Thứ Bảy, 23/12/2023 09:35

TP.HCM cần trên 231.000 tỷ đồng làm 59 dự án giao thông

Sở GTVT TP.HCM dự kiến nhu cầu vốn đầu tư 59 dự án trong giai đoạn 2024-2030 khoảng 231.048 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách thành phố tham gia khoảng 156.560 tỷ đồng.

Sở GTVT TP.HCM vừa có tờ trình UBND TP xem xét ban hành Kế hoạch đầu tư phát triển các dự án, công trình trọng điểm, chiến lược ngành giao thông vận tải tập trung thực hiện trong giai đoạn 2024-2030.

Qua rà soát, Sở GTVT đề xuất UBND TP ưu tiên triển khai đầu tư 59 dự án (không bao gồm tuyến đường sắt đô thị do các dự án này sẽ được triển khai thực hiện theo Đề án Phát triển hệ thống đường sắt đô thị TP.HCM theo Kết luận số 49-KL/TW của Bộ Chính trị).

Theo danh mục sẽ có 4 dự án đường cao tốc, 3 dự án quốc lộ; 5 dự án vành đai (2,3,4); 3 dự án liên kết vùng; 8 nút giao thông; 25 tuyến đường trục chính, xuyên tâm; 1 dự án trên cao; 4 dự án đường thủy gồm cảng cạn IDC, nạo vét luồng tuyến; 6 dự án bến bãi giao thông tĩnh.

Hạ tầng giao thông ở cửa ngõ phía Đông TP.HCM.

Sở GTVT dự kiến tiến độ triển khai thực hiện trong giai đoạn 2024- 2025 sẽ tập trung triển khai thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư 51 dự án, trong đó đẩy nhanh tiến độ thực hiện chuẩn bị đầu tư 19 dự án đã được bố trí kế hoạch trung hạn 2021-2025. Triển khai thực hiện các dự án đã phê duyệt chủ trương đầu tư và dự án.

Giai đoạn 2026 – 2030 sẽ tập trung triển khai các bước tiếp theo của dự án theo quy định, hoàn thành đưa công trình vào sử dụng.

Về hình thức đầu tư và nhu cầu nguồn vốn đầu tư dự kiến cho 59 dự án trong giai đoạn 2024-2030 khoảng 231.048 tỷ đồng. Trong đó, vốn ngân sách thành phố dự kiến khoảng 156.560 tỷ đồng (chiếm khoảng 67,8%). Vốn huy động kêu gọi đầu tư theo phương thức đối tác công tư PPP (21 dự án) dự kiến 70.126 tỷ đồng (chiếm khoảng 30,4%). Vốn ngân sách trung ương (3 dự án) dự kiến 4.361 tỷ đồng (khoảng 1,9%).

Theo Sở GTVT TP.HCM, việc xác định danh mục dự án để ưu tiên bố trí nguồn vốn ngân sách nhà nước tham gia thực hiện dự án theo quy định (như công tác chuẩn bị đầu tư; bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của dự án…) là rất cần thiết.

Việc này nhằm kêu gọi đầu tư, huy động, thu hút nguồn lực xã hội tham gia thực hiện dự án đảm bảo phát huy hiệu quả, công khai minh bạch.

Bên cạnh đó, TP áp dụng cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM tại Nghị quyết số 98 và các quy định pháp luật có liên quan, nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện, đảm bảo mục tiêu, phát huy hiệu quả của các dự án.

Tuấn Kiệt

VietNamNet

Các tin tức khác

>   Chủ tịch TPHCM nói về dự kiến xây dựng 400 km đường sắt đô thị (19/12/2023)

>   ESG khu công nghiệp là một hành trình  (11/01/2024)

>   Quy hoạch TP Bà Rịa - Vũng Tàu trực thuộc Trung ương (18/12/2023)

>   Thông qua Quy hoạch vùng Đông Nam bộ để hình thành các động lực tăng trưởng mới (16/12/2023)

>   Nếu làm theo cách cũ, hoàn thiện metro mất cả 100 năm (15/12/2023)

>   Bộ GTVT: Sẽ khởi công 2 đoạn ưu tiên Đường sắt Tốc độ cao Bắc-Nam trước năm 2030 (15/12/2023)

>   Sắp khánh thành 4 dự án giao thông trọng điểm (14/12/2023)

>   HHV sẽ tham gia đầu tư dự án cao tốc hơn 14 ngàn tỷ đồng Đồng Đăng – Trà Lĩnh (13/12/2023)

>   Bộ trưởng Xây dựng: Nhà ở xã hội tại Bình Dương là kiểu mẫu của cả nước (13/12/2023)

>   Hoàn tất mở rộng nhà ga 2 sân bay lớn nhất nước trong năm tới (12/12/2023)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật