Thứ Sáu, 13/10/2023 09:57

Quỹ trái phiếu của Techcom Capital đổi tên, kế hoạch đầu tư thêm cổ phiếu 

Ngày 05/10, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) cấp Giấy chứng nhận điều chỉnh và đổi tên cho Quỹ đầu tư trái phiếu linh hoạt Techcom thành Quỹ đầu tư cân bằng linh hoạt Techcom, đồng thời chuyển đổi loại hình từ quỹ mở trái phiếu thành quỹ mở cân bằng, còn tên viết tắt vẫn là TCFF.

Quỹ TCFF do CTCP Quản lý Quỹ Kỹ thương (Techcom Capital) thành lập vào ngày 05/12/2018 với tên gọi ban đầu là quỹ đầu tư trái phiếu linh hoạt Techcom. Với sự thay đổi mới đây, TCFF sẽ mở rộng đối tượng đầu tư thêm cổ phiếu thay vì chỉ đầu tư trái phiếu như trước đây nhằm giúp nhà đầu tư tiếp cận các cổ phiếu có tiềm năng tăng trưởng, đồng thời giảm thiểu rủi ro biến động thị trường thông qua đầu tư vào trái phiếu.

Theo giới thiệu, quỹ sẽ đầu tư chủ yếu vào chứng khoán (cổ phiếu, trái phiếu...) của các công ty đầu ngành hoặc có tiềm năng tăng trưởng trong dài hạn, chứng khoán đang có mức định giá hấp dẫn hoặc chứng khoán có lợi tức cao, ổn định để tạo nguồn lợi tức tối ưu dài hạn.

Vừa qua, ngay trong ngày chuyển đổi thành quỹ mở cân bằng, TCFF công bố thông tin bất thường do hạn mức về cơ cấu đầu tư của quỹ tạm thời bị vượt tại kỳ định giá ngày 05/10. Cụ thể, tổng giá trị các hạng mục lớn trong danh mục đầu tư của Quỹ vượt quá 40% tổng giá trị tài sản của quỹ theo quy định tại điểm e khoản 4 điều 35 Thông tư 98 và quy định tại Điều lệ quỹ.

Điểm e khoản 4 điều 35 Thông tư 98/2020/TT-BTC quy định: “Tổng giá trị các hạng mục đầu tư lớn trong danh mục đầu tư của quỹ không được vượt quá 40% tổng giá trị tài sản của quỹ, trừ trường hợp quỹ trái phiếu. Trong đó, hạng mục đầu tư lớn của quỹ là hạng mục đầu tư vào các loại tài sản quy định tại điểm b, d, đ và g khoản 2 Điều này (ngoại trừ chứng chỉ tiền gửi) phát hành bởi cùng một tổ chức, có tổng giá trị chiếm từ 5% trở lên tổng giá trị tài sản của quỹ”.

Như vậy, với việc chuyển đổi từ quỹ mở trái phiếu sang quỹ mở cân bằng, dẫn đến thay đổi các hạn mức đầu tư áp dụng, theo đó, TCFF sẽ bị giới hạn tổng giá trị các hạng mục lớn trong danh mục đầu tư của mình ở mức 40%.

Theo báo cáo cơ cấu đầu tư của quỹ tại kỳ định giá ngày 05/10, tổng tài sản của TCFF đạt gần 81.7 tỷ đồng. Trong đó tổng giá trị các hạng mục đầu tư lớn đang chiếm đến 79.3% tổng tài sản, khoản đầu tư lớn nhất là lô trái phiếu có mã MML121021 của CTCP Masan MeatLife (UPCoM: MML) chiếm 15.8% tổng tài sản. 

Các khoản đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp của TCFF

Trước vấn đề này, ngân hàng giám sát là Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (HOSE: BID) cũng đã đề nghị Techcom Capital điều chỉnh lại danh mục đầu tư quỹ TCFF trong thời gian được phép (hạn điều chỉnh tới ngày 06/01/2024) để đáp ứng các hạn mức đầu tư theo quy định của pháp luật và điều lệ quỹ.

Huy Khải

FILI

Các tin tức khác

>   4,400 ngàn tỷ bị rút ròng khỏi chứng khoán Việt trong quý 3 (11/10/2023)

>   Quỹ đầu tư duy trì lực mua (08/10/2023)

>   Cá mập PYN Elite lỗ hơn 7% trong tháng 9 (07/10/2023)

>   Quỹ thuộc SGI Capital: “Thanh khoản không còn dư thừa, thị trường sẽ phân hóa” (06/10/2023)

>   Các quỹ trái phiếu ở Việt Nam kinh doanh ra sao trong nửa đầu năm 2023? (06/10/2023)

>   Quỹ tỷ đô Dragon Capital lỗ gần 6% trong tháng 9 (06/10/2023)

>   Quỹ tỷ đô của Dragon Capital bán bớt cổ phiếu trong tuần VN-Index lao dốc 75 điểm (05/10/2023)

>   Vụ mạo danh Quỹ đầu tư Carlyle VN: UBCKNN khẳng định không cấp giấy chứng nhận lập quỹ (04/10/2023)

>   Quỹ ETF ngoại có thêm 8.4 triệu cp của “trùm BOT” Tasco (05/10/2023)

>   Quỹ ETF 600 triệu đô lại bán ròng cổ phiếu Việt (04/10/2023)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật