Một loại trái phiếu bị giới đầu tư "thất sủng"
Trong tháng 11, giới đầu tư đã rút khoảng 1.2 tỷ USD khỏi 1-Bonds, một loại trái phiếu tiết kiệm được điều chỉnh theo lạm phát do Bộ Tài chính Mỹ phát hành (gọi tắt là trái phiếu lạm phát), dù lợi suất đã tăng nhẹ.
Trong 6 tháng tính đến tháng 11, tổng vốn rút khỏi 1-Bonds là gần 5 tỷ USD. Xu hướng này trái ngược với năm ngoái khi loại trái phiếu này rất được ưa chuộng. Vào tháng 10/2022, các nhà đầu tư đã mua số 1-Bonds trị giá kỷ lục 7 tỷ USD, song con số đó đã giảm xuống còn 258 triệu USD vào tháng trước.
Sự hứng thú đối với 1-Bonds đã giảm mạnh trong năm nay khi Fed tăng lãi suất để kiểm soát lạm phát. Thay vào đó, nó khiến tài khoản tiết kiệm và chứng chỉ tiền gửi trở nên hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư muốn giữ tiền mặt. Đồng thời, lợi suất của 1-Bonds cũng giảm từ mức đỉnh 9.62% được ghi nhận vào năm 2022.
Tuy nhiên, lợi suất của 1-Bonds thực tế đã tăng nhẹ trong tháng 11, từ 4.3% lên 5.27%. Trong khi đó, Marcus của Goldman Sachs hiện trả lãi 4.4% cho các tài khoản tiết kiệm lãi suất cao. Với Barclays và Ally Bank lần lượt là 4.35% và 4.25%.
Mặc dù lợi suất của 1-Bonds vẫn cao hơn hầu hết tài khoản tiết kiệm lãi suất cao nhưng 1-Bonds lại có nhiều vấn đề phức tạp. Nhà đầu tư bị cấm rút tiền trong năm đầu tiên, và nếu nhà đầu tư rút tiền trước 5 năm đồng nghĩa họ sẽ mất đi số tiền lãi của ba tháng cuối cùng.
Ngoài ra, mức lợi suất khi mua trái phiếu giữ nguyên trong 6 tháng đầu, sau đó, nó sẽ được thiết lập lại theo mức lãi suất hiện hành được xác định vào ngày đầu tiên của tháng 5 và tháng 11.
Kim Dung (Theo Bloomberg)
FILI
|