Thứ Hai, 22/04/2024 13:50

TS. Phạm Xuân Hòe: Tiền chạy sang vàng, ngân hàng sẽ phải tăng lãi suất để thu hút tiền gửi

TS. Phạm Xuân Hòe khẳng định tiền gửi ngân hàng giảm trong quý 1 chính là do dịch chuyển sang vàng khi lợi nhuận từ việc nắm vàng từ đầu năm đã tăng lên rất cao.

Ông Phạm Xuân Hòe chia sẻ tại Tọa đàm. Ảnh chụp màn hình

Tại tọa đàm “Nhận diện kinh tế quý 1: Mở lối cho kinh tế cả năm 2024”, TS. Phạm Xuân Hòe – Nguyên Phó Viện trưởng Viện Chiến lược ngân hàng đã chia sẻ những ý kiến về dòng tiền đầu tư trên thị trường, tín dụng, lạm phát và lãi suất.

Cung tiền không tăng khiến lãi suất cho vay giảm chậm hơn lãi suất huy động

Có lẽ để chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, không có nước nào có chu kỳ kinh tế ngắn như Việt Nam, chỉ có 10 năm/lần. Trung Quốc từ năm 1978 tăng trưởng trên 14-15% và tăng trưởng liên tục như vậy. Mãi đến năm vừa rồi thì mới bắt đầu suy giảm, hoặc là Nhật Bản có chu kỳ tăng trưởng kinh tế liên tục trong hơn 30 năm. Việc có duy trì được chu kỳ kinh doanh của nền kinh tế kéo dài hay không hoàn toàn lệ thuộc vào các chính sách điều hành vĩ mô của Chính phủ. Nếu không có gì mới và đột phá, thì nền kinh tế cũng chỉ bình bình như thế thôi”, ông Hòe chia sẻ.

Đi sâu vào cung tín dụng, ông Hòe nhấn mạnh: “Rất may mắn là tín dụng không âm trong cả quý 1/2024 bởi vì bản chất tăng trường tín dụng ở năm 2023 có một hiện tượng bất thường đó là chỉ trong 20 ngày cuối tháng 12, Việt Nam đã tăng trưởng 4.56% tín dụng. Và như vậy khi nói về cung tiền, M2 trong năm 2022 chỉ tăng trưởng 6.56%, nền kinh tế lúc bấy giờ liên tục thiếu tiền và thanh khoản doanh nghiệp đều khó khăn. Và theo đúng công thức của IMF (Quỹ tiền tệ quốc tế) hướng dẫn làm chính sách tiền tệ thì M2 sẽ phải bằng tăng trưởng cộng với lạm phát, vì thế đáng lẽ tăng trưởng M2 phải trên 9%. Đến năm 2023 tăng trưởng M2 trên 13% và như vậy rõ ràng là nếu tính theo công thức thì sẽ bằng tăng trưởng tín dụng cộng với tăng trưởng của tài sản ròng ngoại tệ, trong đó ròng ngoại tệ là âm và dòng tiền chảy ra nước ngoài nhiều hơn, phần ròng ngoại tệ sẽ bằng lợi nhuận các doanh nghiệp FII chuyển về nước và một phần nữa là các tổ chức tín dụng huy động được vốn ngoại tệ 0%”.

Lý giải về mặt bằng lãi suất huy động của Việt Nam giảm thấp nhanh như vậy và Ngân hàng Nhà nước đã giảm lãi suất 4 lần mà mặt bằng lãi suất cho vay trên thị trường không giảm được là do cung tiền không tăng, thị trường 1 (giữa ngân hàng với doanh nghiệp và người dân) và thị trường 2 (sự giao dịch giữa các ngân hàng với nhau) không thông nhau.

Theo chuyên gia, một vấn đề cần quan tâm nữa là tổng nợ xấu của các tổ chức tín dụng Việt Nam theo như báo cáo của NHNN gộp lại thì khoảng trên 6% gồm cả nợ nội bảng và ngoại bảng cộng với khoản cơ cấu lại theo Thông tư 02 (giãn thời gian trả nợ) là 180 ngàn tỷ đồng (khoảng 1.3%). Như vậy thực chất tổng nợ xấu của các tổ chức tín dụng Việt Nam là 7.3%. Có các thành tố quyết định lãi suất cho vay là lãi suất đầu vào cộng với phần bù rủi ro thì với phần bù rủi ro cao nên lãi suất cho vay cũng cao, thêm chi phí hoạt động và tiền lương cộng với phần lãi biên và NIM của nhiều ngân hàng thương mại vẫn hơi cao trên 4% và như vậy rõ ràng sự chia sẻ với doanh nghiệp là chưa ổn.

Vàng thu hút mạnh dòng tiền

Ghi nhận dòng tiền theo 4 kênh đầu tư, ông Hòe chỉ ra rằng, tiền gửi ở các ngân hàng có mức lãi suất thấp nhất trong nhiều năm qua, tốt cho nền kinh tế nếu như lãi suất cho vay giảm tương ứng. Trong quý 1, tiền gửi vào tổ chức tín dụng giảm 0.76%, so với GDP, tiết kiệm chiếm khoảng 27.7%. Trước đó, tiền gửi năm 2023 đạt mức khủng hơn 14 triệu tỷ đồng là chuyện bình thường, lạm phát và GDP như vậy thì tiền gửi cũng tăng lên. Tiền gửi năm 2023 tăng trưởng trong đó có 1 phần vô cùng quan trọng là nhờ lãi suất tiền gửi năm 2022 ở mức cao từ 9-10%, lãi suất nhập vào vốn đã tăng 9%.

Ông Hòe khẳng định tiền gửi giảm trong quý 1 chính là do dịch chuyển sang vàng. Chuyên gia chỉ ra, một lượng tiền không nhỏ đã chảy vào tích trữ, đầu tư vàng. Bằng chứng là Công ty PNJ có doanh số trên 30 ngàn tỷ, lợi nhuận trên 1 ngàn tỷ, SJC có doanh thu trên 30 ngàn tỷ. Ngân hàng Trung ương các nước cũng đã mua vào 800 tấn vàng tính đến quý 3/2023 và dự kiến tiếp tục mua mạnh trong năm 2024.

Vàng trong quý 1 đã tăng khoảng 23%, thế thì chỉ cần nắm vàng từ đầu năm đến giờ thì đã lãi được 23%. Bình quân mỗi năm Việt Nam tiêu thụ khoảng 55 tấn vàng, trong đó vàng sản xuất 3-4 tấn còn nhập về khoảng 50 tấn. Khi NHNN và các cơ quan chức năng không cho phép nhập thì xảy ra tình trạng nhập lậu và sẽ chảy đô la ra nước ngoài. Đây cũng là nguyên nhân gây áp lực tăng cho tỷ giá USD/VND”, ông Hòe nêu.

Dòng tiền cũng chảy sang kênh chứng khoán với dòng tiền trong nước đã cân bằng với nhà đầu tư bán ròng 8,000 tỷ đồng trong quý 1 và số lượng mở tài khoản mới lên đến 401 ngàn tài khoản cùng giao dịch bình quân ngày cũng lên đến 27,300 tỷ đồng, tăng 35% so với cùng kỳ, chứng tỏ tiền vào chứng khoán cũng tương đối nhiều. Bên cạnh đó dòng tiền ở kênh bất động sản cũng ghi nhận sự phục hồi đáng kể. Ông Hòe đưa ra thống kê, tỷ trọng dòng tiền phục hồi đối với ngành bất động sản tăng lên 21.5%, vượt trội so với ngân hàng là 17.8%, chứng khoán là 15.5%.

Với cơ hội được tiếp cận lãi suất vay thấp để đầu tư bất động sản, tiền kiều hối chảy về 14 tỷ/năm và đặc biệt các doanh nghiệp bất động sản đã có cơ hội tích cực để tái cơ cấu lại trái phiếu là điểm tốt cho phục hồi thị trường bất động sản.”, ông Hòe chỉ ra.

Lãi suất tiền gửi sẽ tăng trong thời gian tới

Nhìn vào tiền gửi dài hạn của ngân hàng là suy giảm nhưng tiền gửi ngắn hạn thì tăng lên. Theo đó, ông Hòe dự báo các ngân hàng muốn gia tăng dòng tiền sẽ phải kích thích bằng cách tăng lãi suất tiền gửi (mức tăng dự báo khoảng 0.5-0.8%/năm) còn lãi suất cho vay chỉ nhích nhẹ hơn lãi suất huy động do cầu tín dụng còn yếu.

Mặt khác, ông Hòe dự báo lạm phát từ giờ đến cuối năm cũng sẽ nhích lên một chút do câu chuyện tỷ giá tăng khiến chi phí đẩy (nguyên liệu đầu vào) cũng sẽ tăng và tiền lương bắt đầu cải thiện cũng như hiệu ứng tâm lý vẫn còn (lạm phát kỳ vọng) sẽ là những yếu tố làm tăng lãi suất.

Ông Hòe đánh giá, so với mức tăng cao hiện tại, tỷ giá sẽ tịnh tiến về mức ổn khoảng 3-3.5% vào cuối năm do Việt Nam vẫn xuất siêu, tình hình kinh tế đối ngoại của Việt Nam vẫn tương đối ổn và dự trữ ngoại hối cũng như cách NHNN can thiệp cũng sẽ nhịp nhàng hơn.

Trả lời câu hỏi tiền Việt Nam liệu đã rẻ chưa, vị chuyên gia khẳng định tiền ở Việt Nam vẫn chưa rẻ. Nếu lấy lãi suất thực cho vay hiện nay trên thị trường trừ đi lạm phát vẫn còn khá cao, khoảng 3.5-4%. Chỉ những doanh nghiệp thật sự tốt mới được vay lãi suất thấp, có thể vay 5-6% vốn ngắn hạn nhưng thông thường cũng phải độ khoảng 7-8.5% vốn ngắn hạn, 9-10% đối với vốn trung-dài hạn.

Khang Di

FILI

Các tin tức khác

>   Bac A Bank lãi trước thuế quý 1/2024 đi ngang, nợ xấu tăng 22% (21/04/2024)

>   Bac A Bank đặt kế hoạch lãi trước thuế 2024 đạt 1,100 tỷ đồng, tăng vốn lên 11,524 tỷ (21/04/2024)

>   Thu "đậm" từ chứng khoán kinh doanh, MB lãi trước thuế hơn 5,795 tỷ trong quý 1 (21/04/2024)

>   VIB: Doanh thu tăng 8%, lợi nhuận quý 1 đạt hơn 2,500 tỷ đồng (22/04/2024)

>   Giá USD “nóng rực” (21/04/2024)

>   Vụ mất 11,9 tỷ ở Vietcombank: VCB kháng cáo, VKS kháng nghị việc bồi thường 700 triệu (20/04/2024)

>   Đổi tên thành Ngân hàng Lộc Phát, LPBank lãi quý 1/2024 hơn 2,886 tỷ đồng, tăng 84% (20/04/2024)

>   BVBank đặt mục tiêu lãi trước thuế 2024 gấp gần 3 lần, tăng vốn lên 6,408 tỷ đồng (19/04/2024)

>   Phó Thống đốc nói về khoản cho vay để hỗ trợ ngân hàng SCB (19/04/2024)

>   NHNN cho phép ngân hàng thương mại giữ nguyên nhóm nợ đến hết năm 2024 (19/04/2024)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật