Thứ Ba, 27/02/2024 14:14

Indonesia nhập thêm 1,6 triệu tấn gạo, cơ hội cho doanh nghiệp Việt

Trong tháng 1-2024, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam đã thắng thầu cung cấp hơn 300.000 tấn cho Indonesia.

Theo Thương vụ Việt Nam tại Indonesia (Bộ Công thương), Chính phủ Indonesia vừa quyết định tăng hạn ngạch nhập khẩu gạo trong năm 2024 thêm 1,6 triệu tấn.

Quyết định này được ban hành do sản xuất gạo trong nước của Indonesia thiếu hụt, ảnh hưởng từ hiện tượng El Nino năm 2023 khiến việc gieo cấy vụ canh tác chính trong năm bị chậm.

Theo đó, dự kiến thu hoạch vụ lúa chính sẽ diễn ra vào tháng 5, 6 thay vì tháng 3, 4 như hàng năm.

Theo Thương vụ Việt Nam tại Indonesia, với việc gạo nhập khẩu thêm 1,6 triệu tấn, tổng lượng lượng gạo hạn ngạch Chính phủ Indonesia quyết định nhập khẩu trong năm 2024 sẽ là 3,6 triệu tấn.

Đến nay, Bộ Thương mại Indonesia đã cấp giấy phép nhập khẩu cho 2 triệu tấn gạo. Giấy phép nhập khẩu thêm 1,6 triệu tấn sẽ sớm được ban hành sau khi hoàn tất một số thủ tục hành chính liên quan.

Indonesia nhập thêm 1,6 triệu tấn gạo, cơ hội cho doanh nghiệp Việt ảnh 1
Gạo bày bán ở siêu thị. Ảnh: TÚ UYÊN

Bên cạnh đó, Thương vụ Việt Nam tại Indonesia cho biết, những ngày gần đây giá gạo tại thị trường Indonesia đang tăng mạnh do nguồn cung thiếu hụt nghiêm trọng.

Tính tới tháng 2, Indonesia đã trải qua 8 tháng thâm hụt gạo liên tiếp do sản xuất trong nước thiếu hụt so với nhu cầu.

Hiện tượng gạo khan hiếm tại các siêu thị đã xuất hiện. Lãnh đạo Bộ Thương mại Indonesia đã phải đề nghị người dân chuyển sang mua gạo bình ổn giá của Chính phủ để tránh việc giá gạo tăng quá cao trên thị trường tự do.

Giá bán gạo lẻ tại thị trường Indonesia 80.000 Rp (tương đương 5,17 USD)/5kg so với mức giá trần Chính phủ ấn định chỉ là 69.500 Rp (4,45 USD)/5kg).

Số liệu từ Cơ quan thống kê Indonesia, trong tháng 1, quốc gia này đã nhập khẩu 441,93 ngàn tấn gạo, tăng 82,19% so với cùng kỳ năm ngoái, với giá trị 279,2 triệu USD.

Trong đó, Indonesia nhập khẩu gạo nhiều nhất từ Thái Lan 237,64 ngàn tấn, tiếp đến là Pakistan 129,78 ngàn tấn, Myanmar 41,61 ngàn tấn, vị trí thứ tư là Việt Nam với 32,34 ngàn tấn, cuối cùng là Campuchia 2,5 ngàn tấn

Theo Thương vụ Việt Nam tại Indonesia, tình hình gạo đang thiếu hụt nghiêm trọng, trong bối cảnh thu hoạch chính vụ chưa bắt đầu, song song đó là Tháng Lễ Ramdan người Hồi giáo diễn ra từ trung tuần tháng 3, kéo dài trong 1 tháng sẽ khiến nhu cầu lương thực, thực phẩm tiếp tục tăng mạnh.

Do đó, ngoài đợt mở thầu thu mua 500.000 tấn gạo ngày 17-1 (trong đó các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam đã thắng thầu cung cấp hơn 300.000 tấn), dự báo Chính phủIndonesia sẽ tiếp tục sớm mở thầu mua thêm gạo.

Vì vậy, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam cần theo dõi sát thông tin thị trường, tận dụng tranh thủ cơ hội xuất khẩu gạo trong những tháng đầu năm sang thị trường Indonesia.

Năm 2023, Indonesia trở thành nhà nhập khẩu lớn thứ hai của Việt Nam với sản lượng hơn 1,1 triệu tấn gạo, trị giá hơn 640 triệu USD, tăng mạnh 878% về lượng và tăng 992% về trị giá so với năm 2022.

TÚ UYÊN

Pháp luật TPHCM

Các tin tức khác

>   Một quốc gia bất ngờ chi tiền gấp 185 lần mua gạo Việt giá cao chót vót (26/02/2024)

>   Trung Quốc tăng nhập khẩu thủy sản Việt Nam gấp 3 lần trong tháng đầu năm (26/02/2024)

>   Sầu riêng Việt giá cao chót vót nhờ 'một mình một chợ' tại thị trường Trung Quốc (23/02/2024)

>   Giá lúa gạo bất ngờ giảm mạnh sau Tết (23/02/2024)

>   Giá ‘vàng đen’ tăng nóng, xuất khẩu của Việt Nam tăng đột biến (21/02/2024)

>   Những doanh nghiệp thực hiện chiến lược “nông nghiệp bền vững”, đón đầu dòng vốn xanh (20/02/2024)

>   Thủ tướng xuống đồng cấy lúa, thu hoạch cà rốt cùng nông dân (15/02/2024)

>   Nhu cầu gia tăng, giá ure tại thị trường trong nước tăng rõ rệt (14/02/2024)

>   Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Lan tỏa sâu sắc hơn nữa tư duy kinh tế nông nghiệp (13/02/2024)

>   Mặt hàng 'báu vật' của Việt Nam được nhiều quốc gia săn đón (12/02/2024)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật