Thứ Tư, 15/11/2023 13:52

Livestream bán cà phê, yến sào, sầu riêng,… cho người Trung Quốc

Không chỉ livestream bán hàng trong nước, phương thức này còn có thể tiếp cận thị trường Trung Quốc, ASEAN để bán cà phê, sầu riêng trực tiếp đến người tiêu dùng

Thông tin trên được ông Nguyễn Minh Tiến, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cho biết tại tọa đàm "Thúc đẩy bán hàng online qua các nền tảng trực tuyến cho cộng đồng doanh nông trẻ và các chủ thể OCOP" diễn ra sáng 15-11 ở TP HCM trong khuôn khổ Diễn đàn Mekong Connect 2023.

Đây là sự kiện được thực hiện bởi Sở Công Thương TP HCM, Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao và VCCI Cần Thơ.

Livestream bán cà phê, yến sào, sầu riêng,… cho người Trung Quốc - Ảnh 2.

Các diễn giả tại tọa đàm

Ông Tiến cho biết hiện cả nước có 10.800 sản phẩm OCOP (chương trình "Mỗi xã 1 sản phẩm") là những đặc sản gắn với tài nguyên bản địa và có ứng dụng khoa học - công nghệ.

Đầu năm 2023, trung tâm đã phối hợp cùng nền tảng Tiktok tổ chức 700 phiên livestream sản phẩm OCOP, thu về 100 tỉ đồng. "Với các nhãn hàng phi nông sản thì đó là con số khiêm tốn, nhưng với nông sản lại là con số lớn" – ông Tiến đánh giá.

Không dừng lại ở thị trường trong nước, trung tâm vừa có chuyến khảo sát thị trường Trung Quốc để triển khai thương mại điện tử xuyên biên giới.

Theo ông Tiến, nông sản Việt Nam trước đây chỉ bán được chủ yếu ở các tỉnh sát biên giới như: Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam với dân số gần 300 triệu người, chưa khai thác hết 1,4 tỉ dân Trung Quốc.

"Chúng ta có thể thuê các kho ngoại quan tại Trung Quốc để livestream bán hàng sang nước này, trước tiên là những mặt hàng chế biến như: gạo, cà phê, yến sào, nước ép trái cây… Trong tương lai, khi hạ tầng logistics tốt hơn thì có thể bán trái cây tươi, đặc biệt là sầu riêng" – ông Tiến kỳ vọng.

Livestream bán cà phê, yến sào, sầu riêng,… cho người Trung Quốc - Ảnh 3.

Livestream bán sản phẩm OCOP tại TP HCM

Trao đổi thêm với phóng viên Báo Người Lao Động về vấn đề này, ông Tiến cho hay chuyến khảo sát được thực hiện cùng Tiktok hồi tháng 9 mới đây. Qua đó, nhận thấy dư địa tại thị trường Trung Quốc đối với nông sản, đặc sản Việt Nam còn rất lớn. Cùng với sự phối hợp của các doanh nghiệp Trung Quốc, các chủ thể OCOP đã tìm ra cơ chế từ kho ngoại quan để gửi hàng vào. Từ đó, có thể phối hợp với các nhà bán Trung Quốc mở phiên livestream và giao hàng cho người tiêu dùng nước này trong thời gian 2-3 ngày.

Ngoài ra, năm 2024, trung tâm sẽ có tuần lễ livestream xuyên quốc gia bán hàng OCOP vào các thị trường trọng điểm như Thái Lan và các nước dùng sản phẩm Halal (Malaysia, Indonesia).

Tin- ảnh: Ngọc Ánh

Người lao động

Các tin tức khác

>   Bầu Đức khoe vừa bán hơn 440 tấn sầu riêng (14/11/2023)

>   Dự án 5.000 xe hủ tiếu gõ ở TP HCM gây tranh cãi vì cái tên? (14/11/2023)

>   Vì sao hiện nay tôm hùm bông khó xuất khẩu sang Trung Quốc? (14/11/2023)

>   Chủ quản Facebook nói gì về nhiều tài khoản có nhãn “được tài trợ” bán hàng giả, hàng nhái? (14/11/2023)

>   Tham vọng đưa gốm Việt sánh ngang những thương hiệu xa sỉ (13/11/2023)

>   Phố văn phòng phẩm Phùng Hưng ở TP HCM có gì đặc biệt? (12/11/2023)

>   Đến lượt trà chanh giã tay của Trung Quốc tạo “trend” tại Việt Nam (12/11/2023)

>   Bắt giữ số lượng lớn mỹ phẩm giả nhãn hiệu nổi tiếng thế giới (11/11/2023)

>   Không ngừng nâng tầm cà phê Việt (11/11/2023)

>   Săn sale 11-11, coi chừng mua nhầm "cục tức" (10/11/2023)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật