Thứ Bảy, 11/11/2023 09:19

Moody’s hạ triển vọng tín nhiệm của Mỹ xuống tiêu cực

Trong ngày 10/11, Moody’s Investors Service hạ triển vọng tín nhiệm của Mỹ từ “ổn định” xuống “tiêu cực” vì những rủi ro liên quan tới sức mạnh tài khóa của nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Hãng này hạ triển vọng tín nhiệm, đồng thời giữ xếp hạng của Mỹ ở mức “Aaa” - mức cao nhất trong hạng đầu tư (investment-grade). Trong bối cảnh lãi suất cao, việc không có biện pháp giảm chi tiêu hoặc thúc đẩy nguồn thu sẽ khiến thâm hụt tài khóa “duy trì ở mức cao, từ đó làm giảm đáng kể khả năng trả nợ của Mỹ”.

“Lãi suất đã tăng đáng kể”, William Foster - chuyên viên tín dụng cấp cao tại Moody’s, cho biết trong cuộc phỏng vấn. “Trong môi trường lãi suất mới, chúng tôi kỳ vọng thâm hụt tài khóa khoảng 6% GDP trong vài năm tới – có khả năng cao hơn – sẽ gây áp lực cho Mỹ về khả năng trả nợ”.

Moody’s là công ty xếp hạng tín nhiệm duy nhất trong 3 ông lớn xếp hạng tín nhiệm vẫn còn duy trì mức xếp hạng cao nhất dành cho nước Mỹ. Trước đó, Fitch Ratings đã hạ bậc tín nhiệm của Mỹ vì cuộc chiến trần nợ, còn S&P Global Ratings đã hạ bậc Mỹ trong năm 2011 giữa cuộc khủng hoảng trần nợ năm đó.

Sau động thái hạ bậc của Fitch Ratings, Quốc hội Mỹ cũng rơi vào tình trạng rối loạn vì việc phế truất Chủ tịch Hạ viện và bầu Chủ tịch mới.

Triển vọng tiêu cực mà Moody’s đưa ra cũng xét tới “tất cả rủi ro liên quan tới khả năng đóng cửa Chính phủ Mỹ”, Foster chia sẻ.

Trong khi đó, lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ dài hạn đã tăng lên mức đỉnh 16 năm – một số chuyên viên chỉ ra nguyên nhân đến từ nỗi lo về núi nợ ngày càng phình to. Dữ liệu cho thấy thâm hụt ngân sách đã gấp đôi lên mức 2 ngàn tỷ USD trong năm tài khóa gần nhất.

Moody’s dự báo các khoản thanh toán lãi vay liên bang sẽ chiếm tương ứng 26% nguồn thu của Chính phủ và 4.5% GDP vào năm 2033, tăng từ mức 9.7% và 1.9% trong năm 2022, theo báo cáo công bố vào ngày 10/11. Những dự báo này cũng phản ánh khả năng lãi suất cao hơn trong khoảng thời gian dài hơn, với lợi suất trung bình của trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm được dự báo đạt đỉnh 4.5% vào năm 2024.

Phân tích trên là nguyên nhân chính dẫn tới quyết định của Moody’s, Ed Al-Hussainy, Chiến lược gia lãi suất toàn cầu tại Columbia Threadneedle Investments, chia sẻ. “Điều quan trọng không phải là bậc xếp hạng, mà là lời nhắc nhở cho thị trường rằng rủi ro tài khóa ngày càng lớn hơn”.

Chính phủ Mỹ cũng đối mặt với nguy cơ đóng cửa vào ngày 18/11 nếu Quốc hội không thông qua dự luật chi tiêu ngắn hạn. Khi các cuộc bầu cử Tổng thống năm 2024 đang gần kề, việc gầy dựng sự đồng thuận sẽ ngày càng khó hơn, theo ông Foster.

Vũ Hạo (Theo Bloomberg)

FILI

Các tin tức khác

>   Ông Nguyễn Hữu Anh Tứ bị miễn nhiệm chức danh Phó Chủ tịch UBND TP Thủ Đức (10/11/2023)

>   Kinh tế sẽ trở nên u ám do lãi suất cao kéo dài (10/11/2023)

>   Trung Quốc có dấu hiệu khủng hoảng thanh khoản, các ngân hàng gấp rút huy động vốn bất chấp lãi suất cao (10/11/2023)

>   Chủ tịch Fed không tự tin chính sách tiền tệ đã đủ thắt chặt (10/11/2023)

>   Cuộc khủng hoảng nợ đáng báo động ở Lào (09/11/2023)

>   Trung Quốc giảm phát, đà hồi phục còn mong manh (09/11/2023)

>   Khi nào Fed, ECB và BoE giảm lãi suất? (08/11/2023)

>   Nền kinh tế Eurozone trước tình trạng trì trệ trong quý cuối năm 2023 (08/11/2023)

>   Trung Quốc tung “phao cứu sinh” cho tập đoàn bất động sản Vanke (07/11/2023)

>   Chủ tịch ECB Christine Lagarde: Lạm phát ở châu Âu sẽ chậm lại (06/11/2023)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật