Thứ Ba, 31/10/2023 16:29

Giá đường và bông tăng mạnh vì đợt hạn hán lịch sử ở Ấn Độ

Thời tiết khô hạn bất thường ở Ấn Độ đang đe dọa tới nguồn cung nông sản trên toàn cầu, trong đó có đường và vải cotton. Điều này càng thúc đẩy nguy cơ lạm phát giá thực phẩm.

Trong ngày 25/10, hợp đồng đường thô tương lai ở New York tăng lên 28 xu/pound, là mức cao nhất trong 12 năm. Đà tăng diễn ra khi thời tiết El Nino gây hạn hán ở Ấn Độ - quốc gia sản xuất khoảng 20% đường trên thế giới.

Theo Cục Khí tượng, Ấn Độ đang trải qua tháng 8 khô hạn nhất trong lịch sử. Lượng mưa trong khoảng thời gian từ tháng 6 đến tháng 9, cũng giảm xuống mức thấp nhất trong 5 năm.

Theo một công ty sản xuất đường tại Ấn Độ, các cánh đồng mía ở Maharashtra và Karnataka ghi nhận lượng mưa thấp hơn mức trung bình. Nguồn tin dự đoán sản lượng sẽ giảm 3% trong năm 2023-2024. Maharashtra và Karnataka là nơi cung cấp hơn một nửa sản lượng đường của Ấn Độ. 

Trong bối cảnh thời tiết bất lợi và thu hoạch kém, Chính phủ Ấn Độ cho biết sẽ gia hạn lệnh hạn chế xuất khẩu đường trong ngày 18/10/2023. Thái Lan và các quốc gia sản xuất đường chủ chốt khác ở châu Á cũng gặp cảnh khô hạn do El Nino, làm tăng thêm lo ngại về nguồn cung.

Nguồn tin từ một công ty đường khác cho biết, do tình hình thu hoạch không ổn định ở Bắc bán cầu năm nay, người mua đang cạnh tranh gay gắt để mua đường từ Brazil, nhà sản xuất lớn nhất thế giới.

Tình trạng thiếu mưa ở Ấn Độ cũng đang đẩy giá của các nông sản khác tăng mạnh.

Hợp đồng bông tương lai đã tăng lên mức 90.75 xu/pound trong ngày 29/09, là mức cao nhất trong 10 tháng. Tuy vậy, giá bông đã giảm xuống 83 xu/pound trong ngày 30/10.

Sản lượng ở Cao nguyên Deccan đang bị ảnh hưởng nặng nề do lượng mưa giảm. Trong tháng 9, Bộ Nông nghiệp Mỹ đã hạ dự báo 2% sản lượng bông của Ấn Độ trong niên vụ 2023 - 2024 và xuất khẩu giảm 9%.

Giới đầu cơ góp phần khuếch đại đà tăng của giá đường và bông. Theo Ủy ban Giao dịch Hàng hóa Tương lai Mỹ, các nhà giao dịch phi thương mại, bao gồm cả các nhà đầu cơ, nắm giữ 22,680 hợp đồng mua ròng bông tính đến ngày 24/10, so với 1,678 hợp đồng bán ròng vào cuối tháng 6.

Hợp đồng mua ròng đường cũng tăng lên 224,695 từ 220,174 trong cùng kỳ.

Đối phó với thời tiết khô hạn bất thường, trong tháng 7, Ấn Độ đã cấm xuất khẩu gạo, ngoại trừ basmati, để ưu tiên tiêu thụ trong nước. Động thái của nhà xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới làm dấy lên lo ngại về tình trạng thiếu nguồn cung, đẩy giá gạo trắng 5% tấm của Thái Lan lên mức cao nhất trong 15 năm vào tháng 8.

Giá nông sản tăng cao có thể gây ảnh hưởng tới toàn bộ nền kinh tế. Tại Nhật Bản, giá bánh kẹo trong tháng 9 đã tăng 11.6% trong khi giá quần áo và giày dép tăng 3.4%. Cả hai đều vượt xa mức tăng 3% của chỉ số giá tiêu dùng tổng thể.

“Những lo ngại về nguồn cung do thời tiết bất lợi sẽ khó giải quyết vào thời điểm này. Xu hướng tăng giá sẽ tiếp tục”, ông Tsutomu Kosuge, Chuyên gia tại công ty nghiên cứu hàng hoá Marketedge có trụ sở tại Tokyo, chia sẻ.

Vũ Hạo (Theo Nikkei Asia)

FILI

Các tin tức khác

>   Vì sao cả nước thừa gần nửa triệu tấn đường nhưng giá vẫn tăng? (30/10/2023)

>   Thêm một nhà máy đường tại ĐBSCL dừng hoạt động, Chủ tịch Hiệp hội Mía đường nói gì? (25/10/2023)

>   Giá gạo Việt cao kỷ lục, kim ngạch xuất khẩu lập đỉnh mới (25/10/2023)

>   Ấn Độ tiếp tục siết xuất khẩu đường (19/10/2023)

>   Giá phân bón trong nước giảm nhẹ nhờ nguồn cung ổn định (18/10/2023)

>   Thứ trưởng Phùng Đức Tiến: Chăn nuôi thua lỗ, ‘ăn’ hết cả sổ đỏ, cả xe (18/10/2023)

>   Xuất khẩu cá tra tăng trưởng trở lại trong tháng 9/2023 (17/10/2023)

>   Ấn Độ duy trì mức giá sàn xuất khẩu đối với gạo basmati (17/10/2023)

>   Giá gạo xuất khẩu tăng sau thông tin Indonesia mua thêm dự trữ (16/10/2023)

>   Khi sầu riêng gia nhập trái cây 'tỷ đô' (15/10/2023)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật