Thứ Bảy, 09/12/2023 18:15

"Thủ phủ" thời trang lớn nhất miền Bắc ế ẩm, tiểu thương tính bỏ nghề

Dù đầu mùa Đông và Tết Nguyên đán cận kề, song tình hình kinh doanh ở khu chợ thời trang Ninh Hiệp rất ế ẩm.

Chợ vải Ninh Hiệp nằm tại xã Ninh Hiệp (huyện Gia Lâm, TP Hà Nội), cách trung tâm TP Hà Nội 15 km. Nơi đây còn được biết đến như một điểm tập kết của "con đường tơ lụa", một trong những đầu mối trung chuyển vải của Trung Quốc lớn nhất miền Bắc nước ta.

Ninh Hiệp được mệnh danh là vùng đất của những tỉ phú nhờ buôn bán thời trang. Tuy vậy, khảo sát của Báo Người Lao Động trong những ngày cuối năm, "thủ phủ" thời trang này khá ế ẩm, lẻ tẻ khách mua buôn và khách lẻ. Nhiều cửa hàng quyết định đóng cửa, sang nhượng ki-ốt.

Chị Bùi Thơm, một tiểu thương tại Ninh Hiệp, chia sẻ bán được 2 tháng ổn định vào đầu năm, sau đó "chơi dài" đến tháng 9, nói chung là kinh doanh hàng mùa hàng hè lỗ nặng. Đến giờ trông mong vào thị trường hàng quần áo mùa Đông, đồ thời trang Tết nhưng cũng không ăn thua.

Bên cạnh chợ Nành Ninh Hiệp, "thủ phủ" thời trang lớn nhất miền Bắc còn có rất nhiều chợ, trung tâm thương mại, cửa hàng bán lẻ

"Từ sáng giờ, tôi bán lẻ được 4 chiếc, cả ngày khéo được 10 chiếc. Với tình hình này, năm sau tôi bỏ nghề chuyển sang bán hàng ăn" - chị Thơm nói.

Một trung tâm thương mại ở Ninh Hiệp đăng tin cho thuê ki-ốt

Theo chị Thơm, những năm qua, không chỉ người dân Ninh Hiệp thuê ki-ốt, mở cửa hàng kinh doanh thời trang mà còn có các tiểu thương từ khắp nơi đổ về, thậm chí có cả tiểu thương Trung Quốc. 

Tiểu thương nằm chơi vì không có khách

"Bọn tôi sang Trung Quốc đánh hàng, ví dụ 1 cái áo mua buôn 250.000 đồng/chiếc, nhưng tiểu thương Trung Quốc sang mở cửa hàng chỉ bán 200.000 đồng/chiếc, vì họ có lợi thế sản xuất thì thử hỏi chúng tôi còn bán cho ai được" - chị Thơm nói. 

Nhiều tiểu thương ngồi xem điện thoại cho đỡ buồn tại chợ Ninh Hiệp

Cùng với đó, nhiều cơ sở sản xuất của Việt Nam cũng chọn cách livestream bán hàng trực tiếp với giá rẻ hơn bán buôn, nên kinh doanh càng ngày càng khó khăn. 

Hàng hóa ế ẩm cuổi năm

Tương tự, chị Hoàng Hoa, một tiểu thương cho hay, kinh doanh ế ẩm nên sẽ không nhập thêm hàng dù sắp cận Tết. "Có khách mua đâu mà nhập, từ đầu năm đến giờ lỗ vốn, tiền hàng tồn đọng ăn hết vào gốc, đau đầu lắm!", chị phản ánh.

Nhiều ki-ốt đóng cửa, sang nhượng ở khắp khu chợ Ninh Hiệp

Theo khảo sát, đa phần tiểu thương ở khu chợ Ninh Hiệp thông thường chỉ sử dụng phương thức bán hàng trực tiếp, hoặc đăng hình ảnh qua Zalo.

Các tiểu thương tâm sự, do lớn tuổi nên mù mờ công nghệ, vì vậy chẳng biết livestream bán hàng trên các nền tảng xuyên biên giới, hoặc tìm kiếm tới các sàn thương mại điện tử.

Thuỳ Linh

Người Lao Động

Các tin tức khác

>   Bộ Công Thương cảnh báo giả danh đơn vị trực thuộc để kêu gọi quảng cáo (09/12/2023)

>   Giá xăng RON95 giảm 34 đồng mỗi lít (30/11/2023)

>   Chủ tiệm bán đồ trang trí Noel không còn lo ế như mùa Halloween (30/11/2023)

>   Bất ngờ với rau quả Trung Quốc (30/11/2023)

>   Đua nhau trả nhà mặt tiền vì thiếu chỗ đậu xe? (28/11/2023)

>   Hàng chục tấn chanh Trung Quốc theo "trend" trà chanh giã tay đổ về TP HCM mỗi ngày (28/11/2023)

>   Giá vé máy bay cao, hãng bay vẫn lỗ (28/11/2023)

>   Heineken Việt Nam làm kinh tế tuần hoàn, 97% chai thủy tinh được tái sử dụng đến hơn 30 lần (27/11/2023)

>   Kênh ẩm thực chuyên bữa cơm 26.000 đồng vinh danh (26/11/2023)

>   Nhà khách Tỉnh uỷ Bình Định tiếp tục tăng trưởng ngoạn mục (25/11/2023)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật