo của Campuchia- Ảnh 1.

Đường đi dự kiến của kênh Funan Techno

Ngày 11/04, tại họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao, trả lời câu hỏi của phóng viên về việc Thủ tướng Campuchia Hun Manet mới đây cho biết nước này sẽ thúc đẩy dự án xây dựng kênh đào Funan Techo (kênh đào Phù Nam), Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Đoàn Khắc Việt nêu rõ: 

Việt Nam ủng hộ nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội của các nước ven sông Mê Kông, đồng thời cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tăng cường hợp tác để quản lý và sử dụng hiệu quả, bền vững nguồn nước sông Mê Kông vì sự phát triển bền vững của lưu vực, lợi ích của các cộng đồng người dân trên lưu vực, tương lai của các thế hệ mai sau và tình đoàn kết gắn bó giữa các quốc gia ven sông.

Việt Nam rất quan tâm đến dự án kênh Funan Techo và đã đề nghị phía Campuchia phối hợp chặt chẽ với Việt Nam và Ủy hội sông Mê Kông quốc tế trong việc chia sẻ thông tin và đánh giá tác động của công trình này đối với tài nguyên nước và môi trường sinh thái của khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long để đảm bảo hài hòa lợi ích của các quốc gia ven sông và người dân sinh sống trong khu vực.

Dự án xây dựng kênh Funan Techo được đưa ra tại phiên họp Quốc hội Campuchia lần thứ 6 vào ngày 19/05/2023. Ngày 07/06/2023, Chính phủ Campuchia ra quyết định thành lập Ủy ban liên bộ để triển khai dự án này.

Trước đó, ngày 09/04, Chủ tịch Thượng viện Campuchia Hun Sen có bài đăng trên trang Facebook của ông để bác bỏ thông tin nói về sự hiện diện của quân đội Trung Quốc ở quân cảng Ream và câu chuyện mà ông gọi là "bịa đặt" về kênh Funan Techo, rằng kênh đào này sẽ hỗ trợ Hải quân Trung Quốc nhiều hơn nữa ở khu vực.

Ông Hun Sen khẳng định kênh Funan Techo chỉ phục vụ các lợi ích kinh tế - xã hội khi cung cấp thêm nước cho vùng tây nam Campuchia, bên cạnh các dòng dẫn nước hiện tại dọc sông Mê Kông. Ông khẳng định công trình hạ tầng quan trọng này sẽ hỗ trợ các hoạt động sản xuất nông nghiệp, quản lý nước hiệu quả hơn trong mùa mưa, hỗ trợ nuôi cá nước ngọt và những lợi ích khác.

Ông Hun Sen cũng bác bỏ thông tin nói rằng Campuchia cho phép quân đội Trung Quốc vào quốc gia này, vì Điều 53 Hiến pháp Campuchia nghiêm cấm cho phép nước ngoài mở căn cứ quân sự trên đất Campuchia.

Tùng Phong

FILI

Các tin tức khác

>   Bộ trưởng Bộ Công Thương: Việt Nam muốn Lào hạ giá thành bán than (08/04/2024)

>   Việt Nam đầu tư trên 3,7 tỷ USD vào Tam giác phát triển thuộc Lào và Campuchia (27/02/2024)

>   Campuchia mong thu hút khách du lịch và nhà đầu tư từ Trung Quốc (17/01/2024)

>   Nhà đầu tư nước ngoài phải mở tài khoản ngân hàng tại Lào để giao dịch tài chính (11/01/2024)

>   EVN mua điện từ 26 nhà máy thủy điện tại Lào (08/01/2024)

>   Campuchia thu hút 268 dự án FDI, tạo hơn 307,000 việc làm trong năm 2023 (05/01/2024)

>   Lào nâng cấp sân bay do Việt Nam tài trợ và xây dựng thành sân bay quốc tế (02/01/2024)

>   Campuchia đẩy mạnh đa dạng hóa sản xuất ngoài ngành may mặc (01/12/2023)

>   Lào tham vọng trở thành nguồn cung cấp điện năng của Đông Nam Á (21/11/2023)

>   Campuchia vận hành sân bay tỷ USD do Trung Quốc 'rót' vốn (19/10/2023)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật