Thứ Tư, 27/12/2023 09:02

10 sự kiện chứng khoán nổi bật năm 2023

Năm 2023, thị trường chứng khoán Việt Nam đứng ở ngưỡng cửa chuyển mình. Ngành chứng khoán đang nỗ lực hướng tới những cột mốc mới có thể thay đổi toàn diện thị trường về lượng và chất. Quả thực, 2023 không phải là một năm quá ấn tượng của thị trường chứng khoán như giai đoạn 2020 - 2022 trước đó, nhưng cũng đã để lại nhiều dấu ấn. Cùng điểm lại những sự kiện chứng khoán nổi bật trong năm vừa qua.

Bộ Tài chính ban hành Quyết định bổ nhiệm bà Vũ Thị Chân Phương - Phó Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước - giữ chức Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) kể từ ngày 09/01/2023.

Bà Phương được giới thiệu sinh năm 1971 tại Nam Định, là thạc sĩ kinh tế. Tháng 9/1998, bà về công tác tại Thanh tra UBCKNN.

Tháng 07/2016, bà được bổ nhiệm vào vị trí Phó chủ tịch UBCKNN.

Đến tháng 10/2020, bà làm Chánh thanh tra UBCKNN và được bổ nhiệm làm Phó chủ tịch UBCKNN.

Bà Phương là chủ tịch thứ 4 và là nữ chủ tịch đầu tiên trong lịch sử thành lập UBCKNN.

Tại Hội nghị thường niên năm 2023 của Liên đoàn các Sở Giao dịch Chứng khoán Thế giới (WFE), diễn ra từ ngày 19 - 21/09/2023, Đại Hội đồng WFE đã bỏ phiếu thống nhất kết nạp Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam (VNX) làm thành viên chính thức của WFE.

Trước đó, trong năm 2022, VNX đã trở thành thành viên của Hiệp hội các Sở Giao dịch Chứng khoán khu vực ASEAN (ASEAN Exchanges), Diễn đàn Thị trường Trái phiếu ASEAN (ABMF) và Liên đoàn các Sở Giao dịch Chứng khoán châu Á và châu Đại Đương (AOSEF).

VNX được thành lập cuối năm 2020 và chính thức hoạt động từ giữa 2021 theo mô hình công ty mẹ - công ty con với mục tiêu thống nhất về mô hình tổ chức, cơ chế, chính sách, tư duy phát triển và hạ tầng công nghệ thông tin để phục vụ thị trường chứng khoán (TTCK). VNX hiện có vốn điều lệ 3.000 tỷ đồng, do Bộ Tài chính đại diện Nhà nước sở hữu 100% vốn.

Trước đây, HOSEHNX cũng là thành viên của WFE. Từ năm 2022, 2 sở này rời tư cách thành viên để VNX xúc tiến các bước, làm đầu mối tham gia thành viên các hiệp hội, tổ chức quốc tế.

Tối 15/08 (giờ Việt Nam), VinFast - hãng xe biểu tượng của Việt Nam đã niêm yết cổ phiếu lên sàn chứng khoán Mỹ. Sự kiện rung chuông trên Nasdaq Stock LLC ("Nasdaq") diễn ra ngay sau khi VinFast hoàn tất thành công giao dịch hợp nhất kinh doanh với Black Spade Acquisition Co ("Black Spade").

Theo đó, VinFast đã chính thức trở thành công ty niêm yết đại chúng có tầm vóc toàn cầu và là thương hiệu Việt có giá trị vốn hóa lớn nhất niêm yết trên sàn chứng khoán Mỹ tính đến hiện tại.

Sau khi vừa mở phiên giao dịch tối đó, mã VFS của VinFast đã tăng lên mức 23.11 USD/cổ phiếu, từ mức 22 USD/cổ phiếu.

việc IPO thành công tại các nước phát triển, đặc biệt tại Mỹ, là ước mơ của nhiều doanh nghiệp Việt, nhằm hướng tới phát triển bền vững. Nhiều chuyên gia đều chung nhận định: niêm yết tại Mỹ là cơ hội tiếp cận với nguồn vốn lớn cũng như tăng giá trị của công ty trên thị trường toàn cầu.

Ngày 22/06/2023, Cơ quan an ninh điều tra - Công an TP. Hà Nội đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự “Thao túng thị trường chứng khoán xảy ra tại CTCP Chứng khoán châu Á - Thái Bình Dương, Công ty cổ phần Đầu tư châu Á - Thái Bình Dương và Công ty cổ phần Đầu tư IDJ Việt Nam” (nhóm APEC).

Đồng thời, Cơ quan điều tra ra Quyết định Khởi tố bị can, Lệnh tạm giam đối với 5 bị can về tội “Thao túng thị trường chứng khoán” quy định tại Điều 211 Bộ luật hình sự 2015, gồm:

- Ông Nguyễn Đỗ Lăng - Tổng giám đốc CTCP Chứng khoán châu Á - Thái Bình Dương.

- Ông Phạm Duy Hưng - Chủ tịch HĐQT CTCP Chứng khoán châu Á - Thái Bình Dương.

- Bà Huỳnh Thị Mai Dung, vợ ông Nguyễn Đỗ Lăng.

- Bà Nguyễn Thị Thanh - Kế toán trưởng CTCP Chứng khoán châu Á - Thái Bình Dương.

- Ông Phạm Thị Đức Việt - Phó phòng dịch vụ khách hàng CTCP Chứng khoán châu Á - Thái Bình Dương.

Cuối năm 2021, nhóm cổ phiếu nhóm APEC trở thành hiện tượng trên TTCK khi ghi nhận mức tăng gấp nhiều lần chỉ sau thời gian ngắn. Ngày 12/6/2022 UBCKNN đề nghị Công an TP. Hà Nội làm rõ hành vi của nhóm tài khoản mở tại CTCP Chứng khoán APS. Những người này bị tình nghi đã thông đồng với nhau để thao túng, đẩy giá 3 mã cổ phiếu APIAPS và IDJ.

Quá trình điều tra ban đầu cho thấy, từ 4/5/2021 đến 31/12/2021, vợ chồng ông Lăng cùng ông Phạm Duy Hưng đã chỉ đạo các đồng phạm sử dụng 40 tài khoản chứng khoán mở tại APS để liên tục mua bán. Việc này nhằm tạo ra cung cầu giả và giá đóng cửa mới. Bị can Việt sau đó được giao nhiệm vụ tập hợp, báo cáo kết quả khớp lệnh các giao dịch trên cho lãnh đạo công ty.

Từ đó, 3 mã cổ phiếu APIAPSIDJ tăng giá bất thường. Cụ thể, API tăng từ 27,300 đồng/cp lên 102,000 đồng/cp (tăng 372%); APS tăng từ 10,400 đồng/cp lên 59,900 đồng/cp (tăng 581%); IDJ tăng từ 14,500 đồng/cp 75,000 đồng/cp (tăng 503%)

Cơ quan điều tra xác định, hành vi thao túng cổ phiếu của nhóm này đã thu lời bất chính hơn 157 tỷ đồng.

Cổ phiếu APS, API, IDJ “tăng sốc, giảm sâu” trong nửa cuối năm 2021 - đầu năm 2022

Ngày 19/07, hệ thống giao dịch trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) riêng lẻ tập trung đầu tiên của Việt Nam đã đi vào hoạt động. Hệ thống này ra đời nhằm đáp ứng yêu cầu của Nghị định 65/2022/NĐ-CP; sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 153/2020/NĐ-CP.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cùng các đại biểu bấm nút khai trương hệ thống trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội

Sự ra đời của hệ thống TPDN riêng lẻ được kỳ vọng sẽ giúp tăng cường tính minh bạch, nâng cao thanh khoản, giúp cơ quan quản lý, thành viên thị trường, nhà đầu tư có thêm thông tin về thị trường TPDN riêng lẻ từ sơ cấp đến thứ cấp. Đồng thời, nâng cao tính tự chịu trách nhiệm của nhà đầu tư trong việc mua bán trái phiếu, tăng cường hiệu quả giám sát của cơ quan quản lý nhà nước với việc tuân thủ các quy định của pháp luật về giao dịch TPDN riêng lẻ.

Theo Bộ Tài chính, từ khi khai trương và đưa vào vận hành hệ thống sàn giao dịch TPDN riêng lẻ tại HNX, tính đến hết ngày 30/11/2023, số mã trái phiếu đăng ký giao dịch trên hệ thống là 760 mã.

Các mã trái phiếu trên của 206 doanh nghiệp là tổ chức phát hành, với giá trị đăng ký giao dịch đạt gần 519.4 ngàn tỷ đồng. Tổng giá trị giao dịch toàn thị trường từ khi thị trường khai trương đến 30/11/2023 đạt 119,678 tỷ đồng, giá trị giao dịch bình quân đạt gần 1,259.8 tỷ đồng/phiên.

Ngày 23/09/2023, Văn phòng Chính phủ đã truyền đạt chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang - giao UBCKNN, Sở Giao dịch, Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam kết nối cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, hệ thống định danh và xác thực điện tử. Việc kết nối nhằm làm sạch dữ liệu người tham gia giao dịch chứng khoán. Làm sạch dữ liệu người dùng tức đối chiếu thông tin của họ với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để đảm bảo trùng khớp và loại bỏ dữ liệu sai, trùng lặp hoặc thông tin ảo.

Sau khi đề án làm sạch dữ liệu được ban hành, trong tháng 10 và 11, có gần 900 ngàn tài khoản bị đóng do các công ty chứng khoán chủ động rà soát và đóng các tài khoản không phát sinh giao dịch.

Ảnh minh họa: Người dân giao dịch chứng khoán

Cuối tháng 11, UBCKNN đã cùng Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội (C06), Bộ Công an ký kết Kế hoạch phối hợp triển khai “Đề án Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030” (Đề án 06). Kế hoạch tập trung thực hiện các nhóm nhiệm vụ gồm:

Thứ nhất, đối soát, xác thực thông tin với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, làm sạch dữ liệu nhà đầu tư chứng khoán và dữ liệu người được cấp chứng chỉ hành nghề chứng khoán.

Thứ hai, kết nối, khai thác Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, hệ thống định danh và xác thực điện tử phục vụ hoạt động nghiệp vụ của ngành chứng khoán.

Thứ ba, ứng dụng thẻ căn cước công dân gắn chíp điện tử định danh thông tin nhà đầu tư chứng khoán.

Nhà đầu tư nước ngoài đang là điểm trừ của bức tranh TTCK Việt Nam năm 2023. Động thái “xả hàng” trên sàn chứng khoán lớn nhất Việt Nam - HOSE - đã diễn ra xuyên suốt hơn 9 tháng, từ đầu quý 2/2023.

Phiên bán mạnh nhất năm là ngày 05/12 với giá trị gần 1,558 tỷ đồng. Xếp sau là phiên 15/12, bán gần 1,186 tỷ đồng.

Theo số liệu của VietstockFinance tới 15/12, những cổ phiếu bị bán ròng mạnh nhất trên HOSEEIB, MWGVPB, với mức độ tương ứng là 5,153 tỷ đồng, 3,159 tỷ đồng và 3,033 tỷ đồng.

Ở chiều ngược lại, HPG, HSGSTG được mua ròng mạnh nhất; tương ứng đạt 3,380 tỷ đồng, 1,356 tỷ đồng và 1,285 tỷ đồng.

Trong giai đoạn này, tổng giá trị bán ròng lên đến gần 27,000 tỷ đồng (~ 1.1 tỷ USD). Xét từ đầu năm 2023, giá trị bán ròng của khối ngoại trên sàn HOSE đạt hơn 21,600 tỷ đồng, vượt giá trị bán ròng trong cả năm 2020 là 15,741 tỷ đồng.

TTCK Việt Nam đang được 2 tổ chức xếp hạng thị trường là MSCI và FTSE Russell xếp vào Nhóm 3 - thị trường cận biên. Riêng FTSE Russell đưa Việt Nam vào danh sách nhóm chờ nâng hạng lên Nhóm 2 - thị trường mới nổi từ năm 2018. Cho tới đợt xếp hạng thị trường tháng 09/2023 của FTSE Russell, Việt Nam vẫn chưa được nâng hạng lên thị trường mới nổi hạng 2 (Secondary Emerging market).

Trên thực tế, Chính phủ đang thể hiện rõ quyết tâm nâng hạng thị trường trước năm 2025 thông qua nhiều cuộc họp để tìm cách tháo gỡ các nút thắt.

Nghị quyết 86/NQ-CP ngày 11/07/2022 của Chính phủ về phát triển thị trường vốn an toàn, minh bạch, hiệu quả, bền vững, yêu cầu: "Khẩn trương triển khai các biện pháp cần thiết để nâng hạng TTCK Việt Nam từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi để thu hút vốn đầu tư, đặc biệt là vốn đầu tư nước ngoài".

Trong nỗ lực thúc đẩy nâng hạng thị trường, ngày 16/10/2023, UBCKNN đã có buổi làm việc với đại diện FTSE Russell, cập nhật các thông tin chính sách/thị trường, định hướng giải pháp để tháo gỡ các vướng mắc trong tiêu chí nâng hạng TTCK Việt Nam.

Chủ tịch UBCKNN Vũ Thị Chân Phương (thứ năm, từ trái sang) và Ông Tim Batho – Trưởng Bộ phận Chiến lược, Chính sách chỉ sổ, khu vực Châu Á – Thái Bình Dương của FTSE Rusell (thứ 6, từ phải sang) chụp ảnh lưu niệm cùng các đại biểu tại buổi làm việc

Theo đánh giá chung của các tổ chức xếp hạng và các định chế tài chính quốc tế lớn, hiện có 2 nhóm vấn đề trọng yếu cần tập trung cải thiện và có những biện pháp tháo gỡ. Một là yêu cầu ký quỹ trước giao dịch (prefunding). Hai là giới hạn sở hữu nước ngoài.

Nói về mục tiêu đề ra, Bộ Tài chính nhấn mạnh: nâng hạng TTCK là một trong những mục tiêu lớn mà Chính phủ đang hướng tới. Việt Nam hướng đến nâng hạng TTCK từ thị trường cận biên lên mới nổi trước năm 2025.

Năm 2023, hoạt động IPO (chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng) tại thị trường Việt Nam rơi vào trầm lắng. Việt Nam chỉ có 3 thương vụ niêm yết IPO là CTCP Xây dựng và Thương mại Đông Dương, CTCP Tứ Hải Hà Nam và CTCP Đầu tư và Sản xuất Hoàng Gia. Tổng cộng, 3 đợt niêm yết này đã huy động được tổng số vốn là 7 triệu USD.

Những điều kiện bất lợi cùng diễn biến giảm điểm của VN-Index kể từ nửa đầu năm 2022 đã khiến các Công ty có mong muốn IPO phải trì hoãn kế hoạch và chờ thời điểm thích hợp để niêm yết.

IPO tại Việt Nam ở mức thấp theo xu hướng chung của khu vực.

Thị trường huy động vốn thông qua IPO ở Đông Nam Á ghi nhận tổng số vốn IPO huy động chạm mức thấp nhất trong 8 năm qua.

Số liệu từ Công ty kiểm toán toàn cầu Deloitte cũng cho thấy, tính đến 15/11/2023, các công ty ở Đông Nam Á đã huy động được khoảng 5.5 tỷ USD thông qua các thương vụ IPO từ đầu năm đến nay, giảm so với mức 7.6 tỷ USD huy động được từ 163 thương vụ IPO trong cả năm 2022.

KRX là hệ thống công nghệ thông tin quản lý và điều hành giao dịch trên TTCK Việt Nam được HOSE ký kết với Sở Giao dịch chứng khoán Hàn Quốc. Dự án nhằm nâng cấp công nghệ hệ thống và cơ sở hạ tầng của sàn giao dịch chứng khoán.

KRX được kỳ vọng sẽ mang đến các sản phẩm, giải pháp giao dịch và thanh toán mới cho thị trường chứng khoán (như giao dịch trong ngày T+0, bán khống, rút ngắn thời gian thanh toán, hợp đồng quyền chọn…). Điều này sẽ góp phần tạo tiền đề giải quyết các nút thắt để tiến tới được nâng hạng TTCK Việt Nam từ cận biên lên mới nổi.

Năm 2023, lãnh đạo Bộ Tài chính đã chỉ đạo các đơn vị quyết tâm hoàn thành dự án và chuẩn bị hệ thống KRX sẵn sàng đi vào vận hành ở thời điểm cuối năm. VNX cũng ra thông báo sẽ xem xét xử lý vi phạm với bất kỳ công ty chứng khoán nào không tham gia hoặc tham gia không đạt yêu cầu kiểm thử hệ thống KRX.

Theo kế hoạch ban đầu, hệ thống công nghệ thông tin KRX sẽ chính thức vận hành vào ngày 25/12/2023. Tuy vậy, tới ngày 25/12, vẫn chưa có thông tin chính thức về việc đưa hệ thống vào vận hành.

*KRX không vận hành vào ngày 25/12 như kế hoạch?

Kế hoạch triển khai gói thầu KRX do HOSE công bố ngày 21/08/2023

Chí Kiên - Thế Mạnh

Thiết kế: Thế Mạnh

FILI

Các tin tức khác

>   27/12: Đọc gì trước giờ giao dịch chứng khoán? (27/12/2023)

>   FUEKIVFS: Thông báo hủy ngày ĐKCC chốt DSNĐT để tổ chức ĐHNĐT BT lần 1 năm 2024 (26/12/2023)

>   FUEKIV30: Thông báo hủy ngày ĐKCC chốt DSNĐT để tổ chức ĐHNĐT BT lần 1 năm 2024 (26/12/2023)

>   TIX: Báo cáo tiến độ sử dụng vốn kỳ báo cáo tháng 12/2023 (26/12/2023)

>   LPB: Thông báo công văn của NHNN về việc chấp thuận cho LPB thay đổi địa điểm Phòng giao dịch Hoàng Quốc Việt (26/12/2023)

>   VCH: CBTT Quyết định số 1669/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính Phủ (26/12/2023)

>   SSB: Thông báo giao dịch cổ phiếu của người nội bộ Nguyễn Thị Nga (26/12/2023)

>   Điểm tin giao dịch 26.12.2023 (26/12/2023)

>   FUEKIV30: Kết thúc giao dịch hoán đổi ngày 25/12/2023 (26/12/2023)

>   VPD: Quyết định của HĐQT về việc phê duyệt chi phí SXKD-ĐTXD năm 2024 (26/12/2023)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật