Thứ Năm, 18/01/2024 15:39

Nhịp đập Thị trường 18/01: Tăng điểm phiên đáo hạn phái sinh dù thanh khoản sụt giảm

Sự rung rắc ập đến trong khung giờ “quen thuộc” 14h15 chỉ khiến VN-Index giảm điểm trong khoảng thời gian ngắn ngủi trước khi lấy lại đà tăng, kết thúc phiên giao dịch đáo hạn phái sinh tại 1,169 điểm, tương ứng tăng 6.5 điểm.

Xét trong top 10 cổ phiếu ảnh hưởng đến chỉ số VN-Index, những cái tên như VHM, BID, CTG, VPB, MWG, LPB, TCB, MBB hay KDH không khiến nhà đầu tư thất vọng khi đóng góp đến gần 5 điểm tăng cho chỉ số, xóa nhòa áp lực từ nhóm các cổ phiếu như LGC, GVR, OCB, HVN.

Có hai điểm cần phải lưu lý trong phiên hôm nay, một là khối ngoại bán ròng nhẹ gần 12 tỷ đồng, chấm dứt chuỗi mua ròng 3 phiên ngắn ngủi. Các cổ phiếu bị bán nhiều nhất là ACV giá trị gần 72 tỷ đồng, VRE gần 43 tỷ đồng, PVS gần 39 tỷ đồng. Ngược lại, mặc dù MWGVHM được mua ròng với giá trị lớn hơn, lần lượt hơn 113 tỷ đồng và hơn 88 tỷ đồng, nhưng chỉ hai cái tên này là không đủ để lấy lại đà mua ròng, do lực bán ròng của khối ngoại là đồng đều hơn trên các mã.

Hai là thanh khoản sàn HOSE duy trì ở mức thấp so với phiên hôm qua và trung bình những phiên gần đây, đạt 12,400 tỷ đồng. Dễ lý giải cho diễn biến này do tâm lý e dè “ra tay” trong phiên đáo hạn phái sinh, nhưng việc thị trường tăng điểm trong bối cảnh thanh khoản sụt giảm chưa bao giờ tạo ra cảm giác yên tâm cho giới đầu tư.

14h: Bất động sản dẫn sóng, cổ phiếu cao su gây bất ngờ

Trong bối cảnh nhóm tài chính và bảo hiểm tiếp tục duy trì sự tích cực với những mã quen thuộc hỗ trợ cho đà tăng như SSI, VIX, VCI thuộc nhóm chứng khoán hay STB, SHB, LPB, ACB, CTG, BID thuộc nhóm ngân hàng thì nhóm bất động sản với sự dẫn dắt của họ Vingroup (VHM tăng 3.22%, VIC tăng 0.46% và VRE tăng 0.43%) cùng sự giúp sức của KDH tăng 4.15%, NLG tăng 5.51%, NVL tăng 1.23% đã tạo lực đẩy mạnh mẽ, giúp thị trường bật tăng tốt trong phiên chiều.

Bất ngờ đến từ nhóm cổ phiếu cao su tăng 1.4%, bứt tốc vào danh sách nhóm ngành tăng mạnh nhất thị trường, được dẫn đầu bởi DRC tăng 2.2%.

VHM đóng góp hơn 1.4 điểm tăng cho thị trường, theo sau là BID đóng góp gần 1 điểm. Các cổ phiếu trước đó thuộc nhóm tạo áp lực giảm điểm cũng đang dần thu hẹp đà giảm, thậm chỉ chuyển sang sắc xanh.

Khối ngoại cũng nhanh chóng thu hẹp dần đà bán ròng còn hơn 87 tỷ đồng, góp phần giảm áp lực cho chỉ số. VIX, PNJ, PVD lần được mua ròng mạnh mẽ hơn, trong khi EIB bị bán ròng mạnh hơn 267 tỷ đồng, bỏ xa hoàn toàn các cổ phiếu khác.

Điểm đáng tiếc của thị trường tính đến lúc này co lẽ là thanh khoản dường như không được cải thiện so với những phiên trước đây, một phần do tâm lý e dè giao dịch hơn trong phiên đáo hạn phái sinh.

Phiên sáng: Dần tăng tốc cuối phiên sáng

Diễn biến giằng co tiếp tục được thể hiện, đã có lúc phe bán chiếm ưu thế và đẩy thị trường về gần ngưỡng tham chiếu. Nhưng sau 11h, lực mua trở lại giúp VN-Index tăng tốc để cán mốc 1,164 điểm cuối phiên sáng.

Trong top các cổ phiếu ảnh hưởng đến chỉ số VN-Index, nhóm các cổ phiếu tác động tích cực đóng góp đồng đều hơn, VHM 0.49 điểm, LPB 0.39 điểm, BID 0.35 điểm, VNM 0.2 điểm,… thay vì chỉ với một “cánh én” VHM như trước đó. Ở chiều ngược lại, LGC, MBB, CTG, BCM là những cổ phiếu gây áp lực hàng đầu.

Nhóm chứng khoán đóng góp tích cực nhất khi tăng 0.65%, dẫn đầu bởi SSI tăng 0.74%, VCI tăng 0.83%, VIX tăng 0.29%, BSI tăng 4.35% hay FTS tăng 2.1%. Mặc dù diễn biến chung tích cực nhưng một số cái tên khác lại đi “ngược dòng” là VND giảm 0.23% hay HCM giảm 0.2%.

Bất động sản vẫn cho thấy độ “uy tín” khi tăng 0.36%, vẫn duy trì trong nhóm dẫn dắt thị trường từ đầu phiên sáng, với VHM tăng 1.07% và sắm vai đầu đàn. Hai “người nhà” khác của VHMVICVRE đều dừng chân ở mức tham chiếu. Nhìn chung, lượng cổ phiếu bất động động sản tăng giá chiếm số đông, không thể bỏ qua những cái tên như NVL, KDH, KBC, PDR, DIG, NLG.

Các cổ phiêu ngân hàng dù có số lượng tăng giá nhiều hơn lượng tham chiếu và giảm giá, nhưng một mình “ông lớn” VCB tham chiếu kéo theo đà tăng cả nhóm chỉ dừng lại ở mức 0.18%. Một số cổ phiếu nhà băng đóng góp vào đà tăng điểm có thể kể đến BID, VPB, TCBACB.

Trong diễn biến ngược lại, nhóm cổ phiếu dịch vụ lưu trú, ăn uống giảm 1.13%, với tác nhận chính là VNG giảm 3%; ngoài ra còn có nhóm dịch vụ tư vấn và hỗ trợ giảm 0.81%, xây dựng giảm 0.6% và khai khoáng giảm 0.45%.

Đà bán ròng của khối ngoại tiếp tục được gia tăng, kết thúc phiên sáng bán ròng gần 157 tỷ đồng, riêng ACV đã ghi nhận giá trị bán ròng gần 79 tỷ đồng. Các cổ phiếu cũng chịu đà bán ròng có thể kể đến như LPB, PVS hay SSI. Ở chiều mua ròng, các cổ phiếu được mua khá đồng đều nhưng giá trị hầu như không cao, đứng đầu là VCG cũng chỉ hơn 17 tỷ đồng.

10h50: Ngân hàng thế chân bất động sản dẫn dắt thị trường

Sự giằng co được duy trì trong những phút tiếp theo của phiên sáng. Đáng chú ý nhất là nhóm tài chính và bảo hiểm bứt lên dẫn dắt thị trường, với nhiều cái tên nổi bật trong ngành ngân hàng như STB, LPB, ACB, SHB, CTG, đặc biệt LPB đang tăng hơn 3.2 %; SSI, VIX, VCI, FTS cũng đại diện ngành chứng khoán tham gia nhóm dẫn dắt thị trường.

Tiếp nối khoảng thời gian đầu ngày, nhóm bất động sản vẫn cho thấy sự tích cực và hỗ trợ thị trường. Nhưng cổ phiếu nổi bật là DIG, DXG, PDR, VHM.

Nhóm sản xuất khá phân hóa với HPG, QNS, VNM hay MSN đóng góp sắc xanh cho thị trường, ngược lại DBC, HSG, KDC, NKG, GEX là những cái tên giảm điểm.

Điễn biến phân hóa cũng đang diễn ra với nhóm bán lẻ, với ông lớn PNJMWG đã chiếm gần như toàn độ thanh khoản, nhưng biên động trái chiều nhau với PNJ tăng 0.9% còn MWG giảm 0.2%.

Xét theo top cổ phiếu ảnh hưởng đến chỉ số VN-Index, VHM vẫn đóng góp lớn nhất với hơn 0.4 điểm, tiếp đến là VNM, LPB, BID, TCB.

Ngược lại, LGC, BCM và một “người nhà” của VHMVIC tạo áp lực cho chỉ số chung. Riêng VCB đang tạm không gây thêm áp lực khi giá quay về mốc tham chiếu.

Thanh khoản vẫn tiếp tục không được cải thiện so với phiên trước và đang dần cách xa trung bình 5 phiên gần nhất. Khối ngoại đang quay đầu bán ròng hơn 100 tỷ đồng, sau 3 phiên liên tiếp mua ròng, tập trung vào ACV.

Mở cửa: Tăng nhẹ đầu phiên nhờ bất động sản

VN-Index mở cửa tăng nhẹ gần 2 điểm, với gần 7 mã tăng trần, 259 mã tăng điểm, 1,169 mã đi ngang, 169 mã giảm điểm và 4 mã giảm sàn.

Lực kéo chủ yếu từ nhóm bất động sản với một số cái tên đáng chú ý như DIG, PDR, CEO, DXG, VHM hay NVL, đều duy trì mức tăng từ 1-2%. Một số nhóm ngành khác như tài chính và bảo hiểm, vận tải và kho bãi, bán lẻ cũng cho thấy sự tích cực, hỗ trợ cho thị trường.

Nhịp tăng nhẹ có sự lan tỏa từ nhóm Large Cap, Mid Cap, Small Cap hay Micro Cap.

Thanh khoản không có sự bứt phá so với phiên trước và đang thấp hơn so với trung bình trong 5 ngày gần nhất

VHM đóng góp gần 0.6 điểm cho nhịp tăng đầu ngày, tiếp đến là những cái tên như MSN, GAS, VNM, HPG, TCB, NVL. Ở chiều ngược lại, VCB lấy đi của thị trường hơn 1 điểm, theo sau là những cái tên như FPT, HDB, BCM, GVR.

Huy Khải

FILI

Các tin tức khác

>   Vietstock Daily 18/01/2024: Quá trình giằng co sẽ còn tiếp diễn (17/01/2024)

>   Thị trường chứng quyền 18/01/2024: Tâm lý thận trọng gia tăng (17/01/2024)

>   Chứng khoán phái sinh ngày 18/01/2024: Khối ngoại bán mạnh trước phiên đáo hạn (17/01/2024)

>   Nhịp đập Thị trường 17/01: Thị trường lùi bước về cuối phiên (17/01/2024)

>   Vietstock Daily 17/01/2024: Khối ngoại duy trì mua ròng (16/01/2024)

>   Thị trường chứng quyền 17/01/2024: Sắc xanh đã trở lại (16/01/2024)

>   Chứng khoán phái sinh ngày 17/01/2024: Tín hiệu tốt xấu đan xen (16/01/2024)

>   Nhịp đập Thị trường 16/01: Lực mua trở lại, VN-Index đảo chiều tăng mạnh (16/01/2024)

>   Góc nhìn 16/01: Có xu hướng tích lũy trong ngắn hạn? (15/01/2024)

>   Thị trường chứng quyền 16/01/2024: Vẫn chưa thoát khỏi áp lực bán (15/01/2024)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật