Thứ Hai, 06/11/2023 14:30

FPT mua thêm công ty công nghệ tại Mỹ, sắp đạt 1 tỷ USD doanh thu dịch vụ CNTT nước ngoài

Từ năm 2014, CTCP FPT (HOSE: FPT) liên tục thực hiện các thương vụ mua bán và sáp nhập với doanh nghiệp công nghệ trên thế giới. Ngày 06/11, FPT công bố thương vụ mua Cardinal Peak - công ty cung cấp dịch vụ kỹ thuật công nghệ có tuổi đời 20 năm tại thị trường Bắc Mỹ.

FPT cho biết hoạt đồng này nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và chất lượng dịch vụ tại khu vực châu Mỹ nói riêng và các thị trường nói tiếng Anh nói chung, đặc biệt trong các mảng công nghệ mới.

Các lãnh đạo cấp cao của FPT và Cardinal Peak tại Lễ công bố M&A. Ảnh: FPT

Cardinal Peak được giới thiệu là tổ chức cung cấp dịch vụ công nghệ toàn diện, bao gồm phần cứng, phần mềm nhúng, IoT, điện toán đám mây và phát triển sản phẩm di động cho hơn 300 công ty trong các lĩnh vực ô tô, điện tử tiêu dùng, chăm sóc sức khỏe, phát nội dung trực tuyến, robot, an ninh - an toàn, quốc phòng - hàng không vũ trụ.

Thông qua thương vụ trên, FPT kỳ vọng Cardinal Peak giúp Công ty tăng gấp đôi doanh thu từ mảng dịch vụ kỹ thuật sản phẩm (dịch vụ tư vấn, thiết kế, phát triển, thử nghiệm các công nghệ mới bao gồm cả phần cứng và phần mềm để tạo ra các sản phẩm tốt nhất) tại thị trường Mỹ trong vòng hai năm tới.

Sau thương vụ, Cardinal Peak vẫn sẽ giữ nguyên thương hiệu và mô hình hoạt động như hiện tại, đồng thời hợp tác với FPT giúp Cardinal Peak nâng cao năng lực cũng như mở rộng phạm vi cung cấp dịch vụ, tập khách hàng trên toàn cầu.

Chia sẻ tại lễ công bố, CEO FPT - Nguyễn Văn Khoa tin rằng thương vụ sẽ giúp hai bên tạo ra những sản phẩm mới đẳng cấp trên phạm vi toàn cầu.

Ông Mark Carrington - CEO Cardinal Peak bày tỏ niềm vui mừng khi được gia nhập “đại gia đình” FPT và tin rằng với toàn bộ nguồn lực, cùng sự hậu thuẫn của FPT, Cardinal Peak có thể mang lại giá trị lớn hơn cho khách hàng, thúc đẩy đổi mới trong các lĩnh vực hoạt động của Công ty cũng như mở rộng cơ hội nghề nghiệp cho đội ngũ nhân viên.

Ông Mark Carrington, CEO Cardinal Peak, phát biểu tại buổi lễ. Ảnh: FPT

Châu Mỹ hiện là một trong những thị trường lớn nhất của FPT tại nước ngoài, với hệ thống 14 văn phòng trên khắp nước Mỹ, Canada, Colombia, Costa Rica và Mexico. Từ năm 2014, Tập đoàn này liên tục thực hiện các thương vụ mua bán và sáp nhập với doanh nghiệp công nghệ hàng đầu trên thế giới.

Thương vụ M&A đầu tiên của FPT là mua công ty RWE IT Slovakia (công ty thành viên của Tập đoàn năng lượng hàng đầu châu Âu - RWE). Năm 2018, FPT mua 90% cổ phần của Intellinet, công ty tư vấn chuyển đổi số tại Mỹ. Đến năm 2022, Tập đoàn này đầu tư chiến lược vào LTS, Inc. (Nhật Bản).

Năm 2023, FPT mở rộng hiện diện tại Mỹ khi mua lại toàn bộ mảng dịch vụ công nghệ của công ty Intertec International. Tháng 10 vừa qua, FPT công bố trở thành nhà đầu tư lớn của Landing AI - công ty phần mềm thị giác máy tính và AI hàng đầu của Mỹ.

Các thương vụ mua bán sáp nhập đóng vai trò quan trọng trong chiến lược toàn cầu của FPT và góp phần hoàn thành mục tiêu đạt doanh số 1 tỷ USD từ dịch vụ CNTT cho thị trường nước ngoài vào cuối năm 2023.

Sau 9 tháng đầu năm 2023, doanh thu Dịch vụ CNTT cho thị trường nước ngoài của FPT đạt 17,626 tỷ đồng, tăng 31% so với cùng kỳ. Lợi nhuận trước thuế mảng này cũng tăng khoảng 30% lên 2,878 tỷ đồng.

FPT cũng ghi nhận nhiều đơn hàng lớn từ thị trường nước ngoài, với doanh thu ký mới đạt 20,700 tỷ đồng, tăng 23% do với cùng kỳ; trong đó có 20 dự án với quy mô trên 5 triệu USD.

*FPT đạt đỉnh lợi nhuận quý 3, khối công nghệ góp gần 1 tỷ USD doanh thu 9 tháng

Thế Mạnh

FILI

Các tin tức khác

>   TLG: Thông báo công văn của UBCKNN về báo cáo kết quả phát hành cổ phiếu ESOP của TLG (03/11/2023)

>   Rạng Đông Holding muốn tăng sở hữu tại hai công ty con (03/11/2023)

>   TDG: Thông báo giao dịch cổ phiếu ESOP của Người nội bộ Võ Anh Thái, Dương Đình Chiến, Lê Minh Hiếu, Lương Hải Yến, Trần Đình Cơ, Trần Thị Thu Hương (26/10/2023)

>   M&A ngành y: Khi những tay chơi quốc tế nhập cuộc (03/11/2023)

>   EVF: Thông báo công văn của UBCKNN về tài liệu báo cáo phát hành cổ phiếu ESOP của EVF (01/11/2023)

>   Vừa có lãi trở lại, Sametel muốn chào bán riêng lẻ hơn 12 triệu cp, giá 10,000 đồng/cp (01/11/2023)

>   Bóng dáng VietBank và Tập đoàn Hoa Lâm trong vụ Chứng khoán Kenanga đổi chủ (01/11/2023)

>   Phú Tài chi 50 tỷ lập công ty con hoạt động ngành nghề mới sau 5 quý liên tiếp lợi nhuận tăng trưởng âm (01/11/2023)

>   APG chào bán riêng lẻ 70 triệu cổ phiếu, giá 11,000 đồng/cp (01/11/2023)

>   TDG: Thông báo giao dịch cổ phiếu ESOP của Người nội bộ Võ Anh Thái, Dương Đình Chiến, Lê Minh Hiếu, Lương Hải Yến, Trình Đình Cơ, Trần Thị Thu Hương (26/10/2023)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật