Thứ Ba, 16/04/2024 10:35

Các đồng tiền ở thị trường mới nổi rơi xuống đáy mới trong năm 2024

Sự trở lại mạnh mẽ của đồng USD đã giáng đòn nặng nề tới các đồng tiền trên toàn cầu trong ngày 16/04, làm suy yếu nhiều đồng tiền châu Á và có thể buộc các quan chức phải ra tay can thiệp.

Trước đó, Trung Quốc đã can thiệp bằng cách hạ tỷ giá tham chiếu cho cặp tỷ giá USD và Nhân dân tệ, từ đó gây thêm áp lực đối với đồng Rupiah của Indonesia và đồng Won của Hàn Quốc. Tuy nhiên, đà tăng của đồng USD có tác động rộng hơn, dẫn đến việc chỉ số theo dõi các đồng tiền thị trường mới nổi giảm xuống mức đáy mới trong năm 2024.

Đồng USD đã tăng liên tục trong 5 ngày do căng thẳng địa chính trị leo thang và dữ liệu bán lẻ ở Mỹ vượt xa dự báo, có thể khiến Fed phải trì hoãn giảm lãi suất. Nhu cầu tìm kiếm nơi an toàn trong đồng bạc xanh đã tăng mạnh sau khi Iran tấn công vào Israel, khiến cả hai quốc gia vào giai đoạn căng thẳng.

Tình hình này đã buộc Ngân hàng Trung ương Indonesia phải can thiệp để hỗ trợ đồng Rupiah, sau khi đồng này mất mốc 16,000 đồng/USD lần đầu tiên trong 4 năm.

Christopher Wong, Chiến lược gia tại Oversea-Chinese Banking Corp. ở Singapore, chia sẻ: "Tác động không mong muốn từ địa chính trị, khả năng lãi suất Mỹ duy trì ở mức cao trong thời gian dài hơn, cùng với sự biến động của đồng Yên và Nhân dân tệ có thể làm suy yếu thêm các đồng tiền châu Á".

Dữ liệu kinh tế Mỹ mạnh mẽ hơn dự báo đã làm giảm kỳ vọng về việc Fed sẽ giảm lãi suất sớm, cho thấy cuộc chiến chống lại đồng USD không có dấu hiệu kết thúc sớm. Điều này khiến các thị trường mới nổi, đặc biệt là châu Á, phải can thiệp tiền tệ để ứng phó với tình hình.

Sự suy yếu của đồng Nhân dân tệ cũng gây ra tác động lớn vì đóng vai trò như một cái neo tâm lý cho các đồng tiền khác trong khu vực. Các đồng tiền như đồng Won của Hàn Quốc và đồng Bath của Thái Lan đều đối diện nguy cơ bị ảnh hưởng mạnh mẽ, vì hai quốc gia này là đối tác thương mại lớn với Trung Quốc.

Đồng Won của Hàn Quốc đã giảm xuống mức tâm lý quan trọng 1,400 đồng/USD lần đầu tiên kể từ cuối năm 2022, trong khi đồng Ringgit của Malaysia đang tiệm cận mức thấp nhất kể từ năm 1998.

Trong ngày 15/04, Ngân hàng Trung ương Malaysia đã báo hiệu sẵn sàng hỗ trợ cho đồng Ringgit, khi đang gần mức đáy 26 năm. Chỉ số đồng tiền các thị trường mới nổi của MSCI đã giảm 1.8% từ đầu năm 2024.

Trong bối cảnh USD tăng giá và tâm lý né tránh rủi ro gia tăng, chứng khoán châu Á tiếp tục giảm vào ngày 16/04, với các đồng tiền trong khu vực giảm gần 2%. Hàn Quốc và Đài Loan dẫn đầu với các chỉ số giảm 2.5%.

Vũ Hạo (Theo Bloomberg)

FILI

Các tin tức khác

>   Nhật Bản: Đồng yen giảm xuống mức thấp kỷ lục kể từ năm 1990 (16/04/2024)

>   Vàng thế giới tăng gần 1% do căng thẳng ở Trung Đông (16/04/2024)

>   Dầu Brent về sát 90 USD/thùng (16/04/2024)

>   Giới chuyên gia nâng dự báo tăng trưởng của kinh tế Mỹ trong năm 2024 (15/04/2024)

>   Các nền kinh tế mới nổi và phát triển thận trọng trước đồng USD tăng giá (14/04/2024)

>   Triển vọng tín dụng toàn cầu năm 2024 ngày càng tồi tệ (14/04/2024)

>   Trung Quốc: Xuất khẩu thép quý 1 đạt gần 26 triệu tấn, tăng hơn 30% so với cùng kỳ (13/04/2024)

>   Vàng thế giới quay đầu giảm sau khi vượt mốc 2,400 USD/oz (13/04/2024)

>   Dầu tăng gần 1% vì căng thẳng Iran và Israel leo thang (13/04/2024)

>   Đồng USD vẫn giữ vị trí ổn định trong dự trữ ngoại hối của nhiều nước (12/04/2024)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật