Thứ Bảy, 02/03/2024 18:15

Người tiêu dùng Việt mua sắm qua mạng xã hội để tiết kiệm thời gian

Đáng chú ý, tỉ lệ người tiêu dùng mua vì lý do “giá rẻ hơn mua trực tiếp” đã tăng từ vị trí sáu lên vị trí hai trong năm 2023.

Báo cáo về triển vọng thị trường thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam do Cốc Cốc vừa phát hành cho thấy thị trường TMĐT đang chứng kiến sự cạnh tranh giữa các sàn như Shopee, Lazada, Tiki, Sendo… và các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Tiktok, Instagram…

Theo số liệu từ Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, riêng doanh thu của TMĐT quý III-2023 đạt 63.000 tỉ đồng, tăng 54.4% so với cùng kỳ năm ngoái. Cả năm 2023, thị trường TMĐT đạt tăng trưởng 25%.

Kết quả cũng cho thấy dịch chuyển số là xu thế tất yếu, ảnh hưởng đến việc thay đổi hành vi mua hàng của người tiêu dùng Việt.

Theo đó, 1/3 người được khảo sát cho biết mua sắm trên mạng xã hội có ảnh hưởng đến việc giảm mua sắm qua các kênh mua sắm trực tiếp.

Gần một nửa người tiêu dùng được khảo sát cho biết ưu tiên mua hàng khuyến mãi. Ảnh: TÚ UYÊN

Mua hàng online nhanh chóng, thuận tiện

Tần suất mua sắm thường xuyên nhất của người tiêu dùng Việt là khoảng 2-3 lần/ tuần đối với mạng xã hội và khoảng 1 lần/ tháng đối với các sàn TMĐT nói chung.

“Nhanh chóng và thuận tiện” là yếu tố có tác động lớn nhất tới hành vi mua sắm qua mạng xã hội của người dùng.

Ngoài ra, xu hướng mua hàng chính hãng, mua hàng qua livestream (phát sóng trực tiếp) đang là những trào lưu phổ biến.

Có 30,5% người tiêu dùng chọn mua sắm tại trang chính thức của thương hiệu; 29,4% mua qua livestream; 21,5% qua trang của nhà bán hàng cá nhân.

So với sàn TMĐT, mạng xã hội có sự đa dạng hơn về kênh phân phối. Một số kênh khác như qua hội nhóm, trang của người có tầm ảnh hưởng, trang của đại lý, nhà phân phối hay các đường link quảng cáo chiếm tỉ lệ từ 16% - 20%.

“Tiết kiệm thời gian mua bán” vẫn là lý do chính thúc đẩy 42,1% người tiêu dùng mua hàng trực tuyến.

Đáng chú ý, tỉ lệ người tiêu dùng mua vì lý do “giá rẻ hơn so với mua trực tiếp” đã tăng từ vị trí sáu lên vị trí hai trong năm 2023.

Người tiêu dùng dè dặt hơn trong chi tiêu

So với kết quả khảo sát năm ngoái, năm 2023 người tiêu dùng dè dặt hơn trong chi tiêu.

Tỉ lệ ngân sách từ 1- 5 triệu đồng và trên 5 triệu đồng/ năm giảm xuống, thay vào đó là dưới 1 triệu đồng tăng lên. Tuy nhiên, mức chi trên 5 triệu đồng trở lên vẫn chiếm tỉ lệ cao nhất khi cứ ba người thì có một người đang chi tiêu ở mức này.

Ngoài ra, theo khảo sát có 31,7% người tham gia khảo sát đánh giá tình trạng suy thoái sẽ kéo dài và có những tác động nhất định đến chi tiêu.

Theo đó, gần một nửa ý kiến cho biết sẽ ưu tiên mua hàng khi có khuyến mãi, ưu đãi; 28,5% sẽ thay đổi mức độ ưu tiên đối với các sản phẩm; 25.6% sẽ tìm kiếm những thương hiệu khác có chi phí rẻ hơn.

TÚ UYÊN

Pháp luật TPHCM

Các tin tức khác

>   Tăng trần giá vé máy bay gây tác động ra sao? (01/03/2024)

>   Khách quốc tế đến Việt Nam đạt hơn 3 triệu lượt người trong 2 tháng, tăng 68.7% so với cùng kỳ năm trước (29/02/2024)

>   Vé số Vietlott bán qua Vinaphone trúng giải Jackpot (23/02/2024)

>   Cảnh báo mạo danh nhân viên của KIS lập quỹ đầu tư GEM Việt Nam (23/02/2024)

>   Sở GD-ĐT TP HCM: Chưa cho phép 39 Trung tâm Anh ngữ Apax Leaders hoạt động trở lại (23/02/2024)

>   Mua 'xác' quất sau Tết, kiếm tiền triệu mỗi ngày (23/02/2024)

>   Bán hàng online giảm tốc sau Tết (22/02/2024)

>   Thấy gì từ tín hiệu 'hái ra tiền' dịp Tết? (22/02/2024)

>   Tiểu thương chợ Thủ Đức tá hỏa khi giá thuê sạp tăng từ 2,5 - 4 lần (21/02/2024)

>   Đã có người Việt đầu tiên bỏ ra 3,5 tỷ đồng mua TV của Samsung (21/02/2024)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật