Chủ Nhật, 10/03/2024 22:00

EVN được quyền quyết định giá điện tăng dưới 5%

Theo dự thảo, EVN sẽ được quyền quyết định tăng hoặc giảm giá điện ở mức dưới 5%. Còn nếu tăng từ 5% đến dưới 10% thì Bộ Công Thương có văn bản chấp thuận để EVN quyết định điều chỉnh.

Bộ Công Thương vừa gửi Thủ tướng Chính phủ tờ trình dự thảo sửa đổi Quyết định 24 năm 2017 về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân.

Dự thảo đề xuất rút ngắn thời gian điều chỉnh giá từ 6 tháng xuống 3 tháng. Quy định này nhằm giúp việc điều hành giá điện linh hoạt, hiệu quả hơn với tình hình kinh tế vĩ mô ở từng giai đoạn.

EVN được nới thẩm quyền điều chỉnh giá điện. Ảnh: Hoàng Giám

Khi giá bán điện bình quân giảm từ 1% trở lên so với giá bán điện bình quân hiện hành, giá điện được phép điều chỉnh giảm tương ứng. Còn khi giá điện bình quân tăng từ 3% trở lên so với giá hiện hành thì được phép điều chỉnh tăng.

Về thẩm quyền điều chỉnh giá điện, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) được tự quyết định việc giảm hoặc tăng ở mức dưới 5%; Bộ Công Thương có văn bản chấp thuận để EVN quyết định điều chỉnh, tăng từ 5% đến dưới 10%; Thủ tướng Chính phủ sẽ có ý kiến để EVN quyết định điều chỉnh khi tăng từ 10% trở lên hoặc ảnh hưởng đến kinh tế vĩ mô.

Đây là điểm mới so với trước, khi Quyết định 24 chỉ cho EVN thẩm quyền tăng giá ở mức từ 3% đến 5%. Các mức tăng giá khác do các cấp trên quyết định và điều chỉnh tăng. Tuy nhiên, ở cơ chế lần này, sau khi các cấp (gồm Bộ Công Thương và Thủ tướng Chính phủ) quyết định tăng giá, thẩm quyền điều chỉnh sẽ giao về cho EVN thực hiện.

Bộ Công Thương sẽ có vai trò chính trong điều hành giá điện, song Bộ Tài chính và Ủy ban Quản lý vốn nhà nước cũng có vai trò trong quá trình kiểm tra, rà soát phương án giá điện do EVN xây dựng và trong quá trình kiểm tra, điều chỉnh giá điện. Bộ Công Thương sẽ tổng hợp các ý kiến để báo cáo Thủ tướng.

Tại Dự thảo sửa đổi Quyết định 24 năm 2017, Bộ Công Thương đề xuất không quy định cụ thể về việc xác định lợi nhuận định mức trong một số chi phí đã được đưa vào công thức tính giá bán điện bình quân của quyết định cũ.

Bộ Công Thương cũng đề xuất: "Tổng các chi phí khác chưa được tính vào giá điện, là các khoản chi phí được phép tính nhưng chưa tính vào giá bán lẻ điện, bao gồm cả chênh lệch tỷ giá đánh giá lại chưa được phân bổ được tính toán phân bổ vào giá bán lẻ điện bình quân năm". Việc này, theo Bộ Công Thương, là để đảm bảo tính thống nhất, không có cách hiểu khác.

Tờ trình cũng nêu rõ, trong trường hợp cần thiết bộ sẽ yêu cầu EVN thuê tư vấn độc lập để thẩm tra báo cáo chi phí sản xuất kinh doanh điện của EVN cùng các đơn vị thành viên.

Lương Bằng

VietNamNet

Các tin tức khác

>   5 USD cho mỗi tín chỉ carbon rừng, thấp hay cao? (09/03/2024)

>   Đại gia xăng dầu Lê Văn Tám bán 49% cổ phần Kho Cảng LNG Cái Mép cho công ty Mỹ (09/03/2024)

>   Công ty điện gió hàng đầu thế giới hợp tác phát triển dự án ngoài khơi Việt Nam (09/03/2024)

>   Tập đoàn SK đề xuất đầu tư dự án năng lượng sạch hydorgen xanh tại Việt Nam (08/03/2024)

>   Công an xuất hiện ở khu vực nhà riêng Bí thư, Chủ tịch tỉnh Vĩnh Phúc và cựu Chủ tịch tỉnh Quảng Ngãi (08/03/2024)

>   Cơ hội nào cho ngành gỗ trong thị trường tài chính carbon? (08/03/2024)

>   Các doanh nghiệp Australia đã đầu tư vào Việt Nam 631 dự án, với tổng vốn đăng ký 2.04 tỷ USD (08/03/2024)

>   Bắt tổng giám đốc một công ty vàng bạc đá quý (08/03/2024)

>   Vụ án Vạn Thịnh Phát: Giải mã các mắt xích (08/03/2024)

>   Bắt nguyên Phó Chủ tịch huyện ở Lâm Đồng (07/03/2024)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật