Thứ Ba, 16/04/2024 08:24

Áp dụng IFRS tạo tiền đề để Việt Nam nâng hạng thị trường chứng khoán

Chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế là một thông lệ tốt trên thế giới, việc áp dụng sẽ giúp Việt Nam cải thiện chất lượng báo cáo tài chính, nâng cao tính minh bạch và chất lượng giải trình.

Ông Vũ Đức Chính, Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát giám sát kế toán, kiểm toán, Bộ Tài chính. (Ảnh: Vietnam+)

Nền kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng với thế giới. Do đó, việc áp dụng Chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) là xu hướng tất yếu và Chính phủ đang theo đuổi mục tiêu đưa IFRS vào Việt Nam.

Theo kế hoạch Bộ Tài chính, ngành sẽ ban hành 16 chuẩn mực kế toán công trong năm 2024. Đến nay, Bộ đã ban hành 11 chuẩn mực và hiện đang trình Lãnh đạo Bộ 5 chuẩn mực tiếp theo.

Ông Vũ Đức Chính, Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát giám sát kế toán, kiểm toán, Bộ Tài chính cho biết IFRS là một thông lệ tốt trên thế giới, việc áp dụng sẽ giúp Việt Nam cải thiện chất lượng báo cáo tài chính, nâng cao tính minh bạch và chất lượng giải trình của doanh nghiệp. Hơn nữa, việc áp dụng IFRS sẽ tạo tiền đề để Việt Nam nâng hạng thị trường chứng khoán.

Trước đó, ông Chính đã có buổi làm việc với bà Linda Mezon-Hutter, Phó Chủ tịch Ủy ban Chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB) cùng đoàn công tác thảo luận về một số nội dung liên quan đến kinh nghiệm áp dụng Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) tại Việt Nam.

Theo ông Vũ Đức Chính, Việt Nam là nước mới tiếp cận với IFRS nên còn gặp nhiều khó khăn, thách thức trong quá trình áp dụng. Trên thực tế, Việt Nam còn thiếu nguồn nhân lực hiểu chuyên sâu về IFRS. Trong khi đó, chi phí đầu tư ban đầu lớn và cần tạo dựng thói quen mới, nhất là về mặt tư duy cho người làm công tác kế toán…

Ngoài ra, ông Vũ Đức Chính chia sẻ Việt Nam khác so với một số quốc gia, cơ quan ban hành chuẩn mực ở Việt Nam là Bộ Tài chính, không phải các hiệp hội nghề nghiệp. Do đó, các chuẩn mực mà Bộ Tài chính ban hành sẽ trở thành văn bản quy phạm pháp luật, mang tính bắt buộc. Điều này cũng đồng nghĩa với việc tính pháp lý của các chuẩn mực sẽ cao hơn so với các chuẩn mực được ban hành bởi hội nghề nghiệp như một số quốc gia khác.

Về điều này, bà Linda Mezon-Hutter cho biết Ủy ban Chuẩn mực kế toán quốc tế rất mong muốn được chia sẻ thông tin và kinh nghiệm các nước khác đã áp dụng IFRS, để đưa ra những nội dung phù hợp với số lượng đông đảo doanh nghiệp Việt Nam.

Để tạo điều kiện thuận lợi khi áp dụng IFRS tại Việt Nam, bà Linda Mezon-Hutter khuyến nghị Việt Nam cần đánh giá, phân tích chi tiết sự khác biệt giữa IFRS và các chuẩn mực, quy định trong nước, có thể nghiên cứu ban hành các tài liệu đánh giá và phân tích những điểm khác biệt, để công bố cho công chúng. Thêm vào đó, Việt Nam cần xây dựng và chuẩn bị cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin cho việc chuyển đổi.

Đặc biệt, bà Linda Mezon-Hutter nhấn mạnh cần chú trọng đến việc nghiên cứu, đào tạo về IFRS cho đội ngũ (nguồn nhân lực về kế toán, kiểm toán) cũng như các doanh nghiệp triển khai áp dụng.

Theo bà Linda Mezon-Hutter, Việt Nam nên tối đa hóa việc tận dụng các nguồn lực từ phía chuyên gia của các công ty kế toán, kiểm toán lớn trên thế giới và trong khu vực, có nhiều kinh nghiệm trong việc tư vấn áp dụng IFRS.

“Việc phân loại doanh nghiệp theo quy mô như Việt Nam đang làm là rất quan trọng vì không phải doanh nghiệp nào năng lực cũng giống nhau. Yếu tố này là điều cần thiết và có lợi cho Việt Nam trong tiến trình áp dụng IFRS,” bà Linda cho hay.

Với vai trò là cơ quan ban hành chuẩn mực, Vũ Đức Chính cho biết Bộ Tài chính luôn quan tâm đến việc thúc đẩy cho các doanh nghiệp áp dụng thành công IFRS đồng thời áp dụng những kinh nghiệm của các quốc gia đi trước, tham mưu Chính phủ về giải pháp và kế hoạch triển khai phù hợp nhất đối với Việt Nam./.

Hạnh Nguyễn

Vietnamplus

Các tin tức khác

>   Góc nhìn 16/04: Kỳ vọng vào nhịp hồi kỹ thuật? (15/04/2024)

>   Góc nhìn tuần 15 - 19/04: VN-Index có khả năng vượt đỉnh gần nhất? (14/04/2024)

>   Tín hiệu nào dành cho SCS, BSR và QTP? (15/04/2024)

>   Chuyên gia chỉ cách chạm tay vào "siêu cổ phiếu" (13/04/2024)

>   Ông Lã Giang Trung: Thị trường có thể điều chỉnh 15% khi tiến sát mốc 1,300 điểm (12/04/2024)

>   Góc nhìn 12/04: Rung lắc? (11/04/2024)

>   Chứng khoán Maybank: Thị trường điều chỉnh hoặc đi ngang là cơ hội tích lũy cổ phiếu (11/04/2024)

>   Vietstock LIVE #8: Đọc vị kết quả kinh doanh Q1/2024 và triển vọng kinh tế Việt Nam (11/04/2024)

>   Chứng khoán Mirae Asset: NHNN có khả năng bán hợp đồng kỳ hạn đối với đồng USD (12/04/2024)

>   Góc nhìn 11/04: Chưa thấy rõ xu hướng (10/04/2024)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật