Thứ Tư, 03/01/2024 13:54

Vụ án Việt Á: Các bị cáo Nguyễn Thanh Long, Chu Ngọc Anh, Phạm Xuân Thăng khai rành mạch, rõ ràng

Trong số 38 bị cáo ra hầu toà vụ đại án Việt Á sáng 3-1, các bị cáo Nguyễn Thanh Long, Chu Ngọc Anh và Phạm Xuân Thăng, đều khai rành mạch, rõ ràng khi được hỏi.

Sáng 3-1, TAND TP Hà Nội đưa 38 bị cáo vụ Việt Á ra xét xử về 6 tội danh. Ra tòa phiên sơ thẩm có 3 bị cáo từng giữ vị trí lãnh đạo cao là Nguyễn Thanh Long, cựu bộ trưởng Bộ Y tế; Chu Ngọc Anh, cựu bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH-CN); Phạm Xuân Thăng, cựu bí thư Tỉnh ủy Hải Dương.

Vụ án Việt Á: Các bị cáo Nguyễn Thanh Long, Chu Ngọc Anh, Phạm Xuân Thăng khai rành mạch, rõ ràng- Ảnh 1.

Các bị cáo tại phiên tòa xử vụ Việt Á. Ảnh: Nam Anh

Đáng chú ý, tại phần thủ tục trước phiên toà, chủ tọa Trần Nam Hà thông báo trong số 38 bị cáo bị đưa ra xét xử, bị cáo Trần Thị Hồng (nhân viên kinh doanh Công ty Việt Á) xin xét xử vắng mặt vì mới sinh con nhỏ, con lại đang bị bệnh.

Để xét xử vụ án, Tòa triệu tập 39 nhân chứng, 140 người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan và 24 nguyên đơn dân sự (Sở Y tế và Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC), Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Tuy nhiên, nhiều người trong số đó vắng mặt tại tòa.

Trước sự vắng mặt của bị cáo Trần Thị Hồng, Hội đồng xét xử (HĐXX) cho rằng bị cáo này vắng mặt có lý do chính đáng, việc vắng mặt của bị cáo không ảnh hưởng đến việc xét xử. Đối với việc vắng mặt của những người và bên có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, HĐXX cho biết nếu thấy cần thiết sẽ cho triệu tập họ sau.

Tại phần thủ tục tại phiên toà, các bị cáo Nguyễn Thanh Long, Chu Ngọc Anh và Phạm Xuân Thăng, đều khai rành mạch, rõ ràng. Các bị cáo này phản xạ, trả lời lưu loát trước câu hỏi của HĐXX.

Phiên tòa xét xử đại án Việt Á

Theo cáo buộc, năm 2020, dịch COVID-19 bùng phát nên Chính phủ giao Bộ KH-CN tích cực nghiên cứu, chế tạo sinh phẩm phòng chống dịch. Sau đó, việc nghiên cứu kit test COVID-19 được giao Học viện Quân y chủ trì với kinh phí 18,9 tỉ đồng.

Do quen biết, Phan Quốc Việt đã thông đồng, cấu kết với Trịnh Thanh Hùng tác động tới Chu Ngọc Anh, Phạm Công Tạc quyết định cho Công ty Việt Á được phối hợp thực hiện Đề tài nghiên cứu chế tạo test xét nghiệm. Với mục đích được sản xuất, bán test xét nghiệm thu lời bất chính, Việt đã tiếp tục cấu kết với Trịnh Thanh Hùng, Nguyễn Thanh Long và nhiều bị cáo khác thực hiện nhiều hành vi sai phạm giúp Công ty Việt Á được kiểm định test xét nghiệm; được nghiệm thu giai đoạn 1 của Đề tài để lập hồ sơ gửi Bộ Y tế cấp số đăng ký lưu hành tạm thời, chính thức, biến test xét nghiệm từ sản phẩm thuộc sở hữu của nhà nước thành sản phẩm thuộc sở hữu của Công ty Việt Á.

Khi Việt Á sản xuất thương mại, bán 200.000 test xét nghiệm cho Bộ Y tế, Việt đã nâng khống cơ cấu đơn giá nhưng vẫn được Bộ Y tế hiệp thương, xác định giá 470.000 đồng/kit test không có căn cứ. Sau đó, Bộ Y tế kiểm tra giá hiệp thương, xác định Việt Á thay đổi nguyên vật liệu sản xuất nhưng không ra kết luận kiểm tra, không kiến nghị xử lý, dẫn đến doanh nghiệp này tiếp tục sử dụng mức giá trên, tạo mặt bằng giá để bán cho các đơn vị, địa phương.

Theo cáo buộc của VKSND Tối cao, sau khi được cấp phép lưu hành, Công ty Việt Á sản xuất hơn 8,7 triệu kit test, nâng khống giá rồi bán cho các cơ sở y tế trên khắp cả nước, từ đó thu lợi bất chính hơn 1.235 tỉ đồng. Tính riêng phần tài sản nhà nước, số tiền thiệt hại là hơn 402 tỉ đồng.

Để thực hiện được những sai phạm nêu trên, theo cơ quan tố tụng, Phan Quốc Việt đã đưa hối lộ với tổng số tiền là 3 triệu USD (tương đương hơn 68 tỉ đồng) và 4 tỉ đồng. Trong đó, Việt đã đưa hối lộ Nguyễn Thanh Long (cựu bộ trưởng Y tế) 2,25 triệu USD; Nguyễn Huỳnh (thư ký của ông Long) 4 tỉ đồng; Nguyễn Minh Tuấn (cựu vụ trưởng Vụ Trang thiết bị và Công trình y tế Bộ Y tế) 300.000 USD; Trịnh Thanh Hùng (cựu vụ phó Vụ KH-CN) 350.000 USD; Nguyễn Nam Liên (cựu vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính Bộ Y tế) 100.000 USD.

Bên cạnh đó, Việt còn chi tiền "cảm ơn" cho ông Nguyễn Văn Trịnh (cán bộ Văn phòng Chính phủ) 200.000 USD; Chu Ngọc Anh (cựu Bộ trưởng KH-CN) 200.000 USD; Phạm Công Tạc (cựu thứ trưởng Bộ KH-CN) 50.000 USD.

Nguyễn Hưởng

Người lao động

Các tin tức khác

>   2023 là năm khó khăn nhất của xuất khẩu dệt may trong hơn 3 thập kỷ qua (03/01/2024)

>   Giải ngân vốn đầu tư công năm 2023 ước đạt 73.5% kế hoạch (03/01/2024)

>   Vốn giải ngân 09 dự án giao thông quan trọng quốc gia đạt tỷ lệ 68.5% (02/01/2024)

>   Vụ Việt Á: Hai cựu bộ trưởng Nguyễn Thanh Long, Chu Ngọc Anh sắp hầu tòa (02/01/2024)

>   EVN nói tăng giá điện 2 lần vẫn không đủ bù đắp chi phí sản xuất điện (02/01/2024)

>   Để thu hút các 'đại bàng' chất lượng cao (02/01/2024)

>   3 Luật có hiệu lực từ 01/01/2024 (01/01/2024)

>   Rà soát điện mặt trời mái nhà được hưởng giá 8,38 UScent/kWh trong 20 năm (01/01/2024)

>   Thủ đoạn lợi dụng sàn thương mại điện tử để bán hàng cấm, hàng giả (31/12/2023)

>   Đón trên 8,5 triệu lượt khách, Kiên Giang thu gần 17.500 tỉ từ du lịch (30/12/2023)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật