Thứ Hai, 29/01/2024 10:20

Trung Quốc ra động thái mới để “giải cứu” thị trường chứng khoán

Mới đây, Ủy ban Quản lý Chứng khoán Trung Quốc (CSRC) cho biết sẽ tạm ngừng hoạt động cho vay một số cổ phiếu từ ngày 29/01. Mục tiêu là để ngăn chặn đà giảm trên thị trường chứng khoán.

Các nhà đầu tư chiến lược sẽ không được phép cho vay cổ phiếu trong giai đoạn cổ phiếu bị khóa (lock-up), theo tuyên bố của Sở giao dịch chứng khoán Thượng Hải và Sở giao dịch chứng khoán Thâm Quyến trong ngày 28/01. Điều này sẽ hạn chế hoạt động bán khống trên thị trường chứng khoán.

“Xé về phương diện ổn định thị trường, tác động của động thái này khá hạn chế vì các ước tính cho thấy số dư cho vay cổ phiếu không quá đáng kể”, Willer Chen, Chuyên gia phân tích cấp cao tại Forsyth Barr Asia, chia sẻ. “Dù vậy, đây vẫn là động thái tích cực trong bối cảnh nhiều thành phần tham gia thị trường kêu gọi các cơ quan chức trách Trung Quốc tăng cường hỗ trợ”.

Trước đó, các cơ quan chức trách đã thực hiện nhiều biện pháp hỗ trợ sau cú trượt dài của chứng khoán Trung Quốc (chỉ số MSCI Trung Quốc đã lao dốc 60% so với đỉnh xác lập vào tháng 2/2021).

Hồi tháng 10/2023, Trung Quốc đã áp giới hạn với hoạt động cho vay cổ phiếu của các cổ đông chiến lược và còn áp đặt thêm các biện pháp hạn chế khác. Sau đó, tổng giá trị cho vay cổ phiếu của các nhà đầu tư chiến lược đã lao dốc 40%, theo dữ liệu từ CSRC.

Chỉ số MSCI Trung Quốc vừa có tuần tăng đầu tiên trong năm 2024, nhưng vẫn còn giảm 7% từ đầu năm. Chứng khoán Trung Quốc khởi sắc sau khi NHTW nước này thông báo hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc và đưa ra các kế hoạch kích thích có mục tiêu.

Tuần trước, Bloomberg đưa tin rằng công ty quốc doanh Citic Securities đã ngừng cho vay cổ phiếu đối với các nhà đầu tư cá nhân và nâng tiêu chí cho vay cổ phiếu với các nhà đầu tư tổ chức.

Tuy vậy, việc hạn chế bán khống cũng khó tạo cú huých bền vững cho chứng khoán Trung Quốc vì tâm lý vẫn còn yếu. Trong năm 2015, Trung Quốc hạn chế hoạt động bán khống để đẩy lùi các trader trong phiên (day trader). Tại thời điểm đó, họ cho rằng chính các trader “đánh nhanh rút gọn” này là nguồn cơn cho những biến động bất thường. Tuy nhiên, thị trường vẫn tiếp tục giảm trong những tháng sau đó.

“Đông thái siết bán khống của Trung Quốc có thể châm ngòi cho đà tăng tạm thời ở các lĩnh vực theo định hướng tăng trưởng như năng lượng mới và xe điện”, Hebe Chen, Chuyên viên phân tích tại IG Markets, cho hay. “Tuy nhiên, đây chỉ là biện pháp ngắn hạn. Trung Quốc đang thiếu một đơn thuốc hiệu quả để giải quyết ngọn nguồn nguyên nhân khiiến thị trường lao dốc”.

Vũ Hạo (Theo Bloomberg)

FILI

Các tin tức khác

>   Moody's: Phát hành trái phiếu bền vững toàn cầu dự báo đạt 950 tỉ đô la trong năm 2024 (29/01/2024)

>   Elon Musk sợ các hãng xe Trung Quốc sẽ “hủy diệt” mọi đối thủ trên toàn cầu (27/01/2024)

>   S&P 500 và Nasdaq Composite đứt mạch 6 phiên tăng liên tiếp (27/01/2024)

>   Hàn Quốc xem xét ‘bêu xấu’ những công ty niêm yết có quản trị kém (26/01/2024)

>   S&P 500 tăng 6 phiên liên tiếp, Dow Jones tăng gần 250 điểm (26/01/2024)

>   Chán cảnh thua lỗ chứng khoán, người Trung Quốc chuyển sang chơi tiền ảo (25/01/2024)

>   Tesla công bố báo cáo đáng thất vọng, cổ phiếu lập tức giảm 6% (25/01/2024)

>   S&P 500 và Nasdaq Composite tăng 5 phiên liên tiếp (25/01/2024)

>   Loạt công ty hàng đầu thế giới sa thải ngay đầu năm 2024 (24/01/2024)

>   Jack Ma và Joe Tsai mua hơn 200 triệu USD cổ phiếu Alibaba (24/01/2024)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật