Thứ Ba, 20/02/2024 14:18

Những doanh nghiệp thực hiện chiến lược “nông nghiệp bền vững”, đón đầu dòng vốn xanh

Nông nghiệp bền vững là chiến lược đang được áp dụng rộng rãi tại các quốc gia trên thế giới những năm gần đây, mang đến nhiều lợi thế như tăng năng suất, chất lượng và giá trị của sản phẩm, đẩy mạnh việc xuất khẩu, mở rộng thị trường. Tại Việt Nam, đã có những doanh nghiệp tiên phong làm điều đó.

Hiện tại, các quốc gia trên thế giới đã tích cực áp dụng công nghệ cao và mô hình kinh tế tuần hoàn vào sản xuất. Trong năm 2022, chi phí đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao đạt khoảng 15 tỷ USD, và dự kiến tăng lên 33 tỷ USD vào 2027.

Ngành chăn nuôi Việt Nam cũng vậy, không nằm ngoài xu hướng chung.

Những năm gần đây, một số công ty chăn nuôi tại Việt Nam đã dần chuyển dịch sang mô hình kinh tế tuần hoàn, chú trọng áp dụng chiến lược nông nghiệp bền vững để tăng lợi nhuận, song song là cắt giảm phần lớn chất thải trong chăn nuôi để bảo vệ môi trường. Có thể kể đến những cái tên như CTCP Chăn nuôi C.P Việt Nam, Tập đoàn Marvin, GreenFeed Việt Nam, hay Nông nghiệp BaF (HOSE: BAF).

Chăn nuôi bền vững là xu hướng tất yếu, thu hút dòng vốn xanh

Nhìn chung, áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn hướng đến nông nghiệp bền vững là xu hướng tất yếu trong quá trình chuyển đổi xanh của Việt Nam và các doanh nghiệp trong ngành chăn nuôi. Việc chuyển đổi sẽ góp phần gia tăng sản lượng, doanh thu đồng thời bảo vệ môi trường, thúc đẩy xã hội và góp phần giảm phát thải nhà kính.

Quan trọng hơn, xu hướng này được cho là điểm đến đầy tiềm năng của dòng vốn xanh nước ngoài. Đó là lý do vì sao đã có nhiều doanh nghiệp trong ngành tìm cách đón đầu, áp dụng công nghệ, hướng đến phát triển bền vững.

C.P Việt Nam, doanh nghiệp chăn nuôi vốn FDI từ Thái Lan, là một trong những đơn vị đã áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn trong quản lý chất thải nhằm giảm thiểu chất thải trong quá trình sản xuất. Doanh nghiệp tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên, điển hình như tái sử dụng nước từ hoạt động chăn nuôi, sử dụng khí biogas phát điện sinh học vào giờ cao điểm.

C.P Việt Nam là một trong những đơn vị chăn nuôi áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn, giảm chất thải

BAF cũng là cái tên nổi bật, khi thúc đẩy mô hình kinh tế tuần hoàn trong chuỗi cung ứng theo chiến lược nông nghiệp bền vững. Đàn heo của BAF được nuôi bằng thực phẩm thuần chay (100% thực vật), sản xuất từ 3 nhà máy cám có tổng công suất 460,000 tấn/năm. Doanh nghiệp công bố, các nhà máy có 2 chứng nhận tiêu chuẩn cao nhất về quản lý chất lượng trong sản xuất thức ăn chăn nuôi (FSSC22000 và Global Gap). Quan trọng hơn, là giảm được 80% khí thải trong phân và nước tiểu.

BAF cũng là cái tên nổi bật khi áp dụng chăn nuôi khép kín, đón dòng vốn xanh từ IFC

Hiện tại, các hệ thống trang trại của BAF (28 trang trại) đều vận hành theo các tiêu chuẩn cao, với 9 trang trại đạt tiêu chuẩn GlobalG.A.P IFA phiên bản 5.2 do Bureau Veritas (BV) chứng nhận. Trong đó, hệ thống xử lý chất thải được đầu tư, xử lý bằng hệ thống cào phân, chuyển đến ủ phân, rồi ứng dụng công nghệ tạo nước sạch để tưới cây. Nước và tháp ủ phân được tận dụng để cung cấp cho mảng trồng lúa của công ty mẹ là Tập đoàn Tân Long. Hệ thống khép kín cho phép BAF giảm phát thải nhà kính, đóng góp vào mục tiêu giảm phát thải ròng bằng 0 (Net Zero) năm 2050 của Chính phủ.

Doanh nghiệp cũng là cái tên tiêu biểu trong việc đón đầu dòng vốn xanh, khi toàn bộ các công nghệ trên được hỗ trợ từ khoản tiền 39 triệu USD của Tổ chức tài chính quốc tế (IFC).

Trả lời báo chí, ông Thomas Jacobs - Giám đốc quốc gia phụ trách khu vực Mekong (Việt Nam, Campuchia và Lào) của IFC nhận định: "Mục tiêu giảm dấu chân carbon (carbon footprint) 20% cho dự án trang trại của BAF là thách thức không nhỏ. Tuy nhiên đây là doanh nghiệp chăn nuôi đạt chuẩn quốc tế Global Gap, IFC đã chứng kiến nỗ lực của doanh nghiệp trong 12 tháng vừa qua khi họ phối hợp chặt chẽ ở mọi khâu nhỏ nhất".

Ông Trương Sỹ Bá - Chủ tịch HĐQT BAF

Tính đến hiện tại, tổng đàn của BAF đạt 300 nghìn con, tăng 30% so với năm 2022; heo thương phẩm đạt 720,000 con, tăng 50% so với cuối năm 2022, và mục tiêu là đạt 6 triệu con vào năm 2030. Về mục tiêu này, Chủ tịch BAF Trương Sỹ Bá chia sẻ: “Việc IFC đầu tư vào BAF mở ra một cánh cửa để các định chế tài chính khác có niềm tin, tạo cơ hội trong việc thu hút dòng vốn quốc tế dài hạn với chi phí thấp, đồng thời hỗ trợ mở rộng quy mô. Do đó, chiến lược đạt đàn heo 6 triệu con đến năm 2030 có thể xem là rất khả thi”.

GreenFeed - doanh nghiệp Việt Nam với 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chăn nuôi, cũng đã thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn trong chuỗi cung ứng và đầu tư nguồn lực đáng kể vào hệ thống xử lý chất thải trong nhiều năm. GreenFeed cũng là đơn vị được IFC hỗ trợ nguồn vốn khoảng 43 triệu USD để mở rộng chăn nuôi bền vững vào năm 2021.

GreenFeed Việt Nam cũng là đơn vị thực hiện chiến lược nông nghiệp bền vững, nhận được tài trợ từ IFC

Hải Âu

FILI

Các tin tức khác

>   Thủ tướng xuống đồng cấy lúa, thu hoạch cà rốt cùng nông dân (15/02/2024)

>   Nhu cầu gia tăng, giá ure tại thị trường trong nước tăng rõ rệt (14/02/2024)

>   Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Lan tỏa sâu sắc hơn nữa tư duy kinh tế nông nghiệp (13/02/2024)

>   Mặt hàng 'báu vật' của Việt Nam được nhiều quốc gia săn đón (12/02/2024)

>   Mít, sầu riêng, thanh long Việt thu hút khách tại chợ rau quả lớn nhất thế giới (11/02/2024)

>   Giá ca cao lên cao chưa từng thấy (10/02/2024)

>   Xuất cấp hơn 10.000 tấn gạo để người dân 17 tỉnh thành ăn Tết (10/02/2024)

>   Giá gạo Philippines tăng nhanh nhất 15 năm (11/02/2024)

>   Rủ khách thăm vườn, lão nông thu tiền tỷ mỗi năm (10/02/2024)

>   Ấn Độ có thể gia hạn thuế xuất khẩu gạo đồ (09/02/2024)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật