Thứ Ba, 07/11/2023 21:00

PGS.TS. Bùi Xuân Hồi: Ngành điện còn nhiều bất cập

Phó Giáo sư, Tiến sĩ (PGS.TS.) Bùi Xuân Hồi là chuyên gia về điện lực. Tại buổi tọa đàm “Cung ứng điện cho năm 2024 - Những vấn đề cấp bách đặt ra” vào chiều ngày 07/11, TS. Bùi Xuân Hồi cho rằng phải thành thật nhận định là ngành điện còn nhiều bất cập.

Theo vị tiến sĩ, thời gian vừa qua, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã có những nỗ lực trong việc chỉ đạo ngành điện tuy vậy, phải thành thật là ngành “còn những bất cập”.

PGS.TS. Bùi Xuân Hồi, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Điện lực miền Bắc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

“Bất cập rất nhiều, từ quy hoạch đến tổ chức quy hoạch ở cả 3 khâu: sản xuất, truyền tải và phân phối.

Về mặt cơ cấu, giá thành, cung ứng điện gồm có 4 phần: sản xuất, truyền tải, phân phối và bán lẻ. Riêng phần sản xuất đang chiếm 70-80% cơ cấu giá thành. Phần nguồn điện, cơ bản hiện nay, các biến động của đầu vào sẽ dẫn đến biến động của nguồn điện.

Các phần còn lại, từ truyền tải, đến phân phối, đến bán lẻ, giá điện do Chính phủ quy định và thẩm quyền là của Thủ tướng Chính phủ. Vì vậy chúng tôi luôn mong muốn và kỳ vọng là cơ chế điều chỉnh giá của Chính phủ mang hơi hướng, tín hiệu của thị trường”, trích lời Tiến sĩ.

Cần trả giá điện về đúng cơ chế thị trường, có sự điều tiết của Chính phủ

Vị chuyên gia cho rằng với giai đoạn rất đặc thù vừa qua - khi đất nước trải qua thời kỳ dịch COVID-19 - thời lượng, chu kỳ điều chỉnh giá chúng ta chưa thực sự đảm bảo theo tín hiệu của thị trường.

“Đặc biệt sau COVID-19, chúng ta lại bị biến động theo thị trường của thế giới, như chúng ta đã biết, nhiên liệu đầu vào của ngành điện là thị trường mang tính chất quốc tế. Nếu như giá xăng dầu trên thế giới biến động thì Việt Nam cũng biến động tương tự.

Rõ ràng, giá dầu, giá xăng, giá khí đốt tăng trong khi chúng ta đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô dẫn tới ngành điện hoạt động tương đối khó khăn. Chúng tôi rất kỳ vọng, sau COVID-19 rồi, chúng ta cần trả giá điện về đúng theo cơ chế thị trường, có sự điều tiết của Chính phủ, để đảm bảo ngành hàng ổn định và nền kinh tế hoạt động ổn định.

Những bất cập đó gây ra những hệ quả như thế nào thì chúng ta cũng đã biết. Chúng ta cố gắng giữ giá, chỉ tăng giá 3% trong vòng 4 năm thì cái được của là đảm bảo an sinh và đảm bảo mục tiêu vĩ mô khác. Những rủi ro có thể không đến ngay, nhưng chỉ cần thiếu điện ở miền Bắc trong thời gian rất ngắn thì theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, chúng ta đã thiệt hại lên đến 1.4 tỷ USD.

Do đó, chúng ta phải cân nhắc rất rõ, rất kỹ lưỡng bài toán điều tiết giá điện, phản ánh hơi hướng của thị trường, để đảm bảo ngành phát triển bền vững, và từ đó nền kinh tế mới phát triển bền vững và an sinh xã hội mới được đảm bảo”, trích lời TS. Bùi Xuân Hồi.

Châu An

FILI

Các tin tức khác

>   Chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long: Thiếu điện tháng 5, tháng 6 mang lại bài học lớn (07/11/2023)

>   Reuters: Intel hủy kế hoạch mở rộng sản xuất chip tại Việt Nam (07/11/2023)

>   Bộ trưởng Bộ GTVT: Sẽ đấu giá quyền thu phí các dự án giao thông (07/11/2023)

>   Khẩn trương kiện toàn ban lãnh đạo EVN trước ngày 15/11 (07/11/2023)

>   Xe buýt TP HCM: Khó khăn vây bủa (07/11/2023)

>   Bộ Công thương nói gì về cơ chế, chính sách để phát triển điện mặt trời (06/11/2023)

>   EVN: Còn 4 dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp chưa gửi hồ sơ đàm phán giá (06/11/2023)

>   Kế hoạch lớn của ngành cao su (06/11/2023)

>   Lý do 27 tỉnh, thành xin trả lại hơn 5.500 tỷ đồng vốn vay (05/11/2023)

>   Khởi tố 5 cán bộ Tập đoàn EVN và Bộ Công Thương (04/11/2023)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật