Thứ Năm, 11/01/2024 09:25

Thặng dư thương mại của Việt Nam với thị trường Âu-Mỹ đạt gần 125 tỷ USD

Thị trường châu Âu-châu Mỹ là đối tác thương mại và quan trọng hàng đầu của Việt Nam. Năm 2023, tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này ước đạt 166,5 tỷ USD.

Năm 2023, Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Âu-Mỹ ước đạt 166,5 tỷ USD. (Ảnh: Đức Duy/Vietnam+)

Tại Hội nghị tổng kết năm 2023 của Vụ Thị trường châu Âu-châu Mỹ ngày 10/1, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết thị trường châu Âu-châu Mỹ là đối tác thương mại và quan trọng hàng đầu của Việt Nam trong những năm qua. Đây cũng là địa bàn có nhiều doanh nghiệp có tiềm năng tài chính, khoa học công nghệ cao mong muốn đầu tư vào Việt Nam.

“Vụ thị trường châu Âu- châu Mỹ đã xây dựng 4 chiến lược phát triển thị trường EU, SNG, Hoa Kỳ, Mỹ La tinh tới năm 2030. Do đó trong thời gian tới cần phối hợp với các cơ quan, đơn vị tổ chức liên quan để triển khai tốt các chiến lược nêu trên, khai thác tối đa các dư địa, cơ hội để thúc đẩy hợp tác, hiện thực hóa các tiềm năng hợp tác kinh tế-thương mại-đầu tư,” ông Diên giao nhiệm vụ.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cũng lưu ý Vụ thị trường châu Âu-châu Mỹ cùng đại diện thương mại của Việt Nam tại các nước cần chú trọng nắm bắt tình hình, biến động chính sách của nước sở tại để tham mưu cho Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Bộ Công Thương... có những phản ứng chính sách phù hợp, khả thi.

Theo phía Bộ Công Thương, năm 2023, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa giữa Việt Nam và khu vực Âu Mỹ đạt khoảng 208,3 tỷ USD giảm 9,5% so với năm 2022, trong đó, xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này ước đạt 166,5 tỷ USD giảm 9,6%, nhập khẩu ước đạt 41,8 tỷ USD giảm 9,1%. Như vậy, thặng dư thương mại của Việt Nam với thị trường Âu - Mỹ dự kiến đạt gần 125 tỷ USD.

Năm 2023 tổng kim ngạch trao đổi thương mại hàng hóa của Việt Nam với các nước trong khu vực châu Âu ước đạt 72,3 tỷ USD, giảm 5,3% so với năm 2022, trong đó, xuất khẩu ước đạt 53,3 tỷ USD, giảm 4,7% và nhập khẩu ước đạt gần 19 tỷ USD, giảm 6,8%. Thặng dư thương mại của Việt Nam với thị trường châu Âu trong năm 2023 ước đạt 34,3 tỷ USD.

Còn tại khu vực châu Mỹ, tổng kim ngạch trao đổi thương mại hàng hóa của Việt Nam với các nước châu Mỹ năm 2023 ước đạt 136 tỷ USD, giảm 11,6% so với năm 2022, trong đó, xuất khẩu ước đạt 113,2 tỷ USD, giảm 11,7% và nhập khẩu ước đạt gần 22,8 tỷ USD, giảm 11%. Thặng dư thương mại của Việt Nam với thị trường châu Mỹ trong năm 2023 ước đạt 90,4 tỷ USD.

Nhiều thương hiệu Việt đã chinh phục khách hàng quốc tế. (Ảnh: Đức Duy/Vietnam+)

Thống kê cho thấy các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang thị trường Âu Mỹ là: Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác; điện thoại, máy tính và linh kiện; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; hàng dệt may, da giầy và túi xách; gỗ và sản phẩm gỗ; thủy sản... đều chứng kiến mức sụt giảm trung bình trên 10% so với năm 2022.

Trong khi đó, xuất khẩu một số mặt hàng khác tăng trưởng tốt như: Máy ảnh, máy quay phim và linh kiện tăng 27% (gần 1,2 tỷ USD); sắt thép các loại tăng 23,5% (3,1 tỷ USD); phương tiện vận tải và phụ tùng tăng 12,6%; và một số mặt hàng nông sản như: Gạo tăng 53,3% (65,5 triệu USD), hạt điều tăng 10,2%, hàng rau quả tăng 10,2% (609,5 triệu USD).

Cũng theo đại diện Vụ châu Âu-châu Mỹ, măm 2023, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa giữa Việt Nam và khu vực Âu Mỹ đạt khoảng 208,3 tỷ USD giảm 9,5% so với năm 2022

Về nguyên nhân, ông Tạ Hoàng Linh, Vụ trưởng Vụ thị trường châu Âu-châu Mỹ đánh giá, với độ mở nền kinh tế lớn, hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam chịu tác động trực tiếp từ sự sụt giảm của kinh tế toàn cầu từ nửa đầu năm 2023 và sự phục hồi một cách chậm chạm, không đồng đều của các nền kinh tế trên thế giới trong nửa cuối năm 2023.

Theo IMF, tốc độ tăng trưởng GDP của các đầu tầu kinh tế tại khu vực châu Âu-châu Mỹ phần lớn được dự báo tăng trưởng ở mức dưới 2,5% (ví dụ: Hoa Kỳ 2,1%, Canada 1,3%, EU 0,7%, Anh 0,5%, Nga 2,2%...) ngoại trừ các nước như: Mexico dự báo tăng 3,2%, Braxin tăng 3,1%.

Tiếp đến, do nhu cầu nhập khẩu hàng hóa ở các thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam đều giảm so với cùng kỳ năm ngoái. Cộng với lạm phát tuy đã kiềm chế nhưng vẫn ở mức cao cộng thêm sức ép từ bất ổn địa chính trị, thay đổi sâu sắc hành vi và thói quen tiêu dùng tại các nước Âu Mỹ dẫn đến việc duy trì thị trường xuất khẩu khó khăn hơn./.

Đức Duy

Vietnamplus

Các tin tức khác

>   'Xẻ' đất đã cấp cho doanh nghiệp này để giao cho nhiều công ty khác (11/01/2024)

>   Quảng Ninh: Người lao động được thưởng Tết Nguyên đán trung bình 8,3 triệu đồng (10/01/2024)

>   TP Hồ Chí Minh: Sôi động thị trường lao động dịp Tết Nguyên đán 2024 (10/01/2024)

>   Thủ tướng: Có chế tài để xử lý trường hợp cố tình nâng giá, ép giá, đầu cơ đất khu vực mỏ (10/01/2024)

>   Đường dây 'cứu điện' miền Bắc: Thủ tướng chỉ đạo, địa phương vẫn chậm (10/01/2024)

>   Thách thức nào cho bất động sản khu công nghiệp 2024? (15/01/2024)

>   Bắt đầu việc phá sản Tổng Công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (10/01/2024)

>   Để điểm sáng xuất khẩu của TPHCM đi đường dài (10/01/2024)

>   Thủ tướng chỉ đạo gỡ khó về định mức, đơn giá, vật liệu xây dựng công trình giao thông (10/01/2024)

>   Hà Nội đặt mục tiêu thu nhập bình quân 45.000-46.000 USD/người (10/01/2024)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật