Thứ Ba, 26/03/2024 17:42

5 giải pháp và lộ trình 3 năm thực hiện mục tiêu phát triển bền vững

“Phát triển bền vững là không đánh đổi những lợi ích trước mắt cho tương lai lâu dài, phát triển bền vững được đưa ra với mục đích hướng đến sự thịnh vượng, bảo vệ hành tinh, xóa đói giảm nghèo”, ông Phạm Hoài Trung - Trưởng ban vận động Net to Zero 2050 ứng phó biến đổi khí hậu, Nhà sáng lập Công ty Azitech chia sẻ.

Tại hội thảo “Sản xuất bền vững hướng đến tăng trưởng xanh”, ông Phạm Hoài Trung - Trưởng ban vận động Net to Zero 2050 ứng phó biến đổi khí hậu, Nhà sáng lập Công ty Azitech cho biết khi đánh giá tiêu chí phát triển bền vững được đo lường và thực hiện với 3 tiêu chí ESG (Environment – Môi trường, Social – Xã hội và Governance – Quản trị doanh nghiệp).

Ông Phạm Hoài Trung - Trưởng ban vận động Net to Zero 2050 ứng phó biến đổi khí hậu, Nhà sáng lập Công ty Azitech - Ảnh: Tử Kính

“Phát triển bền vững là không đánh đổi những lợi ích trước mắt cho tương lai lâu dài, phát triển bền vững được đưa ra để phát triển 17 mục tiêu bền vững của liên hợp quốc với mục đích là hướng đến sự thịnh vượng, bảo vệ hành tinh, xóa đói giảm nghèo”, ông Trung nói.

Lý giải tại sao cần phải tham gia phát triển bền vững, ông Trung cho hay đây là chương trình của toàn cầu, để tham gia sâu và rộng hơn các nghị định thương mại song phương, đa phương hoặc cần các nguồn vốn tài trợ hay vốn vay, thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) thì phải đạt được các tiêu chí phát triển bền vững, đó là điều bắt buộc cần phải làm để gia nhập vào nền kinh tế thương mại toàn cầu.

Vị Chuyên gia này cũng cho biết thêm chỉ số phát triển bền vững (PSDI) trung bình cả nước năm 2022 đạt 52.53, tăng 1.15 điểm so với năm 2021, ở ngưỡng trung bình.

Theo ông Trung, nền móng cho tiêu chí ESG là cần có nguồn vốn, chuyển đổi số và công nghệ. Ở góc độ doanh nghiệp đang chuyển đổi từ nền kinh tế thị trường sang nền kinh tế thị trường có trách nhiệm.

“ESG cũng là công cụ đánh giá, quản trị rủi ro của doanh nghiệp, hầu hết rủi ro của doanh nghiệp đến từ việc gián đoạn quá trình hoạt động kinh doanh liên tục như rủi ro từ môi trường, xã hội dẫn đến việc doanh nghiệp đó có thể dừng hoạt động bất kỳ lúc nào. Ngoài ra, ESG còn là cách cho các doanh nghiệp làm thương hiệu”, ông Trung nêu quan điểm.

Với trách nhiệm mở rộng nhà sản xuất (EPR), được yêu cầu có trách nhiệm với môi trường trong suốt vòng đời của sản phẩm hay hàng hóa đó, bao gồm từ khâu thiết kế, sản xuất, tiêu dùng cho tới khi được thải bỏ. Còn khí nhà kính được xem là quan trọng nhất trong việc thực hành phát triển bền vững, phải ứng phó với biến đổi khí hậu mà thủ phạm chính là tăng khí thải carbon.

Lộ trình 3 năm phát triển bền vững

Việc chuyển đổi xanh các doanh nghiệp không thể làm trong một sớm một chiều mà là cả một kế hoạch phát triển trung, dài hạn. Theo đó, ông Trung cũng chia sẻ lộ trình 3 năm phát triển bền vững.

Với năm thứ nhất cần phân tích xác định bối cảnh doanh nghiệp, nâng cao nhận thức về phát triển bền vững; nâng cao nhận thức về ESG đại cương như tiết kiệm năng lượng, trách nhiệm xã hội, trách nhiệm môi trường (khí nhà kính, đất, nguồn nước), rác thải, trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất; xác định năm cơ sở để tuyên bố về việc thực hành phát triển bền vững; tiếp cận kiến thức cơ bản về kiểm kê, lập báo cáo phát thải khí nhà kính; đưa ra lộ trình thực hiện các tiêu chuẩn hỗ trợ cho phát triển bền vững; thu thập thông tin, lập nhật ký quá trình phát triển bền vững.

Tại năm thứ hai, bắt đầu đưa ra mực tiêu và điểm số đánh giá theo các tiêu chí ESG; thực hành một trong số các tiêu chuẩn ngành và chủ đề phát triển bền vững; thực hành kiểm kê báo cáo phát thải khí nhà kính; ra các chiến lược quản trị ESG và lập báo cáo phát triển bền vững.

Năm thứ ba, tiếp tục thực hiện thêm các tiêu chuẩn chủ đề; lựa chọn khung báo cáo phát triển bền vững phù hợp; lập dự án tăng cường, giảm phát thải khí nhà kính, xác định dấu chân carbon cho sản phẩm, trung hòa carbon; ra chiến lược quản trị ESG mang tính trung, dài hạn.

Khi doanh nghiệp thực hiện ESG sẽ có cơ hội được tham gia vào nhiều chuỗi cung ứng, có được nhiều khách hàng và lòng tin của khách hàng hơn; sẽ có thêm cơ hội để thu hút vốn của các quỹ hay các ngân hàng về chỉ tiêu xanh. Ngoài ra, các doanh nghiệp còn có cơ hội làm thương hiệu tốt, bền vững và có trách nhiệm xã hội.

Tuy nhiên, cơ hội luôn song hành cùng thách thức, quan trọng nhất là nhận thức từ lãnh đạo cấp cao nhất của công ty cho đến cả tập thể. Sau khi nhận thức được thì doanh nghiệp có thể xây dựng các chiến lược bền vững ngắn, trung, dài hạn tùy theo bối cảnh của doanh nghiệp.

5 giải pháp thực hiện mục tiêu phát triển bền vững

PGS.TS Nguyễn Thị Thanh Phượng, Viện trưởng viện Công nghiệp Môi trường TPHCM nhận định, phát triển bền vững là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa 3 mặt của sự phát triển gồm phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường và là xu hướng tất yếu của các quốc gia.

PGS.TS Nguyễn Thị Thanh Phượng, Viện trưởng viện Công nghiệp Môi trường TPHCM

Bà Phượng cũng đưa ra 5 giải pháp thực hiện mục tiêu phát triển bền vững gồm:

(1) các định hướng, giải pháp để ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ doanh nghiệp hướng tới phát triển kinh tế bền vững;

(2) tiếp tục đầu tư phát triển nguồn vốn con người qua việc cung cấp các dịch vụ xã hội cơ bản, thiết yếu, dễ tiếp cận, công bằng và chất lượng;

(3) thúc đẩy phục hồi các ngành nghề kinh doanh theo hướng xanh, tuần hoàn để đảm bảo vừa phát triển kinh tế bền vững;

(4) tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp để huy động và sử dụng hiệu quả nguồn lực tài chính cho thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững;

(5) tăng cường năng lực dữ liệu để cung cấp các bằng chứng kịp thời cho việc theo dõi, giám sát và đánh giá các mục tiêu phát triển bền vững.

Kinh tế tuần hoàn là lời giải cho phát triển bền vững, góp phần gia tăng giá trị kinh tế cho doanh nghiệp, giảm thiểu phát thải ra môi trường. Tuy nhiên, theo bà Phượng, áp dụng kinh tế tuần hoàn phải xuyên xuất quá trình từ khâu thiết kế, sau đó đưa toàn bộ quy trình vào trong sản xuất.

Mặc dù vậy, để tạo ra một mô hình kinh doanh tuần hoàn hoàn chỉnh, hệ sinh thái kinh doanh kỹ thuật số phải được thiết kế để đưa ra các quyết định quan trọng và thực hiện hành động.

Trong khi các công ty tăng cường quy trình kỹ thuật số, phải đồng thời triển khai các mô hình kinh doanh tuần hoàn và sử dụng số hóa để tạo ra các hệ sinh thái bền vững, có khả năng tương tác, hỗ trợ tham vọng tuần hoàn và tạo cơ hội mới cho đổi mới, khác biệt hóa, hiệp lực và việc làm.

Thanh Tú

FILI

Các tin tức khác

>   Bộ Công an: Vụ án xảy ra tại Bộ Công Thương đã gây thiệt hại hàng trăm tỷ đồng cho Tập đoàn Điện lực (26/03/2024)

>   Bộ Công an: Hậu "pháo" dựa vào người có chức vụ gây sức ép Thường vụ Tỉnh ủy Vĩnh Phúc (26/03/2024)

>   Hàng không Việt giảm 25 máy bay so với cùng kỳ năm 2023 (26/03/2024)

>   Chủ tịch Quốc hội: HĐND tập trung thực hiện 4 nhiệm vụ trong năm 2024 (25/03/2024)

>   Thủ tướng chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công (25/03/2024)

>   Bắt đối tượng lừa đảo làm thủ tục đi du học, chiếm đoạt hơn 4.5 tỷ (25/03/2024)

>   Khởi tố 2 cán bộ hải quan Cửa khẩu Cảng Phú Mỹ nhận hối lộ (25/03/2024)

>   Giải quyết dứt điểm đề nghị chuyển dự án KCN dịch vụ dầu khí Soài Rạp về Tiền Giang (25/03/2024)

>   Thủ tướng chỉ rõ '1 trọng tâm, 2 tăng cường, 3 đẩy mạnh' trong thực hiện Quy hoạch tỉnh Tiền Giang (24/03/2024)

>   Khách hàng lo hóa đơn tiền điện tăng (23/03/2024)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật