Thứ Ba, 28/11/2023 11:04

Đua nhau trả nhà mặt tiền vì thiếu chỗ đậu xe?

Đường chật, xe cộ đông đúc, vỉa hè bị thu hẹp, mặt tiền nhỏ nhưng giá thuê đắt đỏ, thiếu chỗ đậu xe khiến nhiều thương hiệu từ lớn tới nhỏ rủ nhau "tháo chạy" khỏi các mặt bằng bán lẻ ở mặt tiền đường

Trong bối cảnh kinh doanh đầy biến động, nhiều doanh nghiệp đã cắt giảm, đóng cửa những mặt bằng kinhh doanh không hiệu quả chứ không cố duy trì, mở rộng số điểm bán như giai đoạn trước dịch. Mới đây nhất, một doanh nghiệp lớn chuyên kinh doanh thiết bị điện tử, điện thoại có kế hoạch đóng cửa khoảng 200 cửa hàng không đạt hiệu quả trong quý IV/2023.

Theo một số chuyên gia bán lẻ và thương hiệu, trong lúc kinh tế khó khăn, giá cho thuê mặt bằng mặt tiền vẫn quá cao trong khi đang có sự dịch chuyển mô hình kinh doanh, sự thay đổi hành vi tiêu dùng khiến làn sóng đóng cửa, trả mặt bằng ở vị trí mặt tiền các con đường lớn ở TP HCM gia tăng.

Ngoài ra, tình trạng đường sá chật chội, xe cộ đông đúc, vỉa hè bị thu hẹp, mặt tiền nhỏ (4-5m), thiếu chỗ đậu xe nhưng giá thuê đắt đỏ khiến nhiều thương hiệu từ lớn tới nhỏ rủ nhau "tháo chạy".

Đua nhau trả nhà mặt tiền vì thiếu chỗ đậu xe? - Ảnh 1.

Mặt bằng mặt tiền đường bị bỏ trống càng lúc càng nhiều tại TP HCM Ảnh: Lê Tỉnh

Ông Trần Lệ Nguyên, CEO Công ty CP Tập đoàn KIDO, đang vận hành 2 trung tâm thương mại Vạn Hạnh Mall (quận 10) và Hùng Vương Plaza (quận 5) cùng hệ thống phân phối lớn trên cả nước, chỉ ra bên cạnh chi phí thuê mặt bằng, người đi thuê còn phải chịu chi phí đặt cọc, sửa chữa, thiết kế, đầu tư thiết bị, nhân sự… cố định cho phù hợp với thương hiệu/doanh nghiệp của mình.

"Thay vì dồn hết lợi nhuận để trả tiền thuê mặt bằng và chi phí vận hành cửa hàng, nhiều doanh nghiệp trả mặt bằng, tập trung phát triển bán hàng online có thể gia tăng hiệu quả kinh doanh" – ông Nguyên nói. 

Sự dịch chuyển giao dịch từ cửa hàng oflline sang online đang khiến mặt bằng mặt tiền không còn giữ vị thế quan trọng như trước.

Ông Nguyễn Tất Thịnh, người sáng lập Công ty CP Housezy, cũng cho rằng những mặt tiền bán lẻ đang chịu sự cạnh tranh rất lớn từ việc bán hàng online nhưng đối với các mặt tiền có vị trí thuận lợi sẽ vẫn sống tốt và vị thế nhất định trên thị trường cho thuê bất động sản. Các ngành nghề như cắt tóc, nhà hàng ăn uống, làm đẹp… bắt buộc phải sử dụng mặt bằng, không thể kinh doanh theo online.

"Mặt tiền bán lẻ có vị trí đắc địa sẽ vẫn sống được bởi các nhãn hàng thời trang vẫn tìm đến những mặt tiền như thế để trưng bày sản phẩm, làm thương hiệu, khẳng định vị thế của thương hiệu… Ngoài ra, các cửa hàng kinh doanh thực phẩm, ăn uống, cắt tóc, làm đẹp… vẫn chuộng mặt tiền có vị trí đẹp để thuận tiện cho khách hàng và đặc thù của công việc cũng không thể kinh doanh theo kiểu online" – ông Thịnh nói. 

Ông Thịnh phân tích mỗi mặt tiền cho thuê đều có giá trị riêng và phục vụ cho từng phân khúc khách hàng riêng, trong trường hợp các chủ mặt tiền không cho thuê được thì họ sẽ chuyển đổi thành công năng khác như văn phòng cho thuê.

Phương An Lê Tỉnh

Người lao động

Các tin tức khác

>   Hàng chục tấn chanh Trung Quốc theo "trend" trà chanh giã tay đổ về TP HCM mỗi ngày (28/11/2023)

>   Giá vé máy bay cao, hãng bay vẫn lỗ (28/11/2023)

>   Heineken Việt Nam làm kinh tế tuần hoàn, 97% chai thủy tinh được tái sử dụng đến hơn 30 lần (27/11/2023)

>   Kênh ẩm thực chuyên bữa cơm 26.000 đồng vinh danh (26/11/2023)

>   Nhà khách Tỉnh uỷ Bình Định tiếp tục tăng trưởng ngoạn mục (25/11/2023)

>   Chen chúc săn hàng sale trong dịp "Black Friday" (24/11/2023)

>   Ứng dụng Baemin ngưng hoạt động tại Việt Nam từ 8-12 (24/11/2023)

>   Đặc sản "lộc trời" đắt hàng (24/11/2023)

>   Kéo sức mua dịp cuối năm (*): Giải bài toán mặt bằng (24/11/2023)

>   Ngành bảo hiểm nhân thọ lần đầu tiên tăng trưởng âm sau 20 năm (23/11/2023)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật