Thứ Sáu, 19/04/2024 11:26

Phố Wall lo Fed không giảm lãi suất trong năm 2024

Phố Wall đang nghĩ đến kịch bản Fed không giảm lãi suất trong năm 2024.

Đó là vì Chủ tịch Fed Jerome Powell đã phát biểu tiến trình giảm lạm phát đang “thiếu tiến triển”, đồng nghĩa “có thể mất nhiều thời gian hơn dự kiến” để Fed có đủ tự tin để bắt đầu nới lỏng chính sách tiền tệ.

“Họ đã giữ được nền kinh tế đi đúng hướng họ muốn và giờ chỉ còn tập trung vào lạm phát. Câu hỏi đặt ra ở đây là ngưỡng nào sẽ cho phép họ hạ lãi suất”, Mark Zandi, Chuyên gia kinh tế trưởng của công ty phân tích Moody’s Analytics, nhận định với hãng tin CNBC.

"Fed đã duy trì nền kinh tế trên con đường mà chúng ta mong muốn và giờ chỉ còn tập trung vào lạm phát. Câu hỏi là ngưỡng nào sẽ cho phép họ hạ lãi suất", Mark Zandi, Chuyên gia kinh tế trưởng của công ty phân tích Moody's Analytics, nhận định với CNBC.

"Có vẻ như họ cần thêm 2-3 tháng dữ liệu lạm phát phù hợp với mục tiêu 2%. Nếu đó là tiêu chuẩn để họ giảm lãi suất, thì họ có thể đạt được tiêu chuẩn đó sớm nhất vào tháng 9. Vì vậy, tôi không nghĩ họ sẽ giảm lãi suất trước tháng 9", ông Zandi cho biết.

Dữ liệu lạm phát của Mỹ vẫn dao động quanh mức 3% và không hạ nhiệt thêm trong những tháng gần đây. Với tình trạng này, Fed nhận thấy rằng việc đạt tới mục tiêu lạm phát sẽ không dễ dàng.

Jerome Powell, Chủ tịch Fed

Kỳ vọng của thị trường về việc Fed giảm lãi suất đã biến động mạnh trong những tuần gần đây, khi thị trường chú ý đến từng phát biểu của các quan chức Fed. Cuối phiên giao dịch ngày 17/4, các nhà giao dịch đặt cược xác suất khoảng 71% rằng Fed sẽ chờ đến tháng 9 mới bắt đầu cắt giảm lãi suất, và khả năng Fed hành động vào tháng 7 chỉ ở mức 44%, theo dữ liệu từ công cụ FedWatch Tool của sàn CME.

Về đợt cắt giảm lãi suất thứ hai của Fed trong năm nay, thị trường đang trông chờ vào tháng 12, nhưng khả năng đó cũng đang rất bấp bênh.

"Hiện tại, kịch bản cơ bản của tôi là Fed sẽ cắt giảm lãi suất 2 lần trong năm nay, một vào tháng 9 và một vào tháng 12. Nhưng cũng có khả năng Fed chỉ cắt giảm lãi suất một lần, vào tháng 11", ông Zandi nói. Ông cũng nhấn mạnh rằng cuộc bầu cử tổng thống Mỹ sắp tới cũng là một nhân tố ảnh hưởng tới tính toán của các quan chức Fed - những người luôn khẳng định họ không bị chi phối bởi vấn đề chính trị.

Có rủi ro không giảm lãi suất cho tới năm 2025

Ngân hàng Bank of America nhấn mạnh về một "rủi ro thực sự" rằng Fed có thể phải đến tháng 3/2025 mới bắt đầu giảm lãi suất, mặc dù hiện tại họ vẫn cho rằng Fed sẽ có đợt giảm lãi suất đầu tiên vào tháng 12 và chỉ giảm duy nhất một lần trong năm nay.

"Chúng tôi cho rằng các nhà hoạch định chính sách sẽ không cảm thấy thoải mái với việc khởi động chu kỳ nới lỏng vào tháng 7 hoặc thậm chí là tháng 9. Đó là thực tế về một Fed hành động dựa trên các dữ liệu kinh tế. Với số liệu lạm phát từ đầu năm đến nay cao hơn kỳ vọng, không có gì ngạc nhiên khi Fed trì hoãn việc cắt giảm lãi suất, nhất là khi dữ liệu về các hoạt động kinh tế Mỹ cũng còn mạnh", nhà kinh tế Stephen Juneau của Bank of America nhận định trong một báo cáo.

Dĩ nhiên, vẫn có những hy vọng rằng số liệu lạm phát sẽ hạ nhiệt trong vài tháng tới, mở ra cơ hội để Fed giảm lãi suất.

Chẳng hạn, ngân hàng Citigroup vẫn kỳ vọng Fed bắt đầu giảm lãi suất vào tháng 6 hoặc tháng 7 và có vài đợt giảm lãi suất trong năm nay. Andrew Hollenhorst, Chuyên gia kinh tế của Citigroup, nhận định ông Powell và đồng nghiệp “sẽ ngạc nhiên” trước các số liệu lạm phát trong những tháng sắp tới và Fed “sẽ cắt giảm lãi suất trên cơ sở dữ liệu lạm phát lõi giảm tốc so với cùng kỳ năm trước hoặc bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy sự suy yếu của các hoạt động kinh tế”.

Rủi ro lơ lửng

Trong khi đó, ngân hàng Goldman Sachs lùi thời điểm kỳ vọng về đợt giảm lãi suất đầu tiên của Fed từ tháng 6 sang tháng 7, với nhà kinh tế trưởng Jan Hatzius cho rằng “câu chuyện lạm phát hạ nhiệt trên diện rộng vẫn còn nguyên”.

Nếu nhận định như của Goldman Sachs là đúng, “việc tạm hoãn giảm lãi suất sẽ nhanh chóng kết thúc và Fed sẽ hành động” - theo chiến lược gia trưởng Krishna Guha của công ty Evercore ISI. Tuy nhiên, ông Guha cũng lưu ý về biên độ rộng của các khả năng chính sách mà ông Powell đã mở ra trong phát biểu hôm thứ Ba.

"Fed sẽ tiếp tục phụ thuộc nhiều vào các dữ liệu kinh tế và dễ dàng chuyển từ khả năng giảm lãi suất 3 lần sang chỉ giảm 1-2 lần nếu các số liệu lạm phát trong ngắn hạn không hợp tác", ông Guha nói thêm.

Khả năng Fed cứng đầu duy trì lãi suất cao đang dẫn tới rủi ro phạm phải một sai lầm chính sách. Dù nền kinh tế có vững chắc, lãi suất cao hơn lâu dài vẫn có thể đe dọa ổn định thị trường việc làm, chưa kể đến những bộ phận của hệ tài chính như các ngân hàng khu vực có mức độ dễ tổn thương cao trước rủi ro biến động lãi suất liên quan đến danh mục đầu tư thu nhập cố định.

Theo ông Zandi, Fed lẽ ra đã phải bắt đầu cắt giảm lãi suất rồi vì lạm phát đã giảm sâu từ mức đỉnh thiết lập vào giữa năm 2022. Ông nói thêm rằng về cơ bản, các yếu tố liên quan đến nhóm nhà ở là thứ duy nhất cản trở Fed đạt tới mục tiêu lạm phát 2%.

Fed sai lầm về chính sách "đang là rủi ro lớn nhất đối với nền kinh tế ở thời điểm này. Fed đã đạt mục tiêu tạo việc làm toàn dụng. Fed cũng gần như đã đạt mục tiêu về lạm phát”, ông Zandi nói. “Fed đang có nguy cơ gây tác động tiêu cực tới nền kinh tế. Và làm như thế để làm gì? Nếu tôi làm trong Fed, tôi đã lập luận mạnh mẽ rằng lẽ ra Fed phải giảm lãi suất rồi”.

Vũ Hạo (Theo CNBC)

FILI

Các tin tức khác

>   Cục Dự trữ Liên bang: Kinh tế Mỹ tiếp tục tăng trưởng nhẹ ở mức đồng đều (18/04/2024)

>   IMF: Thâm hụt tài khóa của Mỹ có thể gây rủi ro cho kinh tế toàn cầu (18/04/2024)

>   IMF: Đà tăng của giá dầu có thể làm chệch hướng kinh tế thế giới (17/04/2024)

>   Cục Dự trữ liên bang Mỹ phát tín hiệu trì hoãn cắt giảm lãi suất (17/04/2024)

>   Chủ tịch ECB: NHTW sẽ sớm hạ lãi suất (16/04/2024)

>   Trung Quốc có thể cần chi 2.100 tỉ đô la để hồi sinh thị trường nhà ở (16/04/2024)

>   Tesla sẽ cắt giảm ít nhất 14,000 nhân sự trên toàn cầu (16/04/2024)

>   GDP Trung Quốc tăng trưởng 5.3% trong quý 1, vượt kỳ vọng (16/04/2024)

>   Trung Quốc: Sản xuất công nghiệp tăng vọt ngay cả khi tiêu dùng vẫn chậm chạp (16/04/2024)

>   G20 lo ngại tác động tiêu cực khi đồng đô la chiếm vị thế thống lĩnh (15/04/2024)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật