Thứ Tư, 20/12/2023 08:27

Việt Nam thuộc nhóm các nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao

Với mức tăng trưởng GDP thực trung bình là 6,1% trong một thập niên trở lại đây, Việt Nam thuộc nhóm các nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao.

Hoạt động sản xuất tại doanh nghiệp khu công nghiệp Du Long (Thuận Bắc, Ninh Thuận). (Ảnh: Công Thử/TTXVN)

Trang tin tức thị trường Yahoo!Finance vừa đăng bài viết cho biết Việt Nam, Trung Quốc và một số nước châu Á nằm trong số 20 nước có mức tăng trưởng kinh tế nhanh nhất thế giới trong 10 năm trở lại đây.

Số liệu trong bài viết trên căn cứ nguồn số liệu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).

Cụ thể, các nhà phân tích đã xem xét mức tăng trưởng Tổng sản phẩm Quốc nội thực (GDP thực là thước đo tổng sản phẩm quốc nội đã điều chỉnh lạm phát, phản ánh giá trị của tất cả hàng hóa và dịch vụ do một nền kinh tế tạo ra trong một năm nhất định) dựa vào dữ liệu trong giai đoạn 2012-2022 để tính mức tăng trưởng trung bình trong 10 năm qua.

Với mức tăng trưởng GDP thực trung bình là 6,1% trong một thập niên trở lại đây, Việt Nam thuộc nhóm các nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao.

Ngành nông nghiệp của Việt Nam là trụ cột quan trọng của nền kinh tế, vừa đóng góp cho GDP, vừa tạo việc làm.

Kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của Việt Nam lần đầu đạt 53,22 tỷ USD vào năm 2022, tăng 9,3% so với năm 2021.

Nhờ vậy, thặng dư thương mại toàn ngành nông nghiệp của Việt Nam đạt 8,5 tỷ USD, chiếm hơn 75% tổng giá trị xuất siêu của nền kinh tế.

Trong nhóm hàng hóa nông, lâm, thủy sản xuất khẩu, 7 mặt hàng đạt kim ngạch hơn 3 tỷ USD; 8 sản phẩm hoặc nhóm sản phẩm đạt kim ngạch xuất khẩu hơn 2 tỷ USD bao gồm càphê, cao su, gạo, rau quả, điều, tôm, cá tra, sản phẩm gỗ.

Riêng về gạo, Việt Nam đã xuất khẩu gần 7,3 triệu tấn với tổng trị giá 3,54 tỷ USD trong năm 2022, tăng gần 7% so với năm 2021. Đây là kim ngạch xuất khẩu gạo cao nhất từ trước tới nay do giá tăng cao.

Giá gạo xuất khẩu bình quân của Việt Nam ở mức 485 USD/tấn, cao nhất thế giới.

Bài viết dẫn số liệu của Việt Nam cho thấy Mỹ vẫn là thị trường lớn nhất nhập khẩu hàng nông, lâm, thủy sản của Việt Nam với kim ngạch đạt 13,3 tỷ USD, tương đương 25% thị phần, tiếp đến là Trung Quốc với hơn 10 tỷ USD (18,9% thị phần); Nhật Bản với 4,2 tỷ USD (7,9% thị phần); Hàn Quốc với 2,5 tỷ USD (4,7% thị phần).

Ở cấp độ châu lục, châu Á chiếm 44,7% thị phần, châu Mỹ 27,4%, châu Âu 11,3%, châu Đại Dương 1,7% và châu Phi 1,7%.

Cũng theo bài viết, 5 nước đứng đầu danh sách 20 nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong 10 năm là Guyana (Nam Mỹ) ở vị trí số 1 với mức tăng GDP trung bình gần 15%. Đứng thứ 2 là Ireland (châu Âu) với hơn 9%, tiếp đến là Ethiopia (châu Phi) với 8,43%, Tajikistan (Trung Á) với hơn 7% và Côte d’Ivoire (Tây Phi) với hơn 6,8%./.

Thọ Anh

Vietnamplus

Các tin tức khác

>   Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tập trung tín dụng cho 3 động lực tăng trưởng (19/12/2023)

>   Đề xuất Quốc hội họp kỳ bất thường lần thứ 5 vào giữa tháng 1/2024 (19/12/2023)

>   Chủ tịch Quốc hội: Cần thiết sửa Luật Thuế giá trị gia tăng, tránh tình trạng luật khung, luật ống (18/12/2023)

>   Tận dụng 3 động lực cho tăng trưởng, dồn lực cho năm 2024 (18/12/2023)

>   Lựa chọn nào cho năm 2024? (18/12/2023)

>   Chính phủ chỉ đạo tiếp tục ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô (18/12/2023)

>   Thủ tướng chỉ đạo tiếp tục thực hiện các giải pháp thúc đẩy thị trường bất động sản (17/12/2023)

>   Sớm đưa kim ngạch thương mại Việt Nam - Thái Lan đạt 25 tỷ USD (17/12/2023)

>   Thủ tướng lên đường dự Hội nghị Cấp cao kỷ niệm 50 năm quan hệ ASEAN-Nhật Bản (15/12/2023)

>   ADB nâng dự báo tăng trưởng của kinh tế châu Á, Việt Nam còn 5,2% (13/12/2023)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật