Thứ Tư, 18/10/2023 15:50

Giá phân bón trong nước giảm nhẹ nhờ nguồn cung ổn định

Hiện Việt Nam chủ động được nguồn cung nên giá phân bón trong nước, nhất là giá đạm ure, loại phân bón dẫn dắt thị trường, có dấu hiệu giảm nhẹ.

Vận chuyển phân bón xuất khẩu tại Công ty Cổ phần Phân bón dầu khí Cà Mau. (Ảnh: Huỳnh Anh/TTXVN)

Giá phân bón trong nước, nhất là giá đạm ure, loại phân bón dẫn dắt thị trường có dấu hiệu giảm nhẹ nhờ nguồn cung ổn định.

Khảo sát tại thị trường phân bón phía Nam cho thấy giá ure Cà Mau tại kho trung chuyển Tây Nam Bộ ngày 17/10 ở mức 12.200-12.300 đồng/kg, giảm nhẹ so với mức 12.300-12.400 đồng/kg của ngày 16/10.

Trong khi đó, giá ure Phú Mỹ tại kho trung chuyển Tây Nam Bộ đang ổn định ở mức 11.300-11.400 đồng/kg; giá ure Ninh Bình đang ổn định ở mức 10.700-10.800 đồng/kg; giá ure Hà Bắc đang ổn định ở mức 10.400 đồng/kg.

Đối với phân ure nhập khẩu, phân ure hạt đục Brunei, phân ure hạt đục Indonesia và phân ure hạt đục Malaysia đều giảm khoảng 100 đồng/kg và dao động quanh mức 10.900-11.200 đồng/kg.

Theo Hiệp hội Phân bón Việt Nam, hiện Việt Nam chủ động được nguồn phân đạm ure, trong đó công suất sản xuất phân ure của 4 nhà máy thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) đã lên tới 2,5 triệu tấn/năm trong khi nhu cầu tiêu thụ trong nước chỉ ở ngưỡng 1,6-1,8 triệu tấn/năm.

Thực tế là nhiều năm lại đây, các doanh nghiệp sản xuất phân bón ure của Việt Nam đã phải xuất khẩu phân bón do dư thừa nguồn cung.

Số liệu của Tổng cục Hải quan cho thấy trong tháng 9, giá phân bón xuất khẩu đạt 450 USD/tấn, tăng 21% so với tháng 8, song vẫn giảm 23% so với tháng 9/2022.

Bình quân 9 tháng năm 2023, giá xuất khẩu phân bón đã giảm 35% so với cùng kỳ năm 2022, xuống còn 416 USD/tấn.

Lượng xuất khẩu phân bón trong tháng 9 đạt 91.756 tấn, tương ứng hơn 41 triệu USD, giảm 42% về lượng và giảm 30% về giá trị so với tháng 8.

So với tháng 9/2022, xuất khẩu phân bón tháng này giảm 43% về lượng và giảm 43% về giá trị.

Dữ liệu thống kê cho thấy xuất khẩu phân bón trong tháng 9 đã xuống mức thấp nhất kể từ tháng 3/2021.

Lũy kế 9 tháng đầu năm, xuất khẩu phân bón đạt gần 1,2 triệu tấn với kim ngạch hơn 491 triệu USD, giảm 14% về lượng và giảm 44,5% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2022.

Campuchia là thị trường nhập khẩu phân bón lớn nhất từ Việt Nam với 36% lượng phân bón xuất khẩu.

Chín tháng đầu năm 2023, Campuchia nhập khẩu từ Việt Nam 438.704 tấn phân bón, tương ứng chiếm 36% lượng phân bón xuất khẩu của Việt Nam.

Về giá, giá phân bón xuất khẩu của Việt Nam trong tháng 9 đạt 450 USD/tấn, tăng 21% so với tháng trước sau khi Trung Quốc hạn chế bán urê cho thế giới, Nga rút khỏi Thỏa thuận Ngũ cốc biển Đen.

Hồi đầu tháng 9, Trung Quốc yêu cầu một số doanh nghiệp tạm dừng xuất khẩu ure sau khi giá trong nước tăng vọt./.

Anh Nguyễn

Vietnamplus

Các tin tức khác

>   Thứ trưởng Phùng Đức Tiến: Chăn nuôi thua lỗ, ‘ăn’ hết cả sổ đỏ, cả xe (18/10/2023)

>   Xuất khẩu cá tra tăng trưởng trở lại trong tháng 9/2023 (17/10/2023)

>   Ấn Độ duy trì mức giá sàn xuất khẩu đối với gạo basmati (17/10/2023)

>   Giá gạo xuất khẩu tăng sau thông tin Indonesia mua thêm dự trữ (16/10/2023)

>   Khi sầu riêng gia nhập trái cây 'tỷ đô' (15/10/2023)

>   Giá gạo xuất khẩu tăng cao, một quốc gia chọn mua lượng gạo lớn từ Việt Nam (15/10/2023)

>   Vì sao giá gạo tăng trở lại? (14/10/2023)

>   Giá nông sản tăng mạnh kéo chỉ số giá hàng hóa hồi phục (13/10/2023)

>   Bất ngờ về 4 lô hàng xuất khẩu tưởng đã mất trắng ở Dubai (13/10/2023)

>   Giá đường và cao su tăng theo giá dầu (12/10/2023)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật