Thứ Sáu, 24/11/2023 19:28

Giá lúa tăng nhưng tiền lãi của nông dân giảm, vì sao?

Nông dân có thể tăng thu nhập nhờ bán tín chỉ carbon, xây dựng gạo an toàn theo tiêu chuẩn quốc tế

Video: Giá lúa tăng nhưng tiền lãi của nông dân giảm, vì sao?

"Nhà nông cũng phải làm kinh tế ngay trên mảnh ruộng của mình"- ông Lê Minh Hoan, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT nhấn mạnh tại Hội thảo “Lúa gạo tăng giá, giải pháp để nông dân hưởng lợi lâu dài” diễn ra chiều 24-11, tại tỉnh Hậu Giang. Hội thảo do báo Tuổi Trẻ phối hợp với Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT) và UBND tỉnh Hậu Giang tổ chức.

Khuyến khích đưa ra những mô hình mới

Tham dự trực tuyến từ đầu cầu Hà Nội, ông Hoan nhận định, nếu thực hiện thành công, thu nhập của người nông dân trồng lúa sẽ khác đi, không chỉ trồng lúa mà người nông dân còn có thể tham gia vào các khâu sản xuất khác của chuỗi như: chế biến, bảo quản, kinh doanh và du lịch.

Đại biểu tham dự Hội thảo trực tiếp. Ảnh: CHÂU ANH

Đại biểu tham dự Hội thảo trực tiếp. Ảnh: CHÂU ANH

“Có những mô hình người nông dân làm kinh tế ở Trung Quốc, Nhật Bản hay Thái Lan đã thay đổi tư duy, đã sáng tạo như việc cũng ngay trên đồng lúa đó, nhưng người nông dân đã bán vé cho khách tham quan trải nghiệm. Đây là một cách tiếp cận nông nghiệp, tiếp cận nông thôn khác, tạo ra thu nhập khác thông qua việc tìm kiếm và tạo ra giá trị mới. Đó là tâm nguyện của tôi và cũng là đơn đặt hàng của Bộ NN&PTNT tới Hội thảo” - ông Hoan gợi ý.

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT đề nghị các chuyên gia, diễn giả tiếp tục tìm kiếm, tạo ra những sáng kiến mới, mô hình kinh tế nông nghiệp mới cho bà con nông dân thay đổi và thực hiện theo. Đồng thời đưa khuyến cáo của các cơ quan khuyến nông về các mô hình sản xuất, mô hình làm kinh tế nông nghiệp ít thiệt hại, giảm thiểu rủi ro, thất thoát và tăng hiệu suất.

Người nông dân có thể tăng thu nhập nhờ bán tín chỉ carbon

Nói về cơ cấu giá thành sản xuất lúa và giải pháp để nông dân có lãi cao nhất, TS Đặng Kiều Nhân, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển ĐBSCL (Đại học Cần Thơ), thông tin hơn 10 năm qua năng suất lúa gần như không đổi, trong khi đó, doanh thu và chi phí tăng kéo theo lãi giảm.

Ông Bùi Bá Bổng, nguyên Thứ trưởng Bộ NN&PTNT cho rằng người nông dân có thể tăng thu nhập nhờ bán tín chỉ carbon. Ảnh: CHÂU ANH

Ông Bùi Bá Bổng, nguyên Thứ trưởng Bộ NN&PTNT cho rằng người nông dân có thể tăng thu nhập nhờ bán tín chỉ carbon. Ảnh: CHÂU ANH

Thống kê trong năm 2012, tổng thu của người nông dân là hơn 100 triệu đồng/ha/năm, sau khi trừ chi phí lãi hơn 60 triệu đồng. Đến năm 2018, bà con thu hơn 110 triệu đồng/ha/năm, tuy nhiên, sau khi trừ chi phí còn lãi khoảng 59 triệu đồng. Ước tính trong năm 2023, tổng thu của người nông dân khoảng 130 triệu đồng/ha/năm, thế nhưng, sau khi trừ chi phí số lãi sẽ thấp hơn so với năm 2018.

Lý giải vì sao giá lúa tăng, nhưng tiền thu về của người nông dân giảm, ông Nhân cho rằng giá lúa tăng không giúp lợi nhuận tăng tương ứng, vì người nông dân lạm dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật (BVTV). Do đó, giá thành tăng và lợi nhuận giảm, hơn nữa chất lượng gạo cũng giảm và đất nhanh bạc màu.

Theo ông Bùi Bá Bổng, nguyên Thứ trưởng Bộ NN&PTNT, ngành lúa gạo Việt Nam hiện còn tồn tại một số hạn chế. Đó là quy mô nông hộ trồng lúa nhỏ, chưa hình thành được chuỗi giá trị hiệu quả; giữa nhà nông dân với nhau còn thiếu sự hợp tác, giữa nông dân và doanh nghiệp còn thiếu liên kết. Ngoài ra, tình trạng lạm dụng tài nguyên tự nhiên và vật tư có nguồn gốc hoá chất trong sản xuất lúa.

Từ thực tế đó, ông Bổng khuyến cáo để sản xuất có lợi nhuận bà con cần tăng quy mô nông hộ, tập trung, tích tụ đất lúa... Đồng thời, phải liên kết hợp tác. Qua đó, sẽ góp phần giảm chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng gạo, tăng thu nhập và đóng góp cho an ninh lương thực, xuất khẩu.

Cũng theo ông Bổng, người trồng lúa phải biết kết hợp cơ giới hóa, tự động hóa và công nghệ số. Trong sản xuất lúa giảm phát thải để tạo hình ảnh mới về lúa gạo Việt Nam. Ngoài ra, cần tái sử dụng rơm rạ, sản xuất phân hữu cơ từ rơm...

“Nông dân có thể tăng thu nhập nhờ bán tín chỉ carbon, xây dựng gạo an toàn theo tiêu chuẩn quốc tế, xây dựng nhãn hiệu về giới hạn dư lượng thuốc trừ sâu và chất độc hại, như xây dựng nhãn hiệu “Gạo Việt Nam carbon thấp”. Sản xuất gạo chất lượng cao theo thị hiếu thị trường trong nước và xuất khẩu, chất lượng về dinh dưỡng, ngừa bệnh" - ông Bổng gợi ý thêm.

Để giảm chi phí trong sản xuất lúa, ông Bổng khuyến cáo bà con nên áp dụng kỹ thuật thực hành sản xuất tốt như “một phải năm giảm”. Trong đó, một phải là phải sử dụng giống xác nhận; còn năm giảm là giảm lượng giống gieo sạ, phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc hoá học, lượng nước tưới và thất thoát sau thu hoạch.

Ngoài ra, nên áp dụng máy sạ cụm hay máy sạ hàng, để giảm lượng giống gieo sạ từ mức trung bình hiện nay 150 kg/ha xuống còn 60-80 kg/ha.

Ông Trương Cảnh Tuyên, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hậu Giang phát biểu tại Hội thảo. Ảnh: CHÂU ANH

Ông Trương Cảnh Tuyên, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hậu Giang phát biểu tại Hội thảo. Ảnh: CHÂU ANH

CHÂU ANH

Pháp luật TPHCM

Các tin tức khác

>   Ngày Black Friday: Loạt thương hiệu thời trang giảm giá khủng, có nơi giảm 80% (24/11/2023)

>   Mở cửa Phòng trưng bày 'Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả' (24/11/2023)

>   Bánh phô mai đồng xu hết 'hot trend', người bán đua nhau thanh lý máy (24/11/2023)

>   Sếp PNJ, FPT muốn biến AI thành ‘con sen’ trong doanh nghiệp (24/11/2023)

>   WB đề xuất Chính phủ kéo dài chương trình hỗ trợ kinh tế đến năm 2024 (24/11/2023)

>   Vì sao ứng dụng giao đồ ăn Baemin chia tay thị trường Việt Nam? (24/11/2023)

>   Xuất lô tổ yến nguyên chất chính ngạch đầu tiên sang Trung Quốc (24/11/2023)

>   Trà Vinh tiên phong phát triển các dự án năng lượng gió (24/11/2023)

>   Mảng màu tương phản trong bức tranh bán lẻ hàng tiêu dùng (24/11/2023)

>   Thông tin mới nhất về gỡ khó cho xuất khẩu tôm hùm bông sang Trung Quốc (24/11/2023)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật